Sự kết hợp ngôn ngữ Tây – Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho thị dân tú xương (Trang 70 - 71)

6. Đóng góp của luận văn

3.2.2. Sự kết hợp ngôn ngữ Tây – Việt

Như đã nói ở trên, Tú Xương sống trong một xã hội dở Tây dở ta nên không tránh khỏi những ảnh hưởng mà xã hội ấy đem lại.

Thời kỳ này, họ không chuyên tâm theo Hán học nữa mà học nhiều cái mới, trong đó có học chữ Tây:

Mợ bảo vần Tây chằng khó gì Cho tiền đi học để chờ thì

Thôi thôi lạy mợ “xanh căng” lạy Mả tổ tôi không táng bút chì!

(Không học vần Tây)

Xã hội xuất hiện thêm tầng lớp thị dân mới, họ có tư tưởng mới, lối sống mới. Mới ở đây không phải theo chiều hướng tích cực, tốt dần lên mà mới trong ý nghĩa thay đổi, họ bị cuốn vào xã hội đang diễn ra sự Âu hóa mạnh mẽ. Không ai khác, Tú Xương cũng là nạn nhân, nên ông cũng bị “mê hoặc” bởi thứ ngôn ngữ phương Tây:

Nào có ra gì cái chữ nho

Ông nghè ông cống cũng nằm co Chi bằng đi học làm thầy phán

Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò. (Chữ nho)

Tú Xương đã sáng tạo ra cách dùng từ phát âm tiếng Tây vào thơ để tăng thêm sự độc đáo, mới lạ, nửa Tây, nửa ta:

Rứt cái mề đay ném xuống sông Thôi thôi tôi cũng “mét xì” ông!

(Cô Tây đi tu) “Cống hỉ”, “mét xì” thông mọi tiếng Chẳng sang Tầu cũng lếch sang Tây.

(Hễ mai tớ hỏng) “Hấu lố” khách đà ba bảy chú.

“Mét xì” Tây cũng bốn năm ông

(Phòng không) Gặp ván bài đen đã chẳng ù

Ai ngờ lại gặp chú “phi lu”.

(Mất hai hào)

Như vậy, sự kết hợp ngôn ngữ Tây – Việt trong sáng tác của Tú Xương thật mới lạ, tác giả đã khéo léo sử dụng chúng vào trong thơ, để qua đó thể hiện thêm sự lố lăng, kệch cỡm của một xã hội bị lai căng, con người đang dần biến đổi về chất, thích nói tiếng Tây, ăn đồ Tây, lấy chồng Tây, …

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểu tác giả nhà nho thị dân tú xương (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)