Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của cây cà tím (solanum melongena l ) trồng tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 59 - 60)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.6.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

Năng suất lý thuyết là chỉ tiêu sơ bộ để dự đoán năng suất của giống trƣớc khi thu hoạch. Năng suất thực thu là kết quả thu đƣợc thực tế của sản phẩm trên đơn vị diện tích canh tác. NSTT do đặc điểm di truyền của giống quyết định, ngoài ra còn phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và kỹ thuật canh tác, đặc biệt là phân bón. Để đánh giá ảnh hƣởng của các mức phân bón HCVS khác nhau đến giống cà tím ruột xanh trồng ở thị xã An Khê, Gia Lai, chúng tôi đã tiến hành xác định và thu đƣợc kết quả ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

Công thức

Năng suất lí thuyết Năng suất thực thu

(Kg/30m2) (Tấn /ha) % so với ĐC (Kg/30 m2) (Tấn /ha) % so với ĐC CT1 134,43 44,81c 185,01 124,58 41,52c 185,60 CT2 167,94 55,98b 231,13 156,07 52,02b 232,54 CT3 227,49 75,83a 313,10 217,48 72,49a 324,05 CT4(ĐC) 72,66 24,22d 100,00 67,13 22,37d 100,00 CV(%) 4,56 3,51 LSD0,05 1,67 1,21

Năng suất là kết quả cuối cùng phản ánh một cách rõ ràng nhất hiệu quả của các công thức bón phân HCVS đến quá trình sinh trƣởng, phát triển của cây cà tím. Bảng số liệu 3.14 cho thấy phân bón hữu cơ vi sinh có tác dụng làm tăng NSLT và NSTT ở tất cả các công thức thí nghiệm. NSLT đạt từ 72,66 kg – 227,49 kg/CTTN, tƣơng ứng đạt 22,22 tấn/ha đến 75,83 tấn /ha, tăng từ 85,01% đến 213,1% so với CT4 đối chứng.

Tƣơng tự nhƣ vậy, NSTT ở các công thức có bón phân HCVS đều cao hơn so với ở CTĐC, không bón phân HCVS. Trong đó, NSTT ở CT3 đạt cao nhất (217,48 kg/CTTN, tƣơng ứng với 72,49 tấn/ha), tiếp đến ở CT2 đạt 156,07 kg/CTTN, tƣơng ứng 52,02 tấn/ha, còn ở CT1 năng suất đạt 124,58 kg/CTTN, tƣơng ứng 41,52 tấn/ha. NSTT đạt thấp nhất ở CT4 (ĐC) 67,13 kg, tƣơng đƣơng với 22,37 tấn/ha). Nhƣ vậy, việc bón phân HCVS đã làm tăng nhiều chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển nhƣ: Số nhánh/cây, số lƣợng quả/cây, chiều dài quả, khối lƣợng trung bình quả, từ đó làm tăng năng suất thu hoạch trên đơn vị diện tích. Điều đó, cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trƣớc đây [4], [6]. Vai trò của phân HCVS đã đƣợc nghiên cứu khẳng định qua nhiều công trình cho thấy phân HCVS làm tăng độ tơi xốp cho đất, giúp chuyển hóa các chất khó tiêu thành dễ tiêu, làm tăng khả năng sử dụng dinh dƣỡng của cây. Do vậy, cây sinh trƣởng, phát triển tốt hơn và cho năng suất cao hơn [4], [6], [13].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của cây cà tím (solanum melongena l ) trồng tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 59 - 60)