Tổng quan về Báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 26)

8. Kết cấu của luận văn

1.2. Tổng quan về Báo cáo tài chính

1.2.1. Khái niệm và vai trò của Báo cáo tài chính

1.2.1.1. Khái niệm

Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam 21 (VAS 21) ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính thì “BCTC phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra các quyết định kinh tế”.

Hiện nay, hệ thống BCTC gồm 4 loại báo cáo gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ và Thuyết minh BCTC.

1.2.1.2. Vai trò

Hệ thống BCTC giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong phân tích hoạt động tài chính của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong hệ thống BCTC, mỗi loại báo cáo có vai trò riêng trong việc cung cấp thông tin về các khía cạnh khác nhau để phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm giúp cho các đối tƣợng sử dụng thông tin có thể đánh giá toàn diện về tình hình tài chính và đƣa ra các quyết định hợp lý, cụ thể:

- Bảng cân đối kế toán: cung cấp những thông tin về tình hình tài sản, các khoản nợ, các nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời kỳ

nhất định giúp cho việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, đánh giá khả năng huy động vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong tƣơng lai, từ đó sẽ có các quyết định kinh tế phù hợp.

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nƣớc. Từ việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có thể kiểm soát những thay đổi tiềm tàng về nguồn lực kinh tế trong tƣơng lai, đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp hoặc hiệu quả nguồn lực bổ sung mà doanh nghiệp có thể thực hiện.

- Báo cáo lƣu chuyển tiền tệ: cung cấp những thông tin về biến động tài chính giúp cho việc phân tích hoạt động đầu tƣ, tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, đánh giá khả năng tạo ra nguồn tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền trong tƣơng lai và việc sử dụng nguồn tiền này cho hoạt động kinh doanh, đầu tƣ tài chính của doanh nghiệp.

- Thuyết minh BCTC: cung cấp những thông tin chi tiết về tình hình sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính một cách cụ thể mà các BCTC khác không thể trình bày đƣợc.

1.2.2. Mục đích

Theo Thông tƣ 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26/8/2016 thì mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nƣớc và nhu cầu hữu ích của những ngƣời sử dụng trong việc đƣa ra các quyết định kinh tế. Mặc dù mỗi đối tƣợng quan tâm đến BCTC trên một góc độ khác nhau, song nhìn chung đều hƣớng tới việc có đƣợc những thông tin cần thiết cho việc ra quyết định.

-Với nhà quản lý doanh nghiệp: BCTC cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, kết quả kinh doanh... sau một kỳ hoạt động. Trên cơ sở đó, các nhà quản lý sẽ phân tích, đánh giá và kịp thời đƣa ra các giải pháp phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai.

-Với cơ quan Nhà nƣớc: BCTC là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra giám sát, hƣớng dẫn, tƣ vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.

-Với các nhà đầu tƣ, nhà cho vay: BCTC giúp họ nhận biết khả năng về tài chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các rủi ro và mức độ rủi ro... giúp họ cân nhắc trong việc lựa chọn và đƣa ra quyết định phù hợp.

-Với nhà cung cấp: BCTC giúp họ nhận biết khả năng thanh toán, phƣơng thức thanh toán, từ đó họ sẽ quyết định việc bán hàng cho doanh nghiệp nữa hay không hoặc cần áp dụng phƣơng thức thanh toán nào cho hợp lý.

-Với khách hàng: BCTC giúp họ có đƣợc những thông tin về khả năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp, các chính sách đãi ngộ đối với khách hàng... để họ đƣa ra quyết định đúng đắn trong việc mua hàng từ doanh nghiệp.

-Với cổ đông, nhân viên: BCTC mang đến những thông tin về khả năng cũng nhƣ chính sách chi trả cổ tức, tiền lƣơng, bảo hiểm xã hội và các vấn đề khác liên quan đến lợi ích của mình.

1.2.3. Ý nghĩa

BCTC có ý nghĩa to lớn không những đối với các cơ quan, đơn vị và cá nhân bên ngoài doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa trong việc chỉ đạo, điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó không những cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt đƣợc trong hoàn cảnh đó. Những thông tin

trên BCTC là những căn cứ quan trọng trong việc phân tích, phát hiện những khả năng tiềm tàng về kinh tế. Trên cơ sở đó, dự đoán tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp. Đây cũng là căn cứ quan trọng giúp cho việc ra quyết định của nhà quản lý, nhà đầu tƣ, các chủ nợ và các cổ đông tƣơng lai của doanh nghiệp.

1.2.4. Nguyên tắc lập và trình bày BCTC

Việc lập và trình bày BCTC phải tuân thủ theo các nguyên tắc đƣợc quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 21), cụ thể:

- Hoạt động liên tục: Nguyên tắc này đòi hỏi khi lập và trình bày BCTC, ngƣời đứng đầu doanh nghiệp phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. BCTC phải đƣợc lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thƣờng trong tƣơng lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định cũng nhƣ buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Nếu BCTC không đƣợc lập trên cơ sở hoạt động liên tục thì sự kiện này cần đƣợc nêu rõ cùng với cơ sở dùng để lập báo cáo tài chính và lý do khiến doanh nghiệp không đƣợc coi là đang hoạt động liên tục.

- Cơ sở dồn tích: Nguyên tắc này đòi hỏi doanh nghiệp phải lập BCTC theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin có liên quan đến các luồng tiền. Các giao dịch, sự kiện đƣợc ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và đƣợc ghi nhận vào sổ kế toán và BCTC của các kỳ kế toán liên quan. Các khoản chi phí đƣợc ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợp không cho phép ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán những khoản mục không thỏa mãn định nghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả.

khoản mục trong BCTC phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày BCTC cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và sự kiện, hoặc có một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày.

- Trọng yếu và tập hợp: Nguyên tắc này đòi hỏi từng khoản mục trọng yếu phải đƣợc trình bày riêng biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà đƣợc tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng.

- Bù trừ: Nguyên tắc này đòi hỏi khi ghi nhận các giao dịch kinh tế và các sự kiện để lập và trình bày BCTC không đƣợc phép bù trừ tài sản và nợ phải trả, do vậy doanh nghiệp phải trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục tài sản và công nợ trên BCTC. Đối với khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ đƣợc bù trừ khi các khoản vay đƣợc quy định tại một chuẩn mực kế toán khác, hoặc các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tƣơng tự và không có tính trọng yếu. Các khoản này cần đƣợc tập hợp lại với nhau và phải đƣợc báo cáo riêng biệt.

- Có thể so sánh: Các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhau chỉ có thể so sánh đƣợc khi tính toán và trình bày nhất quán. Trƣờng hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để ngƣời sử dụng BCTC có thể so sánh thông tin giữa các kỳ kế toán của doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tin dự toán, kế hoạch.

1.3. TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BCTC THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BCTC

1.3.1. Thông tin kế toán

thu nhận đƣợc từ dữ liệu và xử lý dữ liệu nhằm tạo ra sự hiểu biết, tri thức và những nhận thức tốt hơn về tự nhiên và xã hội. Nói cách khác, thông tin là những dữ liệu sẽ đƣợc xử lý, đối chiếu và trở nên hữu ích đối với ngƣời sử dụng để phục vụ cho việc ra quyết định.

Trong lĩnh vực kế toán, thông tin đƣợc hiểu một cách tổng quát là bao hàm những thông tin tài chính nhằm đảm bảo cung cấp một cách thƣờng xuyên và kịp thời về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo Gelinas & Dull (2008), thông tin kế toán là những sự kiện, con số đƣợc thể hiện trong một hình thức hữu ích với ngƣời sử dụng để phục vụ cho việc ra quyết định. Tuy nhiên, dựa trên các góc độ kế toán khác nhau thì khái niệm về thông tin kế toán cũng khác nhau:

-Trên góc độ kế toán tài chính: Thông tin kế toán đƣợc hiểu là bao hàm những thông tin kinh tế, tài chính đƣợc trình bày bằng BCTC cho đối tƣợng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán (Luật kế toán Việt Nam 2015); thông tin kế toán tài chính là những thông tin kế toán ngoài việc đƣợc sử dụng bởi các nhà quản lý còn đƣợc công bố cho những ngƣời sử dụng bên ngoài doanh nghiệp (Needles & ctg, 2003).

-Trên góc độ kế toán quản trị: Thông tin kế toán đƣợc hiểu là bao hàm những thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật kế toán Việt Nam 2015); thông tin kế toán là phần không thể tách biệt của thông tin quản trị, nó cho phép phân tích chi phí, xác định chi phí theo từng lĩnh vực hoạt động, trung tâm trách nhiệm, đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Gerad Melyon, 2004).

Từ các khái niệm trên, có thể thấy thông tin kế toán đóng vai trò quan trọng đối với các đối tƣợng sử dụng khác nhau, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cụ thể:

toán quản trị đều có ý nghĩa vô vùng quan trọng trong việc giúp nhà quản trị doanh nghiệp đƣa ra quyết định kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, nhà quản trị doanh nghiệp thƣờng quan tâm đến thông tin kế toán quản trị hơn vì những thông tin này giúp đánh giá việc thực hiện mục tiêu đề ra và có kế hoạch điều chỉnh khi cần thiết để giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.

- Đối với chủ sở hữu: Họ thƣờng quan tâm đến khả năng sinh lời, lợi nhuận từ vốn kinh doanh. Do đó, thông tin kế toán tài chính và kế toán quản trị giúp họ đƣa ra các quyết định chính xác và có lợi nhất. Ngoài ra, chủ sở hữu có thể đánh giá năng lực trách nhiệm của các bộ phận quản lý và đƣa ra quyết định có nên để nhà quản trị tiếp tục điều hành doanh nghiệp hay không thông qua các thông tin kế toán trên BCTC.

- Đối với cổ đông và nhà đầu tƣ: Trƣớc khi ra quyết định đầu tƣ, họ cần rất nhiều thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp để nghiên cứu, phân tích trƣớc khi quyết định có nên bỏ vốn vào doanh nghiệp đó hay không. Do đó, dựa vào các thông tin kế toán tài chính, các cổ đông và nhà đầu tƣ có thể đƣa ra các quyết định đáp ứng đƣợc mục tiêu đặt ra là đầu tƣ vào nơi nào có tỷ lệ hoàn vốn cao nhất và thời gian ngắn nhất để đồng tiền mình bỏ ra có khả năng sinh lợi nhanh nhất.

- Đối với các nhà cho vay: Trƣớc khi đƣa ra quyết định có cho doanh nghiệp vay vốn hay không, các tổ chức tín dụng luôn đặt ra câu hỏi về khả năng thanh toán, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, về triển vọng và khả năng sinh lợi của dự án mà doanh nghiệp thực hiện... Thông qua các thông tin kế toán đã đƣợc kiểm toán, các tổ chức tín dụng dựa vào đó để phân tích các yêu cầu trƣớc khi quyết định cho vay hay không.

- Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc: Thông qua thông tin kế toán, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc sẽ thu thập các số liệu kế toán của đơn vị, doanh

nghiệp để tổng hợp cho ngành, địa phƣơng. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá nhằm đƣa ra các chính sách kinh tế phù hợp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và điều hành kinh tế vĩ mô. Đồng thời, qua đó có thể biết đƣợc các đơn vị, doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc hay không.

1.3.2. Chất lƣợng thông tin kế toán trên BCTC

Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, với mục tiêu đƣa lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính Việt Nam tiếp cận gần nhất với các chuẩn mực quốc tế, CLTTKT cũng ngày càng đƣợc chú trọng. Thông tin kế toán chủ yếu đƣợc trình bày trên hệ thống BCTC vì vậy CLTTKT sẽ tạo ra chất lƣợng BCTC. Một BCTC có chất lƣợng là một báo cáo chứa những thông tin kế toán có chất lƣợng.

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về CLTTKT, nó đƣợc đề cập cụ thể trong báo cáo của các tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế nhƣ AAA, FASB, IASB,.... và các nghiên cứu về CLTTKT.

1.3.2.1. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu

Theo Jonas Gregory J & Blanchet Jeannot (2000) với bài viết “Assessing quality of financial reporting” nghiên cứu về việc đánh giá chất lƣợng BCTC. Tác giả đánh giá ƣu điểm, nhƣợc điểm của các khuôn mẫu và các quy định về CLTT trên BCTC đƣợc ban hành bởi các tổ chức; đồng thời, kết hợp với nghiên cứu định tính thông qua việc thảo luận với các chuyên gia, nhóm tác giả đã xây dựng thang đo đo lƣờng CLTTKT trên BCTC với 5 đặc tính gồm: thích hợp, đáng tin cậy, có khả năng so sánh, nhất quán và rõ ràng. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính, chƣa tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)