3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.7. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất
cây trồng
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam năm 1996 (TCVN 6168 - 1996), phân bón VSV đƣợc định nghĩa: "Phân vi sinh vật (phân vi sinh) là sản phẩm chứa các vi sinh vật sống, đã đƣợc tuyển chọn có mật độ phù hợp với tiêu chuẩn ban hành, thông qua các hoạt động sống của chúng tạo nên các chất dinh dƣỡng mà cây trồng có thể sử dụng đƣợc (N, P, K, S, Fe...) hay các hoạt chất sinh học, góp phần nâng cao năng suất và chất lƣợng nông sản. Phân vi sinh vật phải bảo đảm không gây ảnh hƣởng xấu đến động, thực vật, môi trƣờng sinh thái và chất lƣợng nông sản".
Phân hữu cơ đƣợc hình thành từ các loại phân bắc, phân chuồng động vật và các hợp chất hữu cơ là rác thải từ sinh hoạt nhà bếp, phân xanh nhƣ cành, lá cây và than bùn. Phân hữu cơ đem bón cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và dinh dƣỡng giúp tăng độ tơi xốp và màu mỡ cho đất. Thƣờng phải qua xử lý nhƣ ủ hoai mục, nếu không sẽ còn chứa nhiều kén nhộng côn trùng, nhiều bảo tử, ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, tuyến trùng hay vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng và con ngƣời. Trong những năm gần đây, nhiều nƣớc trên thế giới đã sản xuất các loại phân bón vi sinh, tiêu thụ chủ yếu ở thị trƣờng trong nƣớc, một số bán ra thị trƣờng thế giới. Doanh thu toàn cầu của phân bón vi sinh đạt 10.298,5 triệu USD vào năm 2017. Số lƣợng phân bón vi sinh còn ít so với phân hóa học trên thị trƣờng [29].
Thị trƣờng phân bón vi sinh toàn cầu chủ yếu là châu Âu và châu Mỹ Latinh. Thị trƣờng Argentina, chiếm đến 80% doanh thu phân bón vi sinh. Châu Á-Thái Bình Dƣơng đƣợc đánh giá là khu vực phát triển nhanh nhất về
mặt doanh thu. Tốc độ tiêu thụ phân bón vi sinh tăng trƣởng đặc biệt cao ở các nền kinh tế mới nổi nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ. Tỷ lệ sản xuất phân bón vi sinh cũng tăng do các chính sách ƣu đãi của chính phủ ở các nƣớc.
Ở Trung Quốc, đã tiến hành nghiên cứu việc bón phân hữu cơ vi sinh trên cây bí và các loại cây trồng khác cho thấy, so với không bón phân hữu cơ vi sinh năng suất tăng lên 10 – 20 % [4].
Ở Hàn Quốc, Jong Hoon Lee (1992) đã có những nghiên cứu ảnh hƣởng của phân hữu cơ vi sinh đối với họ bầu bí và đƣa ra kết luận: Cây trồng khi đƣợc bón loại phân này, cây sinh trƣởng tốt hơn, sâu hại giảm, tăng độ Brix, tăng lƣợng đƣờng, tăng năng suất lên đến 20 - 40 %.
Theo B.A. Iagodin (1982) đối với dƣa chuột tốt nhất là phân HCVS, cần ƣu tiên bón phân HCVS cho họ bầu bí [19].
Vào những năm 1970 - 1989 ở Châu Á việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất đã làm sản lƣợng bí tăng lên từ 70 - 75 %.
Ngoài ra, R.K Toora thuộc đại học Lincon, Centerbury và đồng nghiệp đã nghiên cứu ảnh hƣởng của các loại phân bón khác nhau đối với các liều lƣợng chất chống oxi hóa trên cây bầu bí cũng cho thấy hàm lƣợng chất dinh dƣỡng trong bầu bí khi bón phân vô cơ thấp hơn 40 % so với khi bón phân HCVS, phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học [6].
Nhu cầu về phân bón HCVS rất lớn. Đây là hƣớng tƣơng lai của nông nghiệp nhằm giảm bớt các tác hại của việc sử dụng không cân đối các loại phân hóa học, làm ô nhiễm môi trƣờng và chi phí quá nhiều ngoại tệ để nhập khẩu phân bón vô cơ. Nhƣ vậy, phân bón HCVS hiện nay chiếm một vị trí khá quan trọng đối với cây trồng, nhất trong giai đoạn tăng cƣờng ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền sản xuất nông nghiệp. Nông dân và nông thôn sử dụng phân bón HCVS bƣớc đầu đã đem lại nhiều thuận lợi và có hiệu quả.
Phân HCVS là loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, đƣợc chế biến bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh. Phân hữu cơ vi sinh có chứa
chất hữu cơ trên 15% và có chứa vi sinh vật với mật độ từ ≥ 1×106 CFU/mg
mỗi loại. Loại phân này không chỉ cung cấp đủ các yếu tố dinh dƣỡng khoáng đa lƣợng, trung lƣợng, vi lƣợng cho cây trồng, hòa tan các chất vô cơ trong đất thành chất dinh dƣỡng mà còn giúp bồi dƣỡng, cải tạo, nâng cao độ phì nhiêu, tăng lƣợng mùn trong đất làm đất tơi xốp, không bị bạc màu.
Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Nông hóa thổ nhƣỡng trên đất bạc màu Bắc Giang và kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam trên đất cát ven biển Thanh Hóa đều cho kết quả tƣơng tự, trên nền phân HCVS 0,5 – 1,0 tấn /ha thì lƣợng đạm thích hợp là 30 kg N/ha. Nếu tăng lên 40 kg N/ha thì năng suất không tăng mà hiệu lực của đạm sẽ giảm đi rõ rệt [6].
Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy bón phân HCVS năng suất giống lúa VAAS 16 tăng lên so với đối chứng không bón (Nguyễn Thị Vân và cộng sự, 2021) [18]. Theo Nguyễn Thọ Đức (2018), bón phân HCVS cho cây bí Ngồi Hàn Quốc trồng ở Kon Tum, với liều lƣợng 1.000 kg - 2.000 kg/ha năng suất bí tăng lên từ 2,0 - 4,6 tấn/ha so với đối chứng (không bón phân hữu cơ vi sinh). Nghiên cứu của Võ Thị Hồng Nhung (2013) trên cây ngô rau trồng ở An Nhơn cho thấy bón phân hữu cơ vi sinh với liều lƣợng 1.000 -2.500 kg/ha năng suất ngô tăng lên so với đối chứng từ 3,3 – 10,6 tạ/ha [4], [13]. Nghiên cứu phân HCVS cho cây bí đao xanh trồng ở Nhơn Tân, An Nhơn cũng đã chỉ ra năng suất bí tăng lên từ 11,53 – 31,37% so với đối chứng (Võ Minh Thứ, 2016) [17].
Các chủng vi sinh vật thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ: Vi sinh vật cố định đạm,
vi sinh vật chuyển hóa lân, vi sinh vật phân giải chất hữu cơ, VSV kích thích tăng trƣởng...
với nhiều sản phẩm đa dạng:
- Phân HCVS TRICHODERMA +TE sản phẩm của công ty Bình Điền
Meekong. Thành phần: Hữu cơ 18%, N tổng số P2O5 hữu hiệu 2%, K2O hữu
hiệu 1%, CaO 0,05%, MgO 0,15%, B 300 ppm, Zn 500 ppm, Cu 300 ppm, độ
ẩm 30%, nấm đối kháng Trichoderma sp 1 x 106
CFU/gam.
- Chế phẩm sinh học HCVS Tricho 500g, sản phẩm của công ty Điền
trang, (chứa nấm đối kháng Trichoderma, Bacillus btilis, Streptomyces spp),
Trichoderma 500 g.
Phân bón HCVS TP-E20 500 Gram, thƣơng hiệu: Thiên Phúc Organic. Sản xuất bằng hèm bia, bổ sung dƣỡng chất cho cây, đáp ứng tiêu chí trồng rau sạch, nuôi dƣỡng cây trồng, cải tạo đất, làm tơi xốp đất, chống các loại bệnh thối rễ do nấm.