8. Kết cấu của luận văn
1.3. Tổng quan về thông tin kế toán và chất lƣợng thông tin kế toán trên
THÔNG TIN KẾ TOÁN TRÊN BCTC
1.3.1. Thông tin kế toán
thu nhận đƣợc từ dữ liệu và xử lý dữ liệu nhằm tạo ra sự hiểu biết, tri thức và những nhận thức tốt hơn về tự nhiên và xã hội. Nói cách khác, thông tin là những dữ liệu sẽ đƣợc xử lý, đối chiếu và trở nên hữu ích đối với ngƣời sử dụng để phục vụ cho việc ra quyết định.
Trong lĩnh vực kế toán, thông tin đƣợc hiểu một cách tổng quát là bao hàm những thông tin tài chính nhằm đảm bảo cung cấp một cách thƣờng xuyên và kịp thời về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Theo Gelinas & Dull (2008), thông tin kế toán là những sự kiện, con số đƣợc thể hiện trong một hình thức hữu ích với ngƣời sử dụng để phục vụ cho việc ra quyết định. Tuy nhiên, dựa trên các góc độ kế toán khác nhau thì khái niệm về thông tin kế toán cũng khác nhau:
-Trên góc độ kế toán tài chính: Thông tin kế toán đƣợc hiểu là bao hàm những thông tin kinh tế, tài chính đƣợc trình bày bằng BCTC cho đối tƣợng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán (Luật kế toán Việt Nam 2015); thông tin kế toán tài chính là những thông tin kế toán ngoài việc đƣợc sử dụng bởi các nhà quản lý còn đƣợc công bố cho những ngƣời sử dụng bên ngoài doanh nghiệp (Needles & ctg, 2003).
-Trên góc độ kế toán quản trị: Thông tin kế toán đƣợc hiểu là bao hàm những thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật kế toán Việt Nam 2015); thông tin kế toán là phần không thể tách biệt của thông tin quản trị, nó cho phép phân tích chi phí, xác định chi phí theo từng lĩnh vực hoạt động, trung tâm trách nhiệm, đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp (Gerad Melyon, 2004).
Từ các khái niệm trên, có thể thấy thông tin kế toán đóng vai trò quan trọng đối với các đối tƣợng sử dụng khác nhau, nhất là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cụ thể:
toán quản trị đều có ý nghĩa vô vùng quan trọng trong việc giúp nhà quản trị doanh nghiệp đƣa ra quyết định kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, nhà quản trị doanh nghiệp thƣờng quan tâm đến thông tin kế toán quản trị hơn vì những thông tin này giúp đánh giá việc thực hiện mục tiêu đề ra và có kế hoạch điều chỉnh khi cần thiết để giúp hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.
- Đối với chủ sở hữu: Họ thƣờng quan tâm đến khả năng sinh lời, lợi nhuận từ vốn kinh doanh. Do đó, thông tin kế toán tài chính và kế toán quản trị giúp họ đƣa ra các quyết định chính xác và có lợi nhất. Ngoài ra, chủ sở hữu có thể đánh giá năng lực trách nhiệm của các bộ phận quản lý và đƣa ra quyết định có nên để nhà quản trị tiếp tục điều hành doanh nghiệp hay không thông qua các thông tin kế toán trên BCTC.
- Đối với cổ đông và nhà đầu tƣ: Trƣớc khi ra quyết định đầu tƣ, họ cần rất nhiều thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp để nghiên cứu, phân tích trƣớc khi quyết định có nên bỏ vốn vào doanh nghiệp đó hay không. Do đó, dựa vào các thông tin kế toán tài chính, các cổ đông và nhà đầu tƣ có thể đƣa ra các quyết định đáp ứng đƣợc mục tiêu đặt ra là đầu tƣ vào nơi nào có tỷ lệ hoàn vốn cao nhất và thời gian ngắn nhất để đồng tiền mình bỏ ra có khả năng sinh lợi nhanh nhất.
- Đối với các nhà cho vay: Trƣớc khi đƣa ra quyết định có cho doanh nghiệp vay vốn hay không, các tổ chức tín dụng luôn đặt ra câu hỏi về khả năng thanh toán, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, về triển vọng và khả năng sinh lợi của dự án mà doanh nghiệp thực hiện... Thông qua các thông tin kế toán đã đƣợc kiểm toán, các tổ chức tín dụng dựa vào đó để phân tích các yêu cầu trƣớc khi quyết định cho vay hay không.
- Đối với cơ quan quản lý Nhà nƣớc: Thông qua thông tin kế toán, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc sẽ thu thập các số liệu kế toán của đơn vị, doanh
nghiệp để tổng hợp cho ngành, địa phƣơng. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá nhằm đƣa ra các chính sách kinh tế phù hợp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và điều hành kinh tế vĩ mô. Đồng thời, qua đó có thể biết đƣợc các đơn vị, doanh nghiệp có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nƣớc hay không.
1.3.2. Chất lƣợng thông tin kế toán trên BCTC
Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, với mục tiêu đƣa lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính Việt Nam tiếp cận gần nhất với các chuẩn mực quốc tế, CLTTKT cũng ngày càng đƣợc chú trọng. Thông tin kế toán chủ yếu đƣợc trình bày trên hệ thống BCTC vì vậy CLTTKT sẽ tạo ra chất lƣợng BCTC. Một BCTC có chất lƣợng là một báo cáo chứa những thông tin kế toán có chất lƣợng.
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về CLTTKT, nó đƣợc đề cập cụ thể trong báo cáo của các tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế nhƣ AAA, FASB, IASB,.... và các nghiên cứu về CLTTKT.
1.3.2.1. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu
Theo Jonas Gregory J & Blanchet Jeannot (2000) với bài viết “Assessing quality of financial reporting” nghiên cứu về việc đánh giá chất lƣợng BCTC. Tác giả đánh giá ƣu điểm, nhƣợc điểm của các khuôn mẫu và các quy định về CLTT trên BCTC đƣợc ban hành bởi các tổ chức; đồng thời, kết hợp với nghiên cứu định tính thông qua việc thảo luận với các chuyên gia, nhóm tác giả đã xây dựng thang đo đo lƣờng CLTTKT trên BCTC với 5 đặc tính gồm: thích hợp, đáng tin cậy, có khả năng so sánh, nhất quán và rõ ràng. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở nghiên cứu định tính, chƣa tiến hành kiểm định thang đo và nghiên cứu định lƣợng.
Trong bài viết “Quality of Financial Reporting: measuring qualitative characteristics” của Ferdy van Beest, Geert Braam & Suzanne Boelens (2009) nghiên cứu về việc đo lƣờng CLTT trên BCTC của các công ty niêm yết tại
Hoa Kỳ, Anh và Hà Lan trong khoảng thời gian 2005 và 2007, tác giả đánh giá rằng nghiên cứu CLTTKT dựa vào các khoản mục cụ thể trên BCTC thƣờng niên song nó không lƣợng hóa toàn diện chất lƣợng BCTC. Dựa trên các tiêu chí về CLTT trên BCTC đƣợc công bố bởi FASB và IASB (2008) và các ƣu nhƣợc điểm của nghiên cứu trƣớc, tác giả đã xây dựng mô hình đánh giá CLTT trên BCTC gồm 5 đặc tính gồm: tính thích hợp, trình bày trung thực, dễ hiểu, có thể so sánh và kịp thời. Mô hình này đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc áp dụng để kiểm tra đánh giá chất lƣợng của BCTC.
Theo Gheorghe & Mironela (2009) với bài viết “Transparency in Financial Statements” nghiên cứu về sự minh bạch của thông tin trong BCTC, bài viết đề cập đến tính minh bạch và nguyên tắc tạo ra một môi trƣờng thông tin dễ hiểu, dễ tiếp cận trong việc ra quyết định kinh tế. Tác giả cho rằng, tính minh bạch của thông tin trên BCTC thể hiện qua việc đánh giá CLTT. Do đó, nghiên cứu này đƣa ra các đặc tính đánh giá tính hữu ích của thông tin trình bày trên BCTC gồm: thích hợp, đáng tin cậy, so sánh đƣợc, dễ hiểu, kịp thời, lợi ích so với chi phí và sự cân bằng giữa các đặc tính.
Theo nghiên cứu của Geert Braam & Ferdy van Beest (2013) trong bài viết “Conceptually-Based Financial Reporting Quality Assessment. An Empirical Analysis on Quality Differences Between UK Annual Reports and US 10-K Reports” hƣớng đến việc đo lƣờng CLTTKT trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết tại Anh và Hoa Kỳ. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp kiểm tra thực nghiệm theo cặp đối xứng giữa 70 báo cáo hằng năm của Anh và 70 báo cáo 10-K của Hoa Kỳ trong năm 2010. Dựa trên các đặc tính về CLTT trên BCTC đƣợc công bố bởi FASB và IASB (2010), tác giả đã xây dựng thang đo đo lƣờng CLTTKT trên BCTC gồm năm thành phần là: thích hợp, trình bày trung thực, có thể hiểu đƣợc, có khả năng so sánh, kịp thời.
(2014) về “Các nhân tố ảnh hƣởng đến CLTT BCTC của các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam” cho thấy trên cơ sở tổng quát các đặc điểm về CLTT BCTC đƣợc ban hành bởi IASB và FASB, đồng thời dựa vào kết quả của các nghiên cứu trƣớc, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu với 137 mẫu khảo sát với ba nhóm đối tƣợng là kế toán viên, kiểm toán viên và nhà đầu tƣ. Thang đo CLTT BCTC của nghiên cứu là thang đo bậc 2, bao gồm 6 thành phần: thích hợp, trình bày trung thực, có khả năng so sánh, có thể kiểm chứng, kịp thời và có thể hiểu đƣợc. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hầu nhƣ các đối tƣợng đều thấy rằng BCTC có sự nhất quán về chính sách kế toán và mức độ trình bày thông tin trên BCTC khá rõ ràng trong khi các thuộc tính còn lại đƣợc đánh giá ở mức trung bình.
Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Nguyên (2016) về “Tác động của các nhân tố bên trong công ty đến CLTT BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam”. Bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, tác giả đã thu thập dữ liệu trên Báo cáo thƣờng niên và BCTC quý IV của 195 công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam làm mẫu nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa phƣơng pháp của Ferdy van Beest (2009) và Jonas Blanchet (2000), tác giả đã xây dựng 16 thang đo chính thức với 5 đặc tính gồm: tính thích hợp (5 thang đo , tính trình bày trung thực (5 thang đo , tính dễ hiểu (3 thang đo , có thể so sánh (2 thang đo , tính kịp thời (1 thang đo , đồng thời sử dụng thang đo Likert 5 điểm để đo lƣờng CLTTBCTC cho từng doanh nghiệp niêm yết với mức điểm thấp nhất là 16 và cao nhất là 80. Kết quả nghiên cứu cho thấy CLTTBCTC của các công ty niêm yết là dƣới mức trung bình.
1.3.2.2. Theo quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ (FASB)
FASB là tổ chức soạn thảo, ban hành các chuẩn mực về kế toán tài chính và BCTC cho các công ty tƣ nhân, công ty đại chúng và các tổ chức phi
lợi nhuận. Các thuộc tính về CLTTKT trên BCTC đƣợc FASB ban hành trong khuôn khổ các khái niệm về kế toán năm 1980 (Carmichael, 1980 và đƣợc chỉnh sửa, bổ sung nhiều lần sau đó (Cheri L. Reither, 1997; Céline Michailesco, 2010 nhƣng các thuộc tính này vẫn không thay đổi. Theo quan điểm của FASB, đặc điểm CLTT trên BCTC đƣợc chia thành 2 nhóm gồm nhóm đặc điểm cơ bản và nhóm đặc điểm bổ sung. Trong đó, nhóm đặc điểm cơ bản bao gồm tính thích hợp và đáng tin cậy, nhóm đặc điểm bổ sung bao gồm nhất quán và có thể so sánh đƣợc.
- Nhóm đặc điểm cơ bản:
+ Tính thích hợp: thông tin đƣợc xem là thích hợp khi thông tin đó liên quan đến lĩnh vực mà ngƣời sử dụng quan tâm cũng nhƣ liên quan đến mục đích mà ngƣời sử dụng hƣớng đến. Thông tin đó vừa phải có giá trị dự đoán, vừa phải có giá trị phản hồi và phải đáp ứng kịp thời nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định của ngƣời sử dụng.
Ngƣời ra quyết định Có thể hiểu đƣợc
Thông tin hữu ích
Thích hợp Đáng tin
cậy
Dự đoán
Kịp thời Kiểm chứng Trung lập Trung thực
Phản hồi
So sánh và nhất quán
Hình 1.1. Các thuộc tính đánh giá chất lƣợng thông tin của FASB (1980) (Carmichael, 1980)
+ Đáng tin cậy: thông tin đƣợc xem là đáng tin cậy nếu nó đƣợc trình bày một cách trung thực, khách quan và có thể kiểm chứng đƣợc.
- Nhóm đặc điểm bổ sung:
+ Khả năng so sánh đƣợc: thông tin sẽ trở nên hữu ích nếu thông tin đó có thể so sánh đƣợc với các thông tin tƣơng tự của các doanh nghiệp khác hoặc các thông tin giữa các kỳ kế toán trong cùng một doanh nghiệp. Mục đích của việc so sánh thông tin sẽ giúp ngƣời sử dụng nhận thấy những điểm giống và khác nhau giữa hai hiện tƣợng kinh tế.
+ Nhất quán: yêu cầu sự thống nhất trong việc áp dụng các chính sách, chế độ, phƣơng pháp kế toán giữa các kỳ báo cáo. Tính nhất quán đƣợc coi là một trong những đặc điểm quan trọng làm cho thông tin kế toán trở nên hữu ích hơn. Khi cần áp dụng phƣơng pháp kế toán mới, để đảm bảo khả năng so sánh đƣợc thì thông tin cần có thêm phần thuyết minh giải trình thích hợp.
FASB cũng đƣa ra các hạn chế liên quan đến CLTT bao gồm:
- Quan hệ chi phí – lợi ích: cần xem xét những lợi ích có đƣợc từ việc sử dụng thông tin trong mối quan hệ với chi phí để cung cấp thông tin đó. Quan hệ lợi ích – chi phí có ảnh hƣởng lớn đến CLTT.
- Trọng yếu: nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bỏ sót hay trình bày sai lệch thông tin có thể ảnh hƣởng tới việc xét đoán và làm thay đổi quyết định của ngƣời sử dụng thông tin trong hoàn cảnh cụ thể nào đó.
- Thận trọng: trong những tình huống chƣa rõ ràng cần phải phản ứng thận trọng và xem xét các rủi ro tiềm tàng xung quanh tình huống đó.
1.3.2.3. Theo quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB)
IASB là cơ quan soạn thảo chuẩn mực độc lập trực thuộc Tổ chức chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS). IASB đƣa ra khuôn khổ các khái niệm làm nền tảng cho việc lập và trình bày BCTC trên cơ sở chỉnh sửa khuôn mẫu đƣợc ban hành trƣớc đó của IASC (tiền thân của IASB). Theo đó, IASB đã
đƣa ra bốn đặc điểm chính liên quan đến CLTTKT trên BCTC gồm: có thể hiểu đƣợc, thích hợp, đáng tin cậy và có khả năng so sánh đƣợc.
-Có thể hiểu đƣợc: mục đích của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích cho ngƣời sử dụng, do vậy ngƣời sử dụng phải hiểu đƣợc BCTC thì thông tin đó mới đƣợc coi là hữu ích. Các đối tƣợng sử dụng có thể là những ngƣời có kiến thức chuyên môn cao hoặc cũng có thể là những ngƣời có kiến thức hạn chế để đọc hiểu BCTC. Tuy vậy, không vì thế mà loại trừ ra khỏi BCTC những thông tin phức tạp, khó hiểu nhƣng cần thiết cho quá trình ra quyết định chỉ vì nó gây khó hiểu với một số đối tƣợng.
- Thích hợp: thông tin kế toán trên BCTC chỉ hữu dụng khi nó thích hợp với mục đích và nhu cầu đƣa ra quyết định của đối tƣợng sử dụng. Tính thích hợp gồm hai đặc tính dự đoán và xác nhận, hai đặc tính này có sự liên kết với nhau, do đó nó giúp cho ngƣời sử dụng đánh giá đƣợc quá khứ, hiện tại và tƣơng lai. Tính thích hợp của thông tin bị chi phối bởi nội dung và tính trọng yếu.
-Đáng tin cậy: thông tin đƣợc xem là đáng tin cậy khi nó phản ánh trung thực bản chất của vấn đề, không có sai lệch trọng yếu hoặc không bỏ sót. Thông tin đáng tin cậy yêu cầu:
+ Phản ánh trung thực các nghiệp vụ hoặc sự kiện cần trình bày;
+ Thông tin cần xem trọng nội dung hơn là hình thức, nghĩa là không chỉ
Thông tin hữu ích
Có thể hiểu đƣợc Thích hợp Đáng tin cậy Có khả năng so sánh
Thể hiện trung thực
Nội dung hơn hình thức
Thận trọng Đầy đủ
Không sai lệch trọng yếu
căn cứ vào hình thức pháp lý mà còn phải quan tâm đến việc trình bày sao cho