Và một Tú Xương dạt dào tình cảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho thị dân tú xương (Trang 48 - 54)

6. Đóng góp của luận văn

2.3.3 và một Tú Xương dạt dào tình cảm

Bên cạnh một Tú Xương lận đận trong con đường thi cử, thích ăn chơi, hưởng lạc và mang bao nhiêu tật xấu là một Tú Xương dạt dào tình cảm, được mọi người yêu quý, một con người mang đầy hoài bão, yêu quê hương đất nước, có tình yêu với cách mạng, kính trọng các nhà chiến sĩ cách mạng. Đặc biệt với Phan Bội Châu, Tú Xương đã bày tỏ một sự hâm mộ và tôn kính sâu xa. Với Trần Tế Xương, dường như tình người dạt dào ở mọi góc độ, mọi khía cạnh trong thơ văn của ông.

Tâm sự của Tú Xương là tâm sự của một người yêu nước nhưng bất lực trước thời cuộc đành mượn tiếng thơ để giãi bày. Ông có nhiều bài thơ nói lên tâm trạng luôn day dứt, băn khoăn, đau khổ trước cảnh ngộ của quê hương, chẳng hạn trong bài Đêm hè:

Trời không chớp bể chẳng mưa nguồn Đêm nảo đêm nao tớ cũng cũng buồn Ngao ngán tình chung cơn gió thoảng Nhạt nhèo quang cảnh bóng trăng suông Khăn khăn áo áo thêm rầy chuyện

Bút bút nghiên nghiên khéo giở tuồng.

Đứng trước cảnh đất nước bị rơi vào tay kẻ thù như vậy, mấy ai không ngậm ngùi đau xót, Tú Xương – một con người có quá nhiều trăn trở mà đến nỗi đêm nào cũng buồn cũng thức chỉ để suy nghĩ, day dứt về những gì đang diễn ra, đang dần mất đi, thói lề quê cũ cũng đang dần thay đổi. Vì quá yêu quê hương, yêu những cảnh vật của quê hương nên Tú Xương thường tiếc nuối những gì của quá khứ:

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò. (Sông lấp)

Nhà thơ giật mình khi nhớ lại tiếng gọi đò ngày xưa trên dòng sông lấp này đã bị thực dân Pháp lấp lại thành đồng để làm nhà cửa, trồng ngô khoai, đây là một hiện thực có thật xảy ra ở thành phố Nam Định. Nghe tiếng ếch kêu lại nhớ về tiếng gọi đò ngày xưa ấy không thể không khiến nhà thơ tiếc thương da diết. Không ngờ, một nhà thơ đã từng bật lên những tiếng cười dữ dội, cay độc trước thói đời đen bạc nay lại ngậm ngùi một nỗi đắng cay, một tâm sự sâu kín thấm vào từng câu thơ, dòng thơ như vậy.

Ngoài tấm lòng yêu quê hương đất nước da diết, Tú Xương còn là một con người sống vô cùng tình cảm với gia đình, bạn bè.

chồng yêu thương vợ sâu sắc, người cha thương con cái hết mực. Có lẽ cho tới lúc này, người ta vẫn chưa tìm thấy bóng dáng thân phụ, thân mẫu của Tú Xương trong thơ ông một cách rõ nét nhất, nhưng hình ảnh người vợ của ông thì lại quá rõ ràng. Dưới ngòi bút đầy sự yêu thương của chồng, bà Tú hiện lên như một mẫu hình lý tưởng của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Tất cả những đức tính tốt đẹp của bà Tú được hiện lên qua bài thơ Thương vợ của nhà thơ đất Vị Xuyên này:

Quanh năm buôn bán ở mom sông, Nuôi đủ năm con với một chồng Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công Cha mẹ thói đời ăn ở bạc !

Có chồng hờ hững cũng như không.

Đằng sau một người chồng dường như “vô tích sự” là một người vợ hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp. Chúng ta có thể không biết chắc Tú Xương tự viết về bản thân ông với hàng loạt thói hư tật xấu này nọ có chính xác hay không hay ông phóng đại sự việc, nói quá lên, nhưng có một điều chúng ta phải tin chắc rằng Tú Xương nói không sai đó là khi ông viết về người vợ của mình, thương vợ, ngay cả nhan đề bài thơ đã nói lên điều đó. Hay như trong bài Văn tế sống vợ:

Con gái nhà dòng lấy chồng kẻ chợ

Tiếng có miếng không, được chăng hay chớ.

Vâng, đó là hai câu thơ nói lên hoàn cảnh xuất thân của vợ ông. Nhưng rồi, cuộc sống phải chịu khốn khó trăm bề, vì chồng hết hỏng thi rồi lại tung ra bao nhiêu là tật xấu khác nữa như ăn uống sung sướng, mê gái đẹp, mê món hát ả đào,… Bao nhiêu câu chữ ấy, Tú Xương dành riêng cho vợ như một sự biết ơn người vợ của mình và ông đã thực hiện trọn đạo làm chồng, sống có

tình, có nghĩa với vợ.

Theo quan niệm truyền thống, kẻ làm trai phải có công danh, sự nghiệp thông qua con đường khoa cử, đỗ đạt. Nhưng xã hội thời bấy giờ có biết bao ông chồng ăn bám mà vẫn lên mặt hành hạ vợ con. Thói gia trưởng, sĩ diện hảo khiến mấy ai có thể dám nói thẳng rằng mình ăn bám, mình vô tích sự, nhưng Tú Xương đã làm được nhữn điều ấy, ông đã bỏ qua vấn đề trọng nam khinh nữ, ông dám cất vang giọng mà bêu rếu, phơi bày những kẻ kém cỏi, nhưng thích khoe khoang, sĩ diện.

Tú Xương cũng rất nặng tình, nặng nghĩa với anh chị em ruột thịt của mình. Trong bài Khóc anh rể và chị, khi nghe tin dữ anh rễ và chị ruột mất, ông đã đau xót vô cùng:

Quả núi Châu Phong mới bắc cầu Thương anh về trước, chị về sau Tên đề bảng phấn ai không tiếc

Tiếng khóc non xanh vượn cũng sầu…

Anh rể của Tú Xương là người cùng đỗ với ông một khoa. Vừa quen biết từ trước, rồi sau thành người anh rể nên nhà thơ càng quý mến, càng xót xa cho sự ra đi của họ. Rồi em ruột của nhà thơ mất, ông cũng đau đớn không kém:

Mệnh sao bạc thế hỡi em ơi ! Hai bốn hai lăm cũng một đời Bảng hổ vừa treo, cầu Thước bắc Cành thoa đã rụng, phím đàn rơi Cây tương tư héo, chồng rầu rĩ Thuyền độ sinh đưa, Phật rước mời..

(Khóc em gái)

Có thể thấy rằng, trong gia đình, Tú Xương là một người sống vô cùng tình cảm, biết thương yêu những người trong gia đình, tất cả những điều này đã thể hiện trên trang thơ của ông một cách nồng đượm.

còn là người sống đầy tình cảm với bạn bè. Khi ông Phạm Tuấn Phú mất, một trong những nhà nho tâm huyết, bạn cùng cảnh ngộ với Tú Xương, ông đã làm những câu thơ viếng bạn hết sức lâm ly:

Đêm qua trằn trọc không yên,

Vắng người cùng bạn bút nghiên sao đành? Ngựa xe là thói tỉnh thành

Nào người vui thú học hành là ai? Nhớ khi thảo sách soạn bài

Tựa trong khóm trúc, dạo ngoài hồ sen.

Tháng năm đến Tết sau này

Cùng ai lên núi hái cây xương bồ? (Viếng bạn)

Như vậy, có thể thấy ở con người Tú Xương chứa đựng một thứ tình cảm mang đậm tình người và tình người ấy biểu hiện ở mọi khía cạnh.

Một điều mới lạ trong văn chương Tú Xương là đem tung lên giấy một cái tôi trắng trợn, các nhà thơ đi trước cũng đã dùng văn chương để nói lên cái tôi của họ nhưng có lẽ chưa có ai táo bạo như Tú Xương cả.

Khác với Nguyễn Khuyến và nhiều nhà thơ khác, ta thấy Trần Tế Xương không có giọng thâm trầm, kín đáo mà ông luôn thẳng thắn. Ông trực tiếp cười một cách hả hê, khi thì phủ định, lúc lại ngông ngạo. Bằng những nét chấm phá ngộ nghĩnh gây cười, Trần Tế Xương khi thì hóm hỉnh, khi lại hiện ra với những: đầu to, râu rậm, mắt tháo láo, mặt thì xanh; có lúc trông ngẩn ngơ, có khi lại vểnh râu… Những thói hư tật xấu của mình, Tú Xương đã phơi bày hết mà không cần che đậy, ông đã ngông nghênh, ngang nhiên phơi bày cái xấu, cái thói trác lạc của mình cho thiên hạ thấy. Nhưng mấy ai hiểu được rằng, đằng sau tất cả những thói hư, tật xấu, ngông nghênh, ngang ngạnh ấy là một con người sống vô cùng tình cảm.

Tiểu kết Chương 2

Không gian thị thành, con người thị thành và đặc biệt là con người Tú Xương là những đề tài, chủ đề lớn xuyên suốt toàn bộ trong cuộc đời sáng tác của ông.

Thoát ra khỏi những quy phạm cảm thức về không gian nghệ thuật của thơ ca thời trung đại, thơ Tú Xương không có cái không gian vũ trụ vĩ mô cũng không có không gian tạo vật vi mô mà chỉ có cái không gian sinh hoạt thực tai là khung cảnh và những sinh hoạt ở thành Nam. Không gian nghệ thuật trong thơ Tú Xương bị bó hẹp bởi không gian phố phường và không gian trường thi.

Khác lạ với cách thể hiện con người nhà Nho của văn chương trung đại, Tú Xương đã khắc họa hình tượng con người trong sáng tác của mình bằng nhiều dáng vẻ khác nhau hết sức cụ thể và sinh động. Họ đều là những con người của phố phường thành Nam như những nhà nho cuối mùa, những người phụ nữ và bọn quan lại, bọn Tây,… Và để có được thành công khi miêu tả con người thị dân với nhiều đặc điểm, Tú Xương đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau.

Tú Xương đã thể hiện con người trong sáng tác của ông bằng thủ pháp cụ thể hóa, cường điệu hóa và cảm hứng trào phúng. Những điều này đã đem đến sự mới lạ trong cách thể hiện con người mang đậm chất thị dân, nó trái với những quy phạm về cách thể hiện con người trong thơ ca trung đại.

Chương 3

KIỂU TÁC GIẢ NHÀ NHO THỊ DÂN

TÚ XƯƠNG – NHÌN TỪ MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho thị dân tú xương (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)