3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.6. Vai trò của phân hữu cơ vi sinh đối với cây trồng
Phân HCVS không gây ảnh hƣởng xấu đến ngƣời, động vật, môi trƣờng sinh thái và chất lƣợng nông sản. Bên cạnh việc cải thiện năng suất và chất lƣợng nông sản, hiệu quả của phân HCVS còn thể hiện qua việc cải thiện tính chất vật lí, hóa học, và sinh học của đất theo hƣớng tích cực. Phân HCVS vừa cung cấp một lƣợng mùn lớn cho đất để duy trì sự hoạt động của các sinh vật và vi sinh vật đất, đồng thời cung cấp các nguyên tố dinh dƣỡng cho cây trồng. Phân bón HCVS còn góp phần quan trọng vào việc cải tạo, trả lại thảm thực vật của đất.
- Cung cấp dinh dƣỡng trực tiếp cho cây trồng:Trong phân HCVS có chứa
kích thích sinh trƣởng cây trồng nên sẽ là nguồn cung cấp dinh dƣỡng trực tiếp cho cây. Bên cạnh đó, các chế phẩm phân HCVS làm tăng tốc độ khoáng hóa chất hữu cơ trong đất so với chỉ sử dụng đơn thuần phân NPK. Giúp bổ sung các nguồn vi sinh vật cố định đạm và hòa tan lân, tăng cƣờng lƣợng đạm cố định đƣợc và biến đổi lân khó tiêu thành lân dễ tiêu cho cây sử dụng.
- Giảm bệnh hại cây trồng: Phân HCVS bên cạnh việc cải thiện độ phì
nhiêu của đất thì còn có khả năng kiểm soát dịch hại nhất là bệnh hại cây trồng từ đất nhƣ Fusarium và cả tuyến trùng hại rễ. Giúp duy trì thế cân bằng vi sinh vật có lợi trong đất, bảo vệ và cân bằng vi sinh vật có ích, cũng nhƣ các loài thiên địch có lợi trên đồng ruộng, kìm hãm sự gia tăng của các loài vi sinh vật có hại. Giúp bộ rễ cây phát triển khỏe mạnh, tăng đề kháng cho cây hạn chế mầm bệnh.
Việc bón phân hữu cơ có bổ sung nguồn vi sinh vật đất nhƣ nấm
trichoderma sẽ làm giảm tác nhân gây bệnh thối rễ trên cà chua và ớt [31], [32].
- Tăng năng suất cây trồng: Năng suất cây trồng đƣợc xem nhƣ là thƣớc
đo độ phì nhiêu của đất, khi đất có độ phì nhiêu cao thì năng suất sẽ cao. Hầu hết các thí nghiệm về phân hữu cơ cho thấy đều làm tăng năng suất cây trồng. Tùy vào giống cây trồng và loại phân hữu cơ sử dụng mà năng suất cây trồng tăng khác nhau [32],[34].
- Tăng chất lƣợng nông sản: Vai trò của phân HCVS trong việc tăng
chất lƣợng nông sản là nhờ sự cung cấp chất dinh dƣỡng toàn diện và cân đối. Hạn chế sử dụng các nguồn phân hóa học sẽ giảm chỉ số tồn dƣ nitrat trong sản phẩm. Ngoài ra, vi sinh vật đất cân đối giúp cây và rễ khỏe mạnh, hạn chế sử dụng các thuốc hóa học bảo vệ thực vật, giúp giảm lƣợng tồn dƣ các chất độc hại, tăng độ an toàn của nông sản.
- Giảm chi phí đầu tƣ và tăng lợi nhuận: Phân HCVS có tác dụng cải
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, cây khỏe mạnh, ít tốn công chăm sóc nên góp phần làm giảm chi phí đầu tƣ, tăng năng suất dẫn đến tăng lợi nhuận [34].