Tình hình nghiên cứu hoa dạ yến thảo trên Thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của paclobutrazol và daminozide đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển và năng suất cây hoa dạ yến thảo trồng chậu tại thành phố quy nhơn, (Trang 25 - 27)

4. Bố cục của luận văn

1.3.1. Tình hình nghiên cứu hoa dạ yến thảo trên Thế giới

Hiện nay trên Thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến hoa dạ yến thảo, đặc biệt là các nghiên cứu về hóa sinh, di truyền. Ngoài ra cũng có một số nghiên cứu liên quan đến kỹ thuật canh tác dạ yến thảo.

Warner (2010) ghi lại ảnh hƣởng của nhiệt độ và độ chiếu sáng trong nhà kính trên hoa và hình thái của dạ yến thảo [31].

Gheorghe Popescu Cristian và Monica Popescu (2015) [21] tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hƣởng của các loại môi trƣờng khác nhau đến khả năng quang hợp, diện tích lá và tiềm năng ra hoa của P. grandiflora và Nicotiana. Qua đó đã đƣa ra đƣợc môi trƣờng phát triển phù hợp với P.

grandiflora và Nicotiana là 60% than bùn biolan, acid 30% than bùn và 10% đá trân châu.

Saba Ambreen Memon Muhammad Hanif Baloch và Riaz Ahmed Baloch (2014) [32] nghiên cứu ảnh hƣởng của humid acid và chất dinh dƣỡng

(MgSO4 + S) đến khả năng tăng trƣởng và năng suất của cây dạ yến thảo. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Ở Công thức 800g humic acid + 60g S + 100g MgSO4 cho hiệu quả cao nhất.

Nishijima và cs (2006) ghi nhận rằng khả năng ra hoa của dạ yến thảo có thể chịu tác động của quá trình chăm sóc và biện pháp kỹ thuật canh tác [26].

E.El-Mokadem Hoda và Sorour Mona (2014) thực hiện nghiên cứu ảnh hƣởng của Bio và phân bón về tăng trƣởng và ra hoa của cây dạ yến thảo. Cây dạ yến thảo đƣợc phun với Azospirillum lipoferum (vi khuẩn cố định đạm, NFB), Bacillus polymxa (vi khuẩn phosphate hòa tan, PDB) và hỗn hợp phân

bón hoàn chỉnh 19N: 19P2O5: 19K2O. Cả hai vi khuẩn và hỗn hợp phân bón

đều làm gia tăng đáng kể các chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển (chiều cao, số cành cấp 1, diện tích lá, trọng lƣợng khô của cây) và các chỉ tiêu chất lƣợng (ngày ra hoa, số hoa/cây) so với đối chứng. Các kết quả cho thấy sử dụng Azospirillum sp. + Bacillus sp. + 5 g/cây phân bón hóa học đã làm tăng một số chỉ tiêu về sinh hóa (chất diệp lục, tổng lƣợng carbohydrate, tỷ lệ N và P), sinh trƣởng, phát triển và chất lƣợng hoa dạ yến thảo so với đối chứng. Nhƣ vậy chế phẩm vi sinh nâng cao khả năng cung cấp chất dinh dƣỡng trong đất và cũng làm tăng hiệu quả của việc sử dụng phân bón hóa học [20].

Sui Yanhui, Zhang Jian, Zhang Zhiguo [36] nghiên cứu “Ảnh hƣởng của daminozide và chlormequat đối với sự phát triển của cây con Dã yên thảo”. Cây con đƣợc xử lý với daminozide (B9) và chlormequat (CCC) với nồng độ khác nhau bằng cách phun lên lá. Sử dụng B9 ở nồng độ 1000 – 2500 mg/L; 0,05 – 0,3% CCC và 1500 mg/L B9 + 0,3% CCC. Nồng độ cho hiệu quả nhất là 2500 mg / L B9; 0,3% CCC và 1500 mg / L B9 + 0.3% CCC. Trong đó, sử dụng 1500 mg / L B9 + 0.3% CCC cho kết quả tốt nhất, tiếp đến là 2500mg/L B9 + 0.3 % CCC. Nhƣng chi phí cho 2500 mg / L B9 là thấp nhất. Khi nồng độ CCC vƣợt quá 1% thì sẽ gây độc cho cây.

Shi Zhenzhen ở Đại học Nông nghiệp Chiết Giang, Trung Quốc nghiên cứu B9 và CCC đến khả năng ức chế tăng trƣởng của giống hoa dạ yến thảo Vilm, làm tăng số lá, số cành trên cây. Việc sử dụng B9 từ 1500 – 6000 ppm có hiệu quả làm giảm chiều cao cây 61,5 – 67% ở giai đoạn sinh dƣỡng và 40,5 - 46,4% ở giai đoạn ra hoa, với sự gia tăng 29,0 - 41,9% số lá; 1 - 12,5% trọng lƣợng lá và 9,2 - 20,2% hàm lƣợng diệp lục. Ngƣợc lại, một ứng dụng khác sử dụng 2500 – 10000 ppm CCC có làm giảm chiều cao cây từ 18,5 – 50,5% ở giai đoạn sinh dƣỡng và từ 2,9 - 23,3% trong giai đoạn nở hoa; số lá, trọng lƣợng lá và hàm lƣợng diệp lục lần lƣợt tăng khoảng 25,8 - 35,5%; 0 - 12,5% và 13,4 - 27,7%. Khi nồng độ B9 thay đổi từ 1500 – 3000 ppm có thể thấy rõ hiệu quả, nếu dùng B9 ở nồng độ 6000 ppm hoặc 2500 – 10000 ppm CCC không có ảnh hƣởng hoặc ức chế nhẹ [33].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của paclobutrazol và daminozide đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển và năng suất cây hoa dạ yến thảo trồng chậu tại thành phố quy nhơn, (Trang 25 - 27)