Từ diện mạo bề ngoà i

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho thị dân tú xương (Trang 45 - 46)

6. Đóng góp của luận văn

2.3.1. Từ diện mạo bề ngoà i

Nếu dựa vào tiêu chí Nho gia để đánh giá Tú Xương là nho hay phi nho, thì ta thấy tuy bề ngoài có mâu thuẫn vì lúc thế này lúc thế kia, nhưng bản chất trong ông vẫn có sự thống nhất trong một mẫu nhà nho mới hình thành trong xã hội cuối thế kỷ XIX, đó là kiểu nhà nho thị dân.

Dân gian ta bao đời thường có câu: “trông mặt mà bắt hình dong…” và thường thì người tự họa hay thêm đường nét cho chân dung của mình thêm phần sinh động. Với Tú Xương, đó là một cậu bé “trán to, mồm rộng, da trắng, mắt dài” và nổi tiếng thông minh. Trong bài Phú thầy đồ, nhà thơ viết rằng:

Trông thầy:

Con người phong nhã Ở chốn thị thành Râu rậm bằng chổi Đầu to tầy giành.

Có thể thấy, hình ảnh cái đầu, cái râu tóc của Tú Xương được ông phác thảo ra rất rõ nét: một cái đầu thật to, một bộ râu rậm rạp. Những hình ảnh ấy gợi lên cho người đọc về một con người phong lưu, có cá tính. Râu có thể được coi là một yếu tố trong mảng nhân tướng học, có thể trông râu mà đoán người, ở đây “râu rậm bằng chổi”, đây là hàm râu của đấng nam tử, của một người đàn ông có sức sống và đầy hoài bão, ham muốn. Tú Xương đã miêu tả mình một cách sinh động nhờ biện pháp nói quá.

Nhưng chỉ có “râu rậm bằng chổi/ đầu to tầy giành” thì chưa đủ, cần phải có thêm: Ở phố hàng Nâu có phỗng sành/ Mặt thì lơ láo, mắt thì lanh (Tự cười mình). Chân dung nhà thơ cho ta mường tượng ra được một kiểu

con người không được chững chạc, khiêm tốn cho lắm, một phong cách ngông nghênh, ương ngạnh ở đời.

Bằng những nét chấm phá ngộ nghĩnh, gây cười, Trần Tế Xương khi thì hóm hỉnh, khi lại hiện ra với nhiều dáng vẻ khác nhau, có khi lại lên mặt vểnh râu:

Chẳng phải quan chẳng phải dân Ngơ ngơ ngẩn ngẩn hóa ra đần.

(Tự trào)

Là một ngòi bút trào phúng thực thụ và có bản lĩnh, Tú Xương thường không ngại mang chính mình ra mà chế giễu. Một loạt những bài thơ tự trào cộng với những bài thơ trữ tình thuần túy gộp lại làm nên một mảng thơ riêng, khá đặc sắc.

Lối sống thị thành đã tạo nên ở Tú Xương một kiểu nhà nho mang đậm tính chất thị dân, làm nên những khác biệt trong cách cảm nhận về cuộc đời so với các nhà nho tài tử phong kiến như Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Dương Khuê,… Cho nên, tuy cùng sống trong một thời đại nhưng cách cảm nhận cuộc sống của Tú Xương hoàn toàn khác so với cách cảm nhận cuộc sống của Nguyễn Khuyến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho thị dân tú xương (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)