Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh đối với giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của cây cà tím (solanum melongena l ) trồng tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 60 - 63)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.7. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh đối với giống

cà tím trồng ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

* Chi phí sản xuất và thu hoạch (tính cho 1ha).

1. Giống: 25.000 đ x 100 gói = 2.500.000 đ (gói 1g trồng trên diện tích 100 m2

). 2. Vôi: 500 kg x 800 đ/kg = 400.000 đ.

3. Phân bón:

- Phân hữu cơ vi sinh: 5.000 đ/kg

- Phân chuồng: 2000.000 đồng/tấn x 5 tấn = 10.000.000 đ

4. Công chăm sóc và thu hoạch: 500 công x 150.000 đ/công = 75.000.000 đ

5. Cày: 2.000.000 đ

6. Cọc, dây neo: 2.000.000 đ

7. Nƣớc tƣới (nhiên liệu chạy máy bơm): 5.000.000 đ

* Tổng chi cho từng CT/1ha

- CT1= 100.180.000 đồng - CT2 = 101.180.000 đồng - CT3 = 102.180.000 đồng - CT4(ĐC) = 98.180. 000 đồng

* Tổng thu cho từng CT/1ha (giá bán sỉ 4.000.000 đ/tấn) - CT1 = 41,942 tấn x 4.000.000 đ = 167.768.000 đồng

- CT2 = 52,023 tấn x 4.000.000 đ = 208.092.000 đồng - CT3 = 72,494 tấn x 4.000.000 đ = 289.976.000 đồng - CT4 = 22,378 tấn x 4 000.000 đ = 89.512.000 đồng

Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh

đối với giống cà tím đƣợc xác định trên giá trị ngày công và hiệu quả của

đồng vốn đầu tƣ trên các công thức. Giá vật tƣ phân bón và giá cà, chúng tôi lấy theo giá tại khu vực ở thời điểm thí nghiệm. Hiệu quả kinh tế cho sản suất đƣợc thể hiện ở bảng 3.15.

Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh đối với giống cà tím

Công thức thí nghiệm Tổng chi (triệu đồng/ha) Tổng thu (triệu đồng/ha) Lợi nhuận (triệu đồng/ha) Tỉ suất lợi nhuận (lần) CT1 100,180 167, 768 67,588 0,67 CT2 101,180 208, 092 106,912 1,06 CT3 102,180 289, 976 187,796 1,84 CT4(ĐC) 98,180 89, 512 - 8,668 - 0,09

Trong điều kiện có thị trƣờng tiêu thụ ổn định, và mức giá thu mua hiện nay vẫn không đổi, trừ CT4(ĐC) có năng suất quá thấp nên bị âm vốn 8,668 triệu đồng. Còn lại các công thức thí nghiệm đều có mức lãi khá hấp dẫn. Ở mức phân bón HCVS 400 kg/ha thu đƣợc lợi nhuận 67,588 triệu đồng, đạt tỷ suất 0,67 lần; ở CT2 với mức bón 600 kg phân HCVS lợi nhuận thu đƣợc 106,912 triệu đồng, đạt tỷ suất 1,06 lần. Lợi nhuận đạt cao nhất ở CT3 với mức bón 800 kg/ha phân HCVS, đạt 187,796 triệu đồng, tỷ suất đạt 1,84 lần. Kết quả này là do mức bón phân HCVS cao đã có tác động tích cực đến nhiều mặt trong đời sống của cây cà tím ruột xanh nhƣ tăng khả năng phân nhánh, tăng số lá/cây, tăng số quả/cây, tăng chiều dài và khối lƣợng quả... Đặc biệt là làm giảm tỷ lệ sâu, bệnh gây hại cây cà. Đồng thời bón phân HCVS ở mức cao còn làm tăng một số chỉ tiêu về chất lƣợng quả. Từ đó làm cho hiệu quả kinh tế ở CT3 (bón 800 kg/ha) cao hơn các công thức khác.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của cây cà tím (solanum melongena l ) trồng tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)