Một số chỉ tiêu về sinh trƣởng, phát triển của giống cà tím dƣới ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của cây cà tím (solanum melongena l ) trồng tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 44 - 48)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3. Một số chỉ tiêu về sinh trƣởng, phát triển của giống cà tím dƣới ảnh

hƣởng của liều lƣợng phân hữu cơ vi sinh khác nhau.

3.3.1. Thời gian sinh trưởng ở giai đoạn ra hoa, hình thành quả và thu hoạch quả

Thời gian đề hoàn thành các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của cây trồng nói chung, của cây cà tím nói riêng phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, điều kiện thời tiết, khí hậu và chế độ dinh dƣỡng. Vì vậy, để tìm hiểu ảnh hƣởng của phân hữu cơ vi sinh đến thời gian sinh trƣởng, phát triển

của cây cà tím qua các thời kì, chúng tôi đã tiến hành xác định và thu đƣợc kết quả ở bảng 3.5. Cụ thể nhƣ sau:

- Thời gian từ khi gieo đến khi mọc của cây cà tím ở tất cả các công thức đều không có sự sai khác và kéo dài 6 ngày.

- Thời gian từ khi gieo đến khi cây bắt đầu ra hoa ở các công thức kéo dài từ 35 đến 51,3 ngày. Trong đó, ở CT4 (ĐC) không bón phân hữu cơ vi sinh thời gian này là dài nhất (51,3 ngày), còn ở các công thức có bón phân hữu cơ vi sinh sai khác không nhiều, dao động từ 35 -43,4 ngày, và chênh lệch từ 2 - 8 ngày.

- Thời gian từ khi gieo đến khi hình thành quả ở các công thức dao động từ 50,4 đến 64,1 ngày. Trong đó, ở CT4 (Đ/C) không bón phân hữu cơ vi sinh cây cà tạo quả muộn nhất (64,1 ngày), còn ở các công thức có bón phân hữu cơ vi sinh thời gian này kéo dài từ 50,4 đến 61,3 ngày. Nguyên nhân có thể là do ở CT4 (ĐC) không bón phân vi sinh, cây cà tím đƣợc cung cấp chất dinh dƣỡng ít hơn so với các công thức khác, do đó thời gian sinh trƣởng sinh dƣỡng trƣớc kéo dài tích lũy đủ các chất mới ra hoa, tạo quả.

- Thời gian từ khi gieo đến khi cây cà bắt đầu thu hoạch quả ở CT4 (ĐC) không bón phân hữu cơ vi sinh muộn nhất (84,2 ngày), còn ở các CT bón phân hữu cơ vi sinh chênh lệch không nhiều, cụ thể ở CT3 ( 71 ngày) và ở CT2 (74,7 ngày), còn ở CT1 dài hơn (80,6 ngày).

Khi cây cà già cỗi, cho trái nhỏ hoặc ít trái thì ngừng thu hoạch. Qua kết quả thí nghiệm, chúng tôi thấy thời gian từ bắt đầu thu hoạch đến kết thúc thu hoạch ở tất cả các công thức là 2-3 tháng.

Bảng 3.5. Thời gian sinh trƣởng ở giai đoạn ra hoa, hình thành quả và thu hoạch quả của giống cà tím

Công thức thí nghiệm

Thời gian từ gieo đến các thời điểm (ngày)

Mọc Ra hoa Hình thành quả Thu hoạch quả

CT1 6 43,4 61,3 80,6

CT2 6 41,3 53,4 74,7

CT3 6 35 50,4 71

CT4(Đ/C) 6 51,3 64,1 84,2

CV% 3,39 3,40 2.01

3.3.2. Số nhánh/cây cà tím ở giai đoạn hình thành nhánh, ra hoa và hình thành quả

Một trong các yếu tố cấu thành năng suất cây cà là khả năng phân nhánh của cây, vì sự phân nhánh luôn đi kèm với sự phân hoá nụ hoa, tăng số lá. Số nhánh càng nhiều thì số hoa càng nhiều [28], [35].

Số nhánh chúng tôi theo dõi bao gồm nhánh cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Ảnh hƣởng của các mức phân bón HCVS khác nhau đến khả năng phân nhánh của cây cà đƣợc chúng tôi xác định và kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.6.

Số liệu thu đƣợc ở bảng trên cho thấy số nhánh/cây qua cả 3 giai đoạn đều nhiều nhất ở CT3 (bón 800 kg phân HCVS), ít nhất ở CT4(ĐC), không bón phân HCVS. Cụ thể:

- Ở giai đoạn hình thành nhánh, số nhánh/cây ở các công thức dao động từ 5,83 đến 6,97, trong đó ở CT3, số nhánh/cây tăng hơn so với ở CT 4(ĐC) 19,6% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.6. Số nhánh/cây cà tím ở giai đoạn hình thành nhánh, ra hoa và hình thành quả Công thức thí nghiệm Số nhánh/cây cà tím Giai đoạn hình thành nhánh % so với ĐC Giai đoạn ra hoa % so với ĐC Giai đoạn hình thành quả % so với ĐC CT1 6,23b 106,90 8,67c 116,70 13,07a 148,50 CT2 5,87b 100,70 11,17b 150,30 12,67a 144,00 CT3 6,97a 119,60 12,70a 170,90 14,93a 169,70 CT4(ĐC) 5,83b 100,00 7,43d 100,00 8,80b 100,00 CV (%) 13,40 8,75 37,38 LSD0,05 0,42 0,44 2.36

- Ở giai đoạn ra hoa có thể thấy ảnh hƣởng của các mức phân bón HCVS khác nhau đến số nhánh/cây cà khác nhau khá rõ rệt. Ở giai đoạn này số nhánh/cây ở các CTTN đều tăng so với giai đoạn hình thành nhánh. Do ở giai đoạn này bộ rễ của cây phát triển nhiều hơn nên khả năng hút chất dinh dƣỡng có hiệu quả hơn nên cƣờng độ quang hợp và tích lũy các chất trong cây cũng diễn ra mạnh hơn, từ đó làm tăng số nhánh cao hơn. Số nhánh/cây ở các công thức tăng dần từ CT4(7,43) → CT1 (8,67) → CT2 (11,17) → CT3 (12,70). Trong đó ở CT 3 số nhánh/cây tăng đến 70,9% so với ở CT4(ĐC). Tất cả các số liệu thu đƣợc đều có ý nghĩa thống kê.

-Giai đoạn hình thành quả, số nhánh cây tiếp tục tăng và thấp nhất vẫn là CT4(ĐC), cao nhất là CT3, tăng 69,7 % so với đối chứng. Sự khác biệt về số nhánh/cây ở các CTTN đều có ý nghĩa thống kê.

Nhƣ vậy, với các mức bón phân HCVS khác nhau đã ảnh hƣởng khác nhau đến khả năng phân nhánh ở cây cà. Số nhánh nhiều nhất tƣơng ứng với mức bón phân lớn nhất. Số nhánh/cây cà tím qua các giai đoạn sinh trƣởng đƣợc thể hiện ở biểu đồ 3.2.

Biểu đồ 3.2. Số nhánh/cây cà tím ở giai đoạn hình thành nhánh, ra hoa và hình thành quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của cây cà tím (solanum melongena l ) trồng tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 44 - 48)