Bàn luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 90 - 92)

8. Kết cấu của luận văn

4.1. Bàn luận kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy nhân tố “Nhân sự kế toán” có tác động mạnh nhất đến CLTTKT trên BCTC của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu của Hongjiang Xu & ctg (2003), Albu et al (2010), Admad Al-Hiyari & ctg (2013 ; Võ Văn Nhị và Trần Thị Thanh Hải (2013); Phan Minh Nguyệt (2014 . Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực trạng hiện nay tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định. Trên thực tế, các doanh nghiệp có bộ máy nhân sự kế toán hoàn thiện và luôn chú trọng đến công tác tuyển dụng nhân sự cũng nhƣ chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và cập nhật kịp thời các chính sách về kế toán, thuế, kỹ năng vi tính... cho nhân viên thì doanh nghiệp đó có CLTTKT trên BCTC đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, hiện nay một số DNNVV do gặp hạn chế về vốn cũng nhƣ phải chịu sức ép trong cạnh tranh nên gặp khó khăn trong việc xây dựng một bộ máy nhân sự hoàn chỉnh, hệ quả là doanh nghiệp sẽ có một hệ thống kế toán rời rạc, nhiều rủi ro, hoạt động kém hiệu quả dẫn đến thông tin cung cấp không kịp thời, thiếu chính xác ảnh hƣởng đến việc đƣa ra quyết định của nhà quản trị. Điều này, cũng đồng nghĩa với việc CLTTKT trên BCTC yếu kém, không mang lại hiệu quả cho nhà quản trị.

Nhân tố “Hành vi quản trị của nhà quản lý” cũng tác động mạnh đến CLTTKT trên BCTC của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định. Có thể thấy, có sự tách biệt rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền quản lý trong các

DNNVV, điều này làm nảy sinh khuynh hƣớng tƣ lợi cá nhân của ngƣời ủy quyền và ngƣời đại diện trong doanh nghiệp. Xét về mặt hình thức, ngƣời ủy quyền và ngƣời đại diện cùng hƣớng đến mục tiêu là đạt đƣợc lợi ích chung của công ty, nhƣng xét về mặt bản chất thì lại có đối kháng về lợi ích. Nói cách khác, nếu ngƣời đại diện không sở hữu hoặc sở hữu không đáng kể cổ phiếu của doanh nghiệp thì ngƣời đại diện thƣờng không cố gắng làm tăng lợi ích của ngƣời ủy quyền và ngƣợc lại. Họ sẽ vạch ra những phƣơng án, cách thức kinh doanh và quản lý…. có thể sẽ không mang đến hiệu quả cao nhất hay thậm chí không đạt hiệu quả nếu phƣơng án đó mang đến cho họ lợi ích về vật chất (Lê Vinh Triển, 2006 . Và đó cũng là lý do mà kế toán đƣợc xem là một công cụ hữu hiệu đƣợc ngƣời đại diện sử dụng để đạt đƣợc các lợi ích này (Céline Michailesco, 2010).

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhân tố “Hiệu quả của hệ thống KSNB” có tác động mạnh đến CLTTKT trên BCTC của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định. Kết quả này giống với kết quả nghiên cứu của Nunuy Nur Afiah & Dien Noviany Rahmatiha (2014), Iffah Binti Abdullah (2015) và Mai Thị Hoa (2020). Có thể thấy, KSNB đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao CLTTKT trên BCTC vì nó giúp hạn chế đƣợc các sai sót và gian lận. Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống kế toán DNNVV ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng cũng đã tích hợp một số thủ tục kiểm soát nhƣng chƣa đạt hiệu quả cao do các doanh nghiệp chƣa chú trọng đến vai trò của hệ thống KSNB tại doanh nghiệp mình. Do đó, việc kết hợp hệ thống KSNB với tổ chức kế toán là điều cần thiết. Từ kết quả trên, có thể kết luận rằng hệ thống KSNB hữu hiệu có ảnh hƣởng tích cực đến CLTTKT trên BCTC.

Ngoài những nhân tố trên, hai nhân tố “Môi trƣờng doanh nghiệp” và “Sự hỗ trợ của nhà quản lý” cũng tác động đến CLTTKT trên BCTC của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định nhƣng tác động không mạnh. Trong nền

kinh tế hội nhập hiện nay thì không thể phủ nhận tầm quan trọng của nhà quản trị trong doanh nghiệp vì họ là những ngƣời chèo lái doanh nghiệp, các quyết định kinh doanh của họ sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp do vậy họ cần nhận thức đƣợc tầm quan trọng của CLTTKT cũng nhƣ phải có kiến thức về hệ thống thông tin kế toán nhằm đƣa ra những quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp thời. Chính những hạn chế về sự hiểu biết của nhà quản lý đã làm giảm hiệu quả của hệ thống thông tin kế toán trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin, trong đó có thông tin trên BCTC (Ismail & King, 2007). Thực tế hiện nay, mặc dù các nhà quản trị doanh nghiệp vẫn tham gia vào quá trình xây dựng, vận hành, kiểm tra, giám sát thông tin BCTC tuy nhiên vai trò của họ vẫn còn hạn chế. Bên cạnh đó, sự trao đổi thông tin giữa các cá nhân trong doanh nghiệp cũng nhƣ sự hợp tác giữa họ trong quá trình thực hiện quy trình hệ thống thông tin kế toán cũng đã đƣợc các doanh nghiệp chú trọng nhất là trong nền kinh tế hội nhập hiện nay. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thực trạng hiện nay tại các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 90 - 92)