Phổ điện di protein tổng số của lá đậu xanh sau 4 ngày và 5 ngày gây hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu hóa sinh của đậu xanh đx 14 và đx 208 trong điều kiện gây hạn nhân tạo (Trang 62 - 63)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.3.3. Phổ điện di protein tổng số của lá đậu xanh sau 4 ngày và 5 ngày gây hạn.

hạn (B) của 2 giống ĐX 14 và ĐX 208

Kết quả điện di ở hình 3.2 cho thấy chưa có sự khác biệt rõ rệt giữa phổ điện di của 2 giống đậu xanh ĐX 208 và ĐX 14 ở giai đoạn 2 lá thật được xử lý hạn sau 2 ngày và 3 ngày so với đối chứng (không gây hạn). Tuy nhiên, có thể nhận thấy rằng trong cùng điều kiện tách chiết, hàm lượng protein thu được ở giống ĐX 14 và ĐX 208 trong công thức thí nghiệm có xu hướng cao hơn so với công thức đối chứng, được thể hiện qua mức độ đậm nhạt của phổ băng protein khi bắt màu thuốc thử CBB đặc trưng. Điều này có thể là do trong điều kiện thiếu nước, các giống đậu xanh thích nghi bằng cách tăng cường khả năng tổng hợp protein. Kết quả này cũng phù hợp với sự thay đổi hàm lượng protein đã được bàn luận ở phần 3.1.3.2 trong nghiên cứu này.

3.3.3. Phổ điện di protein tổng số của lá đậu xanh sau 4 ngày và 5 ngày gây hạn. hạn.

Để tiếp tục khảo sát sự biến động của phổ protein, chúng tôi tiến hành nghiên cứu sau 4 ngày và 5 ngày gây hạn.

Hình 3.3. Phổ protein tổng số trong lá đậu xanh sau 4 ngày gây hạn (A) và 5 ngày gây hạn (B) của 2 giống ĐX 14 và ĐX 208

Từ hình 3.3 A, sau 4 ngày xử lý hạn, chúng tôi thấy đã có sự biến động rõ rệt của phổ băng protêin tổng số trong cây đậu xanh ở 2 giống thí nghiệm. Trong điều kiện thiếu nước, giống ĐX 14 và ĐX 208 đều xuất hiện thêm băng protein mới (băng protein thứ 4 tính từ giếng gel), tuy nhiên băng protein này còn khá mờ nhạt. Đây có thể là hướng thích nghi của các giống đậu xanh với điều kiện thiếu nước trong môi trường. Điều này đã được khẳng định ở hình 3.3 B, sau khi xử lý hạn 5 ngày, cả 2 giống đậu xanh đều có băng protein thứ 4 rất đậm nét. Như vậy, sau 4 ngày và 5 ngày xử lý hạn, cả 2 giống đậu xanh ĐX 14 và ĐX 208 đã tăng cường biểu hiện một / một nhóm protein mới để thích nghi với điều kiện thiếu nước. Như vậy có thể cho rằng các gene liên quan đến tính chống chịu tồn tại trong giống đậu xanh chịu hạn và đã hoạt hóa khi gặp điều kiện bất lợi của môi trường, thể hiện thành protein mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu hóa sinh của đậu xanh đx 14 và đx 208 trong điều kiện gây hạn nhân tạo (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)