Chùa Ông Nhiêu (Miếu Quan Thánh đế quân)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng chánh thành từ năm 1715 đến năm 1932 (Trang 93 - 95)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2. Chùa Ông Nhiêu (Miếu Quan Thánh đế quân)

Chùa có tên là chùa Ông Nhiêu vì tương truyền ông Nhiêu là người đầu tiên đứng ra tạo lập chùa, cho nên sau khi được hình thành, người dân đã lấy tên ông đặt tên cho ngôi chùa. Mặt khác, theo nội dung khắc trên tấm bia gỗ thì chùa được xây dựng năm 1837 với tên gọi “miếu Quan Thánh Đế quân”.

Vì vậy, chùa còn được gọi là đền Quan Thánh hay miếu Quan Thánh, còn tên chùa Ông Nhiêu là tên dân gian, được dùng phổ biến từ xưa đến nay được gắn với một truyền thuyết: Trước khi chùa được xây dựng qui mô như hiện nay, có một người tên là Nhiêu dựng một ngôi chùa tranh thờ Quan Thánh. Một lần, nhà vua bị bệnh nặng, ông mơ thấy một người áo choàng xanh, mặt đỏ, râu dài đến quạt cho vua. Nhà vua hỏi ông từ đâu đến, ông trả lời rằng ông ở làng Chánh Thành. Sau, nhà vua sai người vào Qui Nhơn, tìm đến làng Chánh Thành, lệnh cho quan quân đứng ra lo liệu xây dựng lại ngôi chùa khang trang, bề thế,…

Chùa Ông Nhiêu được xây dựng trên vùng đất làng Chánh Thành với mặt quay ra hướng đầm Thi Nại, mà trước đây từng được gọi:“ấp Chánh Lộc,

thôn Vĩnh Khánh, tổng Tuy Hà, huyện Tuy Phước, phủ An Nhơn…”, thể hiện

trên tọa độ, ở vị trí: 13046’ vĩ Bắc, 109014’ kinh Đông; địa chỉ 253 đường Bạch Đằng – TP. Qui Nhơn – Tỉnh Bình Định. Điều đặc biệt ở di tích lịch sử này là nội dung tấm bia công đức cho ta biết tại thời điểm năm 1837 ở Qui Nhơn đã hình thành nhiều hiệu buôn, chủ thuyền, thương nhân, nhiều quan chức nhà nước tham gia hoạt động thương mại và nhiều hiệu buôn qui tụ về đây.

- Về tổ chức hành chính: Chức danh Phố trưởng, Cai trưởng, Thư lại, Đội trưởng,…

-Về lễ bái: Với tâm thức mở của cư dân bản địa cùng hội tụ người buôn bán thập phương, chủ thuyền, nhà buôn, người Hoa,… dưới góc độ văn hóa tín ngưỡng, nơi đây chấp nhận, tiếp thu tín ngưỡng người Hoa vào đời sống tinh thần của mình. Theo truyền thống hằng năm chùa Ông Nhiêu tổ chức lễ Vía Ông vào các ngày 13 tháng Giêng và ngày 24 tháng 6 Âm lịch, ngoài ra còn có các ngày lễ khác như: lễ Hiển Thánh ngày 16 tháng 6 âm lịch, lễ ngày Rằm tháng Chạp,…, thu hút phần lớn thương nhân buôn bán và ngư dân đánh cá tại Qui Nhơn cũng như các vùng lân cận đến lễ bái, cầu khấn cho công việc làm ăn, buôn bán của mình và thường sau lễ có tổ chức hát bội 03 ngày mới chấm dứt.

-Về cách bố trí thờ tự: Trong chánh điện được bố trí 7 bệ thờ và bệ tượng. Bệ lớn ở giữa gọi là chánh tẩm, có đặt tượng Quan Thánh ngồi bằng gỗ cao khoảng 1,8m, phía trước có hai bệ thấp là tượng Châu Xương (bên phải) tay cầm thanh long đao và tượng Quan Bình (bên trái) tay nâng hộp ấn. Hai tượng này cũng bằng gỗ cao khoảng 1,8m. Bên phải bệ tượng Quan Thánh có đặt con ngựa Xích Thố bằng đất nung. Phía sau bệ thờ lớn về phía hai bên bệ thờ gọi là Tả ban Thanh Long và Hữu ban thờ Bạch Hổ. Ngang hàng với bệ tượng Quang Bình và Châu Xương có hai bệ thờ tiền hiền và án thờ trước có một tượng Quan Thánh nhỏ cao khoảng 0,6m làm bằng gỗ.

Quá trình xây dựng và trùng tu chùa Ông Nhiêu cho đến nay không có tư liệu nào ghi lại ngoại trừ năm được biết 1837, theo các cụ cao niên trong vùng thì năm tu sửa gần nhất là năm 1960, chùa thay lại toàn bộ ngói cũ bằng ngói mới, làm thêm hai chái hai bên sân cát, lát lại nền khu chánh điện bằng gạch hoa, đúc lại hoa văn và hình rồng trên mái, sơn và vẽ lại hình rồng trang trí các cột,… người thủ tự cuối cùng là ông Từ Chiếu Minh.

Trải qua 184 năm tồn tại (1837 – 2020), chùa Ông Nhiêu mặc dù bị sự tàn phá của thiên nhiên cùng với sự vô minh hủy hoại của con người đối với

di tích, trong thời gian dài đã đánh mất đi nhiều hiện vật, tư liệu quí ghi chép về một “phố thị”, khẳng định tầm quan trọng của một phố thị làm lu mờ vai trò làng xã (làng Chánh Thành), khi đó người đứng đầu phố thị: Phố trưởng Trần Đức Hiệp, đồng thời là ngôi đền thờ Quan Thánh đế quân của người Việt mặc dù vẫn mang yếu tố thờ tự, nhân vật Trung Hoa; nổi bật ở yếu tố kiến trúc, bài trí thờ tự vẫn mang đậm dấu ấn người Việt ghi dấu một thời vàng son, một thời mở đất trên vùng đất này. Đến nay điều đáng mừng chùa Ông Nhiêu đã được trùng tu, sửa chữa và giải tỏa các phần đất bị lấn chiếm, trả lại vị trí, tầm quan trọng lịch sử của ngôi chùa này trong sự chuyển động của một đô thị Qui Nhơn hiện đại song vẫn bảo lưu những nét đẹp truyền thống của cư dân nơi đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) làng chánh thành từ năm 1715 đến năm 1932 (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)