Chiều cao cây cà tím ở giai đoạn hình thành nhánh, ra hoa và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của cây cà tím (solanum melongena l ) trồng tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 50 - 52)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.4. Chiều cao cây cà tím ở giai đoạn hình thành nhánh, ra hoa và

(26,80) sau đó ở CT2 (25,43), CT1 (25,30) và thấp nhất ở CTĐC (19,27 lá/cây). Số lá/cây ở các công thức bón phân HCVS đều cao hơn ở CT đối chứng từ 26,10 đến 39,10% và sai khác có ý nghĩa thống kê.

Nhƣ vậy, qua số liệu thu đƣợc cho thấy, số lá trên cây tăng dần theo mức bón phân HCVS, ở CT3 bón 800 kg/ha cho hiệu quả cao nhất. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với một số tác giả khác nghiên cứu trên cây ngô, cây bí…. [4], [6], [17].

3.3.4. Chiều cao cây cà tím ở giai đoạn hình thành nhánh, ra hoa và hình thành quả thành quả

Chiều cao cây là một đặc trƣng hình thái, liên quan đến khả năng sinh trƣởng, phát triển, năng suất của cây cà. Sự tăng trƣởng chiều cao của cây là do nhiều yếu tố tác động nhƣ : Điều kiện ngoại cảnh, mùa vụ, chế độ phân bón, đất đai, biện pháp canh tác. Mỗi loại cây trồng đều có chiều cao dao động trong một khoảng nhất định. Chiều cao cây ngoài yếu tố giống quy định thì còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, loại phân bón và liều lƣợng phân bón. Để tìm hiểu ảnh hƣởng của các mức phân bón HCVS khác nhau, chúng tôi đã tiến hành xác định chiều cao cây ở 3 giai đoạn : Hình thành nhánh, ra hoa và hình thành quả. Kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.8 và biểu đồ 3.4.

Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy chiều cao cây tăng dần qua các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển. Trong đó, chiều cao cây ở CT3 luôn cao nhất, kế đến

là ở công thức CT2 và ở CT1, thấp nhất ở CT4 (ĐC). Cụ thể, ở giai đoạn hình thành nhánh, chiều cao cây ở CT3 là 46,9 cm cao hơn chiều cao cây ở CTĐC (32,20 cm) là 14,7 cm (tăng 45%). Đến giai đoạn ra hoa, chiều cao cây ở công thức CT3 là 64,73 cm cao hơn ở CTĐC (55,20 cm) là 9,53 cm, tăng 17,30% so với ĐC. Ở giai đoạn hình thành quả, chiều cao cây ở CT3 là 78,90 cm, cao hơn ở CTĐC (68,60 cm) là 10,3 cm (tăng 15% so với ĐC). Chiều cao cây ở các CT1 và CT2 cũng tăng lần lƣợt so với ở CTĐC là 3,7 và 10,0%. Sự khác biệt chiều cao cây giữa các công thức thể hiện rất rõ ở giai đoạn ra hoa và giai đoạn hình thành quả và đều có ý nghĩa thống kê, với độ tin cậy cao (CV (%) đều nhỏ hơn 20%). Điều này chứng tỏ việc bón phân HCVS với hàm lƣợng cao có tác động tích cực đến sự tăng chiều cao cây qua các giai đoạn sinh trƣởng. Nhƣ vậy, với mức bón phân HCVS cao đã bổ sung thêm cho đất nhiều chất dinh dƣỡng và vi sinh vật có ích, làm tăng khả năng hấp thụ ion khoáng ở rễ, dẫn đến tăng hiệu quả quang hợp và sự tổng hợp các chất hữu cơ, từ đó làm tăng sinh trƣởng chiều cao cây.

Bảng 3.8. Chiều cao cây cà tím ở giai đoạn hình thành nhánh, ra hoa và hình thành quả Công thức

thí nghiệm

Chiều cao cây(cm) Giai đoạn hình thành nhánh % so với ĐC Giai đoạn ra hoa % so với ĐC Giai đoạn hình thành quả % so với ĐC CT1 42,67b 132,50 57,60c 104,30 71,13c 103,70 CT2 43,43b 134,90 59,80b 108,30 75,47b 110,00 CT3 46,90a 145,70 64,73a 117,30 78,90a 115,00 CT4 (ĐC) 32,20c 100,00 55,20d 100,00 68,60d 100,00 CV (%) 10,06 5,14 3,59 LSD0,05 2,12 1,56 1,34

Biểu đồ 3.4. Chiều cao cây cà tím ở giai đoạn hình thành nhánh, ra hoa và hình thành quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của cây cà tím (solanum melongena l ) trồng tại thị xã an khê, tỉnh gia lai (Trang 50 - 52)