3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống cà tím
Năng suất cây cà tím phụ thuộc nhiều yếu tố nhƣ giống, kĩ thuật chăm sóc, mùa vụ…Đây là một trong những chỉ tiêu đƣợc đặt lên hàng đầu trong sản xuất. Để đánh giá ảnh hƣởng của các mức phân bón HCVS khác nhau đến năng suất quả cà tím, chúng tôi đã tiến hành xác định chiều dài, đƣờng kính, trọng lƣợng quả, số lƣợng quả trên/cây.
3.6.1. Chiều dài quả và đường kính quả
Chiều dài quả và đƣờng kính quả là tính trạng phụ thuộc nhiều vào yếu tố di truyền, tuy nhiên cũng chịu ảnh hƣởng rất lớn của ngoại cảnh. Các số liệu đo đƣợc về chiều dài và đƣờng kính quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.12 và biểu đồ 3.5.
Bảng 3.12. Chiều dài quả và đƣờng kính quả
Công thức thí nghiệm
Chiều dài quả (cm) % so với ĐC Đƣờng kính quả (cm) % so với ĐC CT1 21,60bc 107,60 4,96b 110,30 CT2 22,80ab 113,60 5,48a 121,80 CT3 24,93a 124,20 5,63a 125,10 CT4(ĐC) 20,07c 100,00 4,50c 100,00 CV (%) 15,82 9,34 LSD 2.58 0.,35
Biểu đồ 3.5 Chiều dài quả và đƣờng kính quả
Chiều dài quả trung bình ngắn nhất ở CT4(ĐC) với 20,07 cm, dài nhất ở CT3 đạt 24,93 cm. Chiều dài quả ở các công thức có bón phân HCVS (CT1, CT2, CT3) đều tăng hơn so với ở CTĐC lần lƣợt là 7,6%, 13,6% và 24,2% và sai khác có ý nghĩa thống kê, trừ CT1. Trong đó, sự sai khác chiều dài quả giữa CT1 và CT2; giữa CT2 và CT3 là không có ý nghĩa thống kê.
Đƣờng kính quả cà ở các công thức thí nghiệm dao động từ 4,50 – 5,63 cm. Trong đó, đƣờng kính quả ở CT2 (bón 600 kg/ha) và ở CT3 (bón 800 kg/ha) đạt tƣơng đƣơng nhau (5,48 và 5,63 cm), tiếp đến ở CT1 (4,96 cm), nhỏ nhất ở CTĐC (4,50 cm). Sự sai khác đƣờng kính quả ở các CT có bón phân HCVS so với ĐC không bón phân HCVS đều có ý nghĩa thống kê. Bón phân HCVS có ảnh hƣởng tích cực đến đƣờng kính quả cà, làm tăng so với đối chúng từ 10,30 - 25,10%. Nhƣ vậy, bón phân HCVS với các mức khác nhau có tác động đến chiều dải quả nhiều hơn đƣờng kính quả, chiều dài tăng từ 1,53 - 4,86 cm; đƣờng kính quả tăng từ 0,46 -1,13 cm so với đối chứng. Việc bón phân HCVS đã cung cấp thêm cho đất dinh dƣỡng khoáng và vi sinh vật có ích, giúp cho cây hấp thụ tốt hơn từ đó làm tăng khả năng tổng hợp và tích lũy các chất trong quả, dẫn đến chiều dài và đƣờng kính quả lớn hơn.
3.6.2. Số quả/cây và khối lượng trung bình quả
Số quả/cây và khối lƣợng trung bình quả là hai chỉ tiêu quyết định đến năng suất cây trồng. Ảnh hƣởng của liều lƣợng phân HCVS khác nhau đến số quả/cây và khối lƣợng trung bình quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.1 và biểu đồ 3.6.
Bảng 3.13. Số quả/cây và khối lƣợng trung bình quả
Công thức thí nghiệm Số quả/cây % so với ĐC Khối lƣợng TB quả (g) % so với ĐC CT1 9,00c 162,70 212,67c 111,90 CT2 9,73b 176,00 243,33b 127,90 CT3 11,53a 208,50 280,00a 147,40 CT4(ĐC) 5,53d 100,00 190,00c 100,00 CV (%) 9,81 14,72 LSD 0.64 24,95
Biểu đồ 3.6 Số quả/cây và khối lƣợng trung bình quả
Số liệu thu đƣợc ở bảng 3.13 và biểu đồ 3.6 cho thấy số lƣợng quả/cây thấp nhất ở CTĐC (5,53 quả/cây), tiếp đến ở CT1 (9,0 quả/cây), ở CT2 (9,73 quả/cây) và cao nhất ở CT3 (11,53 quả/cây). Ở các công thức có bón phân HCVS số quả cà trên cây đều cao hơn so với ở CTĐC. Cụ thể ở CT1 tăng 62,7%, CT2 tăng 76%, và ở CT3 tăng 108,5 so với ĐC. Sự sai khác số quả/cây giữa các công thức thí nghiệm đều có ý nghĩa thống kê.
Khối lƣợng trung bình quả, dao động từ 190 g đến 280 g. Cụ thể, ở CT1 đạt 212,67 g; ở CT2 đạt 243,33 g; ở CT3 đạt 280,0 g, ở CT4 đạt 190,0 g. Nhƣ vậy, ở các CT bón phân HCVS khối lƣợng quả cà tăng lên từ 22,67 – 90g so với ĐC (tăng 11,90 – 47,40 %). Trong đó đạt cao nhất ở CT3 (bón 800 kg/ha). Điều này cũng liên quan chặt chẽ với chỉ tiêu về chất khô, chiều dài quả và đƣờng kính quả. Ở CT3 Các chỉ tiêu này đều cao hơn ở các công thức khác nên khối lƣợng quả trung bình cũng cao nhất. Với kết quả thu đƣợc, cho thấy mức bón phân HCVS ở CT3 là phù hợp để tăng năng suất cây cà tím trồng tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.
3.6.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu
Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu sơ bộ để dự đoán năng suất của giống trƣớc khi thu hoạch. Năng suất thực thu là kết quả thu đƣợc thực tế của sản phẩm trên đơn vị diện tích canh tác. NSTT do đặc điểm di truyền của giống quyết định, ngoài ra còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và kỹ thuật canh tác, đặc biệt là phân bón. Để đánh giá ảnh hƣởng của các mức phân bón HCVS khác nhau đến giống cà tím ruột xanh trồng ở thị xã An Khê, Gia Lai, chúng tôi đã tiến hành xác định và thu đƣợc kết quả ở bảng 3.14.
Bảng 3.14. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu
Công thức
Năng suất lí thuyết Năng suất thực thu
(Kg/30m2) (Tấn /ha) % so với ĐC (Kg/30 m2) (Tấn /ha) % so với ĐC CT1 134,43 44,81c 185,01 124,58 41,52c 185,60 CT2 167,94 55,98b 231,13 156,07 52,02b 232,54 CT3 227,49 75,83a 313,10 217,48 72,49a 324,05 CT4(ĐC) 72,66 24,22d 100,00 67,13 22,37d 100,00 CV(%) 4,56 3,51 LSD0,05 1,67 1,21
Năng suất là kết quả cuối cùng phản ánh một cách rõ ràng nhất hiệu quả của các công thức bón phân HCVS đến quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây cà tím. Bảng số liệu 3.14 cho thấy phân bón hữu cơ vi sinh có tác dụng làm tăng NSLT và NSTT ở tất cả các công thức thí nghiệm. NSLT đạt từ 72,66 kg – 227,49 kg/CTTN, tƣơng ứng đạt 22,22 tấn/ha đến 75,83 tấn /ha, tăng từ 85,01% đến 213,1% so với CT4 đối chứng.
Tƣơng tự nhƣ vậy, NSTT ở các công thức có bón phân HCVS đều cao hơn so với ở CTĐC, không bón phân HCVS. Trong đó, NSTT ở CT3 đạt cao nhất (217,48 kg/CTTN, tƣơng ứng với 72,49 tấn/ha), tiếp đến ở CT2 đạt 156,07 kg/CTTN, tƣơng ứng 52,02 tấn/ha, còn ở CT1 năng suất đạt 124,58 kg/CTTN, tƣơng ứng 41,52 tấn/ha. NSTT đạt thấp nhất ở CT4 (ĐC) 67,13 kg, tƣơng đƣơng với 22,37 tấn/ha). Nhƣ vậy, việc bón phân HCVS đã làm tăng nhiều chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển nhƣ: Số nhánh/cây, số lƣợng quả/cây, chiều dài quả, khối lƣợng trung bình quả, từ đó làm tăng năng suất thu hoạch trên đơn vị diện tích. Điều đó, cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trƣớc đây [4], [6]. Vai trò của phân HCVS đã đƣợc nghiên cứu khẳng định qua nhiều công trình cho thấy phân HCVS làm tăng độ tơi xốp cho đất, giúp chuyển hóa các chất khó tiêu thành dễ tiêu, làm tăng khả năng sử dụng dinh dƣỡng của cây. Do vậy, cây sinh trƣởng, phát triển tốt hơn và cho năng suất cao hơn [4], [6], [13].
3.7. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh đối với giống cà tím trồng ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai cà tím trồng ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
* Chi phí sản xuất và thu hoạch (tính cho 1ha).
1. Giống: 25.000 đ x 100 gói = 2.500.000 đ (gói 1g trồng trên diện tích 100 m2
). 2. Vôi: 500 kg x 800 đ/kg = 400.000 đ.
3. Phân bón:
- Phân hữu cơ vi sinh: 5.000 đ/kg
- Phân chuồng: 2000.000 đồng/tấn x 5 tấn = 10.000.000 đ
4. Công chăm sóc và thu hoạch: 500 công x 150.000 đ/công = 75.000.000 đ
5. Cày: 2.000.000 đ
6. Cọc, dây neo: 2.000.000 đ
7. Nƣớc tƣới (nhiên liệu chạy máy bơm): 5.000.000 đ
* Tổng chi cho từng CT/1ha
- CT1= 100.180.000 đồng - CT2 = 101.180.000 đồng - CT3 = 102.180.000 đồng - CT4(ĐC) = 98.180. 000 đồng
* Tổng thu cho từng CT/1ha (giá bán sỉ 4.000.000 đ/tấn) - CT1 = 41,942 tấn x 4.000.000 đ = 167.768.000 đồng
- CT2 = 52,023 tấn x 4.000.000 đ = 208.092.000 đồng - CT3 = 72,494 tấn x 4.000.000 đ = 289.976.000 đồng - CT4 = 22,378 tấn x 4 000.000 đ = 89.512.000 đồng
Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh
đối với giống cà tím đƣợc xác định trên giá trị ngày công và hiệu quả của
đồng vốn đầu tƣ trên các công thức. Giá vật tƣ phân bón và giá cà, chúng tôi lấy theo giá tại khu vực ở thời điểm thí nghiệm. Hiệu quả kinh tế cho sản suất đƣợc thể hiện ở bảng 3.15.
Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh đối với giống cà tím
Công thức thí nghiệm Tổng chi (triệu đồng/ha) Tổng thu (triệu đồng/ha) Lợi nhuận (triệu đồng/ha) Tỉ suất lợi nhuận (lần) CT1 100,180 167, 768 67,588 0,67 CT2 101,180 208, 092 106,912 1,06 CT3 102,180 289, 976 187,796 1,84 CT4(ĐC) 98,180 89, 512 - 8,668 - 0,09
Trong điều kiện có thị trƣờng tiêu thụ ổn định, và mức giá thu mua hiện nay vẫn không đổi, trừ CT4(ĐC) có năng suất quá thấp nên bị âm vốn 8,668 triệu đồng. Còn lại các công thức thí nghiệm đều có mức lãi khá hấp dẫn. Ở mức phân bón HCVS 400 kg/ha thu đƣợc lợi nhuận 67,588 triệu đồng, đạt tỷ suất 0,67 lần; ở CT2 với mức bón 600 kg phân HCVS lợi nhuận thu đƣợc 106,912 triệu đồng, đạt tỷ suất 1,06 lần. Lợi nhuận đạt cao nhất ở CT3 với mức bón 800 kg/ha phân HCVS, đạt 187,796 triệu đồng, tỷ suất đạt 1,84 lần. Kết quả này là do mức bón phân HCVS cao đã có tác động tích cực đến nhiều mặt trong đời sống của cây cà tím ruột xanh nhƣ tăng khả năng phân nhánh, tăng số lá/cây, tăng số quả/cây, tăng chiều dài và khối lƣợng quả... Đặc biệt là làm giảm tỷ lệ sâu, bệnh gây hại cây cà. Đồng thời bón phân HCVS ở mức cao còn làm tăng một số chỉ tiêu về chất lƣợng quả. Từ đó làm cho hiệu quả kinh tế ở CT3 (bón 800 kg/ha) cao hơn các công thức khác.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận.
Qua nghiên kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón HCVS đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng, năng suất và phẩm chất của giống cà tím ruột xanh trang nông 78A trồng tại thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, chúng tôi rút ra một số kết luận nhƣ sau:
1.1. Ở các công thức thí nghiệm với các mức bón phân HCVS khác nhau hàm lƣợng nƣớc tổng số, hàm lƣợng nitơ tổng số, hàm lƣợng diệp lục trong lá ở giai đoạn trƣớc ra hoa và giai đoạn hình thành quả có sự sai khác nhau không nhiều. Hàm lƣợng chất khô trong lá dao động giữa các công thức là từ 17,19% đến 19,31%.
1.2. Thời gian sinh trƣởng của cây cà từ mọc đến thu quả ở các công thức có bón phân hữu cơ vi sinh chênh lệch không nhiều. Ở công thức đối chứng chậm hơn ở các công thức bón phân HCVS từ 3 đến 13 ngày.
Số lá/cây, số nhánh/cây, chiều cao cây ở 3 giai đoạn hình thành nhánh, ra hoa và hình thành quả đều tăng lên ở các công thức có bón phân HCVS, đạt cao nhất ở CT3, bón 800 kg/ha.
1.3. Ở các CT có bón phân HCVS tỷ lệ cây cà bị sâu, bệnh phá hại thấp hơn so với ĐC, không bón phân HCVS.
1.4. Về phẩm chất quả: Hàm lƣợng nƣớc tổng số, hàm lƣợng chất khô trong quả không có sự chênh lệch nhiều, không có ý nghĩa thống kê. Ở CT3 với mức bón phân HCVS 800 kg/ha, hàm lƣợng tinh bột tăng 24,2%, và hàm lƣợng protein tăng 18,6% so với công thức đối chứng.
1.5. Chiều dài quả, đƣờng kính quả, khối lƣợng trung bình quả, số quả/cây đạt cao nhất ở CT3 (bón 800 kg), tiếp đến ở CT2 (bón 600 kg), rồi đến ở CT1 (bón 400 kg) và thấp nhất ở CTĐC, không bón phân HCVS.
1.6. Bón phân HCVS ở các mức khác nhau đều làm tăng năng suất thực thu cây cà tím từ 22,37 – 72,49 tấn/ha, đạt cao nhất ở mức bón 800 kg/ha (CT3).
1.7. Lợi nhuận thu đƣợc ở các công thức có bón phân HCVS cao hơn so với ĐC từ 76,256 triệu đến 196,464 triệu đồng/ha, cao nhất ở CT3 (196,464 triệu), tỷ suất lợi nhuận đạt 1,84 lần.
2. Đề nghị
2.1. Tiếp tục nghiên cứu, khảo sát ảnh hƣởng của phân bón HCVS với liều lƣợng cao hơn đối giống cà tím ruột xanh trang nông 78A ở các vụ mùa và nhiều địa điểm khác để có kết luận chính xác hơn, nhằm tìm ra mức bón phân HCVS tối ƣu nhất, giúp tăng năng suất và chất lƣợng của giống cà này.
2.2. Có thể khuyến cáo ngƣời dân sử dụng phân bón HCVS với liều lƣợng 800 kg/ha để sản xuất đại trà giống cà tím ruột xanh trang nông 78A tại An Khê và một số vùng lân cận để tăng thu nhập và hiệu quả kinh tế.
2.3. Việc sản xuất giống cà tím ruột xanh trang nông 78A đòi hỏi chi phí sản xuất và lƣợng lao động khá lớn. Vì vậy chính quyền địa phƣơng cần có chƣơng trình khuyến nông hợp lý, đặc biệt là vốn đầu tƣ sản xuất và kỹ thuật thâm canh để ngƣời nông dân mạnh dạn sản xuất, góp phần tạo công ăn việc làm cho lƣợng lao động dƣ thừa ở địa phƣơng và nhà nông có thể làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
[1]. Bộ Y Tế - Viện Dinh dƣỡng (2000), Bảng thành phần dinh dưỡng thực
phẩm Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
[2]. Công ty TNHH TM Trang Nông (2004), Quy trình kỹ thuật trồng cà tím.
[3]. Công ty dịch vụ Bảo vệ thực vật An Giang (2003), Cẩm nang cây bệnh Việt nam, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh, tr. 121- 142.
[4]. Nguyễn Thọ Đức (2018), „„Ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi
sinh khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của giống Bí ngồi xanh Hàn Quốc trồng tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum”, Luận văn thạc sĩ SHTN, Trƣờng ĐH Quy Nhơn.
[5]. Esau Katherin (Phạm Hải dịch, Vũ văn Chuyên hiệu đính), Giải phẫu thực vật tập II, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.175 - 200.
[6]. Hoàng Thị Hà (1996), Dinh dưỡng khoáng ở thực vật, NXB ĐHQG Hà Nội.
[7]. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái VănTranh (1996), Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây
trồng, Nxb GD, 258 tr.
[8]. Nguyễn Nhƣ Khanh, Cao Phi Bằng (2008) Sinh lý học thực vật, NXB Giáo dục, tr.116-145.
[9]. Nguyễn Nhƣ Khanh (1996), Sinh lý học sinh trưởng và phát triển thực
vật, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
[10].Phạm Văn Lầm, Kỹ thuật bảo vệ thực vật, NXB Lao Động, tr. 41- 120.
[11].Đỗ Tất Lợi (1981), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa
[12].Hà Học Ngô, Chế độ nước cho cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 20-24; 178- 197
[13].Võ Thị Hồng Nhung (2013), “Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh
đến một số chỉ tiêu sinh lí, hóa sinh, sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống ngô rau (SG22) trồng vụ đông xuân tại Nhơn Tân, An Nhơn, Bình Định”, Luận văn thạc sĩ SHTN, Trƣờng ĐH Quy Nhơn.
[14].Hoàng Thị Sản (1999), Phân loại Thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội, tr.
63-65.
[15].Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (2000),
Giáo trình sinh lý thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
[16].Trung tâm Unesco phổ biến kiến thức giáo dục cộng đồng (2015),
Hướng dẫn bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, NXB Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
[17].Võ Minh Thứ (2016), Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh đến một số
chỉ tiêu năng suất và phẩm chất của bí xanh (Benincasa cerifera
Savi), Tạp chí Khoa học công nghệ nông nghiệp Việt Nam, số 8(69), tr 50 -54.
[18].Nguyễn Thị Vân, Nguyễn Bá Thông, Hoàng Tuyết Minh (2021),
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ vi sinh sông Gianh đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa VAAS 16 tại Thanh Hóa,Tạp chí Khoa học công nghệ nông nghiệp Việt
Nam, số 15, tr 97-103.
[19].Ngô Quang Vinh, Phạm Văn Biên, Meisaku Koizumi (2002), Kỹ
thuật và kinh nghiệm trồng rau trái vụ, NXB Nông nghiệp, Hà
Nội, tr. 19-20.
[20].Vũ văn Vụ (chủ biên) Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn (1999), Sinh
TIẾNG ANH
[21].FAOSTAT/statistics (2017).
[22].Horst Marchner (1986), Mineral nutrition of higher plant, Institute of
plant University of Hohennerm Federal Republic of Germany.
[23].Lincoln Taizger (2008), Plant physiology. CRC
[24].Lincoln Taiz, Eduardo Zeiger (2006), Plant physiology, Sinaur
Associates. Inc, Publisher, USA.
[25].Maria Duca (2015), Plant physiology. Springer national publishing
Switzerland.
TRANG WEBSIDE
[26].http://exon.com.vn>bài viết chuyên ngành
[27].http://vi.wikipedia.org>wiki>cà_tím [28].http://vi.wikipedia.org>wiki>Họ_cà [29].http://nld.com.vn>Sức_khỏe