CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1.4. Ảnh hưởng của hạn đến hàm lượng glycinebetaine trong đậu xanh ở giai đoạn cây con
giai đoạn cây con
Glycine betaine là một trong những chất có hoạt tính thẩm thấu được tích lũy ở nhiều loài thực vật để chống lại các điều kiện khắc nghiệt của môi trường như mặn, hạn hán, nhiệt độ cao, bức xạ UV,... Glycine betaine có vai trò bảo vệ các enzyme, bảo vệ màng tế bào, điều hòa áp suất thẩm thấu chống lại tác động tiêu cực của stress môi trường (Jitender, 2011) [52].
Kết quả nghiên cứu về hàm lượng glycine betaine của đậu xanh ĐX 14 và ĐX 208 được trình bày ở bảng 3.7 và đồ thị 3.7.
Bảng 3.7. Hàm lượng glycine betaine của đậu xanh ĐX 208 và ĐX 14 ở giai đoạn cây con (µg/g trọng lượng tươi)
Giống CTTN
Hàm lượng glycine betaine (µg/g)
Sau 3 ngày % so ĐC Sau 5 ngày % so ĐC Sau 7 ngày % so ĐC ĐX 208 ĐC 34,95±0,09 100,00 36,68±0,13 100,00 39,68±0,14 100,00 TN 43,41±0,16 124,21 51,47±0,14 140,32 61,95±0,13 156,12 ĐX 14 ĐC 36,34±0,15 100,00 38,55±0,11 100,00 41,57±0,13 100,00 TN 47,26±0,10 130,05 57,05±0,11 147,99 68,41±0,39 164,57
Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy hàm lượng glycine betaine trong lá đậu xanh tăng lên rõ rệt qua các ngày gây hạn và khác nhau ở 2 giống. Cụ thể, sau 3 ngày gây hạn, giống ĐX 208 có hàm lượng glycine betaine tăng 24,21% so với đối chứng, giống ĐX 14 có hàm lượng glycine betaine tăng 30,05% so với
đối chứng. Sau 5 ngày xử lý hạn, giống ĐX 208 có hàm lượng glycine betaine tăng 40,32%, giống ĐX 14 có hàm lượng glycine betaine tăng 47,99% so với đối chứng. Sau 7 ngày gây hạn, giống ĐX 208 có hàm lượng glycine betaine tăng 56,15% so với đối chứng; trong khi đó giống ĐX 14 có hàm lượng glycine betaine tăng 64,57%. Như vậy, có sự gia tăng hàm lượng glycine betaine ở cả 2 giống đậu xanh sau khi xử lý hạn, chứng tỏ 2 giống đậu xanh đã phản ứng tích cực trước điều kiện ngoại cảnh bất lợi.
Mức độ tăng hàm lượng glycine betaine trong các mẫu đậu xanh ĐX 14 cao hơn so với ĐX 208. Trong điều kiện thiếu nước, sau 3 ngày, hàm lượng glycine betaine của giống ĐX 14 cao hơn giống ĐX 208 là 4,15 µg/g ; sau 5 ngày gây hạn thì hàm lượng glycine betaine của giống ĐX 14 cao hơn giống ĐX 208 là 5,58 µg/g; sau 7 ngày gây hạn, hàm lượng glycine betaine trong giống ĐX 14 cũng cao hơn giống ĐX 208 là 6,46 µg/g.
Qua bảng 3.7, chúng tôi nhận thấy rằng, hạn đã tác động đến hàm lượng glycine betaine của 2 giống đậu xanh. Hàm lượng glycine betaine trong lá đậu xanh tăng khi xử lý hạn, sự gia tăng hàm lượng glycine betaine là một hướng biến đổi thích nghi của đậu xanh với điều kiện thiếu nước. Điều này có thể giải thích bởi glycine betaine là hợp chất làm tăng áp suất thẩm thấu, giúp tế bào hút được các phân tử nước ít ỏi từ môi trường bên ngoài và duy trì sức trương của tế bào trong điều kiện hạn (Ashraf, Foolad, 2007) [40].
Kết quả này cho thấy khi gặp điều kiện bất lợi thì hàm lượng glycine betaine cùng với proline tăng cao giúp tế bào chống chịu điều kiện bất lợi từ môi trường. Kết quả này phù hợp với các kết quả đã nghiên cứu trước đây về khả năng chịu mặn, hạn hán ở thực vật (Balibrea và cộng sự., 2000; Naidoo, Naildo, 2001; Đinh Thị Vĩnh Hà và cộng sự., 2009; Gorham, 1995; Jittender, 2011) [41], [59], [48], [52].
Sự biến động hàm lượng glycine betaine trong cây đậu xanh ở giai đoạn cây con được biểu diễn qua đồ thị 3.7.
Đồ thị 3.7. Sự biến động hàm lượng glycine betaine của 2 giống đậu xanh ở giai đoạn cây con trong điều kiện hạn