Đánh giá khả năng diệt nấm của vật liệu đã chế tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ chế tạo nano tio2 và ứng dụng tạo màng phủ trên vật liệu gốm sứ (Trang 127 - 129)

Trong thí nghiệm tiếp theo với nấm Candida albicans, các kết quả được tính theo số lượng lạc khuẩn xuất hiện trên thạch SA. Kết quả thu được cho trên bảng (4.10, 4.11) và đồ thị (4.5, 4.6).

Bảng 4.10 Số lượng nấm Candida albicans trên các mẫu theo thời gian chiếu sáng

Thời gian (giờ)

Mẫu M0 Mẫu M1 Mẫu M2

M0T M0S M1T M1S M2T M2S 0 1000000 1000000 1000000 1000000 1000000 1000000 1 1000000 878000 958000 850000 878000 640000

3 950000 710000 724000 0 700000 0

Đồ thị 4.5 Số lượng nấm Candida albicans sống sót theo thời gian

Bảng 4.11 Tỷ lệ nấm Candida albicans bị chết trên các mẫu theo thời gian chiếu sáng

Thời gian (giờ)

Mẫu M0 Mẫu M1 Mẫu M2

M0T(%) M0S(%) M1T(%) M1S(%) M2T(%) M2S(%) 0 0 0 0 0 0 0 1 0 12,2 4,2 15 12,2 36 3 5 29 27,6 100 30 100 6 26,2 39,6 36,6 100 37,6 100 S ố lư ợng vi khu ẩn s ốn g sót (10 5 CFU)

Đồ thị 4.6 Tỷ lệ nấm Candida albicans bị chết theo thời gian chiếu sáng

Ta thấy, đồ thị (4.5, 4.6) của nấm Candida albicans có dạng tương đương với đồ thị của vi khuẩn trình bày ở trên. Sau 1 giờ chiếu sáng, các mẫu M1-S và mẫu M2-S có tỷ lệ nấm bị chết lần lượt là 15 % và 36 % trong khi tỷ lệ nấm bị chết ở mẫu M0-S là 12,2 %. Tỷ lệ nấm chêt ở mẫu đối chứng M1-T và M2-T là 4,2 % và 12,2 %. Điều đáng lưu ý ở đây là tại các thời điểm chiếu sáng 3 giờ và 6 giờ, các đĩa thạch SA cấy từ các mẫu M1-S và mẫu M2-S không phát hiện 1 khuẩn lạc nào. Như vậy, nấm đã bị chết hoàn toàn và có thể đưa ra giả thuyết rằng, hoạt tính khử trùng của màng nano TiO2 tác động tới nấm Candida albicans mạnh hơn so với vi khuẩn thường được sử dụng trong thí nghiệm này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ chế tạo nano tio2 và ứng dụng tạo màng phủ trên vật liệu gốm sứ (Trang 127 - 129)