7. Kết cấu của đề tài
1.2.1. Định nghĩa về kiểm soát nội bộ theo INTOSAI
Đối với khu vực công, định nghĩa về KSN đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn của INTOSAI, cụ thể:
Theo hƣớng dẫn của INTOSAI năm 1992: KSN là cơ cấu của một tổ chức, bao gồm nhận thức, phƣơng pháp, quy trình và các biện pháp của ngƣời lãnh đạo nhằm bảo đảm sự hợp lý để đạt đƣợc các mục tiêu của tổ chức. Trong đó, mục tiêu của tổ chức bao gồm: Thúc đẩy các hoạt động của đơn vị diễn ra có trình tự, đạt đƣợc tính hữu hiệu và hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, tham ô, lãng phí và sử dụng sai mục đích; tuân thủ quy định của pháp luật và nội quy của đơn vị, thiết lập và báo cáo thông tin tài chính, thông tin quản lý kịp thời, đáng tin cậy.
Theo hƣớng dẫn của INTOSAI năm 2013: Nội dung KSN không chỉ phục vụ cho công tác tài chính, kế toán mà còn mở rộng ra phạm vi toàn đơn vị. Hƣớng dẫn của INTOSAI năm 2013 dựa trên nền tảng của INTOSAI 1992 và vận dụng 17 nguyên tắc mở rộng theo mô hình kết cấu 5 thành phần cấu thành một hệ thống KSN đƣợc công bố trong COSO 2013, bao gồm:
- Về môi trường kiểm soát, bao gồm: Thực hiện cam kết nhằm đảm bảo chính trị và giá trị đạo đức, thực hiện trách nhiệm tổng thể, thiết lập cấu trúc quyền lực và trách nhiệm, thực thi cam kết về năng lực, đảm bảo trách nhiệm giải trình;
- Về đánh giá rủi ro, bao gồm: Các mục tiêu phù hợp và cụ thể, xác định và phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro gian lận, xác định và phân tích các thay đổi quan trọng;
- Về hoạt động kiểm soát, bao gồm: lựa chọn và phát triển các hoạt động kiểm soát, lựa chọn và phát triển các kiểm soát chung đối với công nghệ, ứng dụng chính xác và thủ tục;
19
- Về thông tin và truyền thông, bao gồm: sử dụng thông tin phù hợp, truyền thông nội bộ, truyền thông bên ngoài đơn vị;
- Về giám sát, bao gồm: thực hiện đánh giá liên tục và tách biệt, đánh giá và tính truyền thông giữa các nội dung.