Ảnh hƣởng của daminozide đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của paclobutrazol và daminozide đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển và năng suất cây hoa dạ yến thảo trồng chậu tại thành phố quy nhơn, (Trang 77 - 87)

4. Bố cục của luận văn

3.2.3. Ảnh hƣởng của daminozide đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển

triển hoa dạ yến thảo trồng chậu

3.2.3.1. Chiều cao cây

Chiều cao cây quá cao hay quá thấp đều ảnh hƣởng đến giá trị thẩm mỹ của cây hoa dạ yến thảo .Việc sử dụng giả i pháp kỹ thuật nhằm kiểm soát

chiều cao cây có ý nghĩa lớn đến giá trị kinh tế hoa dạ yến thảo . Kết quả nghiên cƣ́u ảnh hƣởng của nồng độ B9 đến chiều cao của cây hoa dạ yến thảo đƣợc ghi la ̣i ở bảng 3.18:

Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của daminozide đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây hoa dạ yến thảo

Chỉ tiêu Nồng độ (ppm)

Chiều cao cây sau gieo… (cm)

40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày 90 ngày 0 (Đ/c) 1,2a 2,8a 4,7a 8,3a 11,3a 16,9a

2500 1,1a 1,9b 3,9b 6,7b 9,6b 13,7b

5000 1,1a 1,7b 3,7b 6,3b 9,3b 12,3c

CV(%) 13,25 7,15 7,74 7,13 5,58 4,52 LSD0,05 0,288 0,300 0,635 1,014 1,123 1,291

Ở giai đoạn 40 ngày sau gieo: Dƣới ảnh hƣởng của B9 chiều cao cây hoa dạ yến thảo không có sự sai khác đáng kể so với đối chứng. Xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, chiều cao cây ở các công thức thực nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng.

Ở giai đoạn 50 ngày sau gieo: Chiều cao cây hoa dạ yến thảo biến động từ 1,7 – 2,8 cm, các công thức xử lý B9 đều làm giảm chiều cao cây so với đối chứng từ 0,9 – 1,1 cm (32,1 – 39,3%). Khi xử lý ở độ tin cậy 95%, chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với đối chứng. Khi tăng nồng độ B9 thì chiều cao cây có xu hƣớng càng giảm xuống. Tƣơng tự ở giai đoạn 60, 70, 80 ngày sau gieo: Xử lý B9 cho cây hoa dạ yến thảo làm giảm chiều cao cây so với đối chứng, đạt giá trị thấp nhất

ở nồng độ 5000 ppm. Khi xử lý ở độ tin cậy 95%, chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với đối chứng.

Ở giai đoạn 90 ngày sau gieo: Dƣới tác động của B9, chiều cao cây biến động từ 12,3 – 16,9 cm. Xử lý B9 cho cây hoa dạ yến thảo ở nồng độ 2500 ppm và 5000 ppm làm giảm chiều cao cây lần lƣợt so với đối chứng là 3,2 cm (18,9%) và 4,6 cm (27,2%). Với độ tin cậy 95%, chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm đều có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê.

Tóm lại: Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, khi phun B9 ở các nồng độ khác nhau cho cây hoa dạ yến thảo thì chiều cao cây giảm so với công thức đối chứng và xử lý ở nồng độ càng tăng thì chiều cao cây càng giảm. Xử lý ở nồng độ 5000 ppm B9 thì cho chiều cao cây giảm nhiều nhất so với đối chứng. Nhƣ vậy, B9 làm kiềm hãm sự tăng trƣởng chiều cao cây hoa dạ yến thảo. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Debra van der Poll và P Allan; Joanna Krause và cs; Zhang Ben-jie [19], [23], [37].

3.2.3.2. Đường kính tán

Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của B9 đến đƣờng kính tán đƣợc trình bày tại bảng 3.19:

Ở giai đoạn 40, 50 ngày sau gieo: Dƣới ảnh hƣởng của B9, đƣờng kính tán không có sự khác biệt lớn, trong đó thấp nhất ở nồng độ 5000 ppm và cao nhất ở đối chứng, đồng thời sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Ở giai đoạn 60 ngày sau gieo: Dƣới tác động của B9 đƣờng kính tán biến động từ 12,6 – 14,8 cm, lớn nhất ở đối chứng và nhỏ nhất ở nồng độ 5000 ppm. Khi xử lý B9 cho cây hoa dạ yến thảo ở nồng độ 5000 ppm đã làm giảm đƣờng kính tán so với đối chứng 2,2 cm (14,9%). Xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, đƣờng kính tán ở nồng độ 5000 ppm có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với đối chứng.

Bảng 3.19. Ảnh hƣởng của daminozide đến đƣờng kính tán của cây hoa dạ yến thảo

Chỉ tiêu Nồng độ (ppm)

Đƣờng kính tán sau gieo…. (cm)

40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày 90 ngày

0 (Đ/c) 5,9a 9,5a 14,8a 20,4a 24,7a 33,5a

2500 5,5a 9,3a 14,0a 19,6ab 24,6a 33,2a

5000 5,2a 8,4a 12,6b 17,0b 22,6b 28,5b

CV(%) 13,12 6,86 4,06 8,09 3,64 4,69 LSD0,05 1,450 1,245 1,120 3.070 1.744 2.973

Ở giai đoạn 70 ngày sau gieo: Đƣờng kính tán biến động từ 17,0 – 20,4 cm, lớn nhất ở đối chứng và nhỏ nhất ở nồng độ 5000 ppm. Khi xử lý B9 cho cây hoa dạ yến thảo thì đƣờng kính tán ở các công thức thí nghiệm giảm so với đối chứng từ 0,8 – 3,4 cm (3,9 – 16,7%). Với độ tin cậy 95%, đƣờng kính tán ở nồng độ 5000 ppm B9 có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng, còn ở nồng độ 2500 ppm B9 không có sự sai khác so với đối chứng.

Ở giai đoạn 80 ngày sau gieo: Đƣờng kính tán biến động từ 22,6 – 24,7 cm. Khi xử lý B9 cho cây hoa dạ yến thảo ở nồng độ 2500 ppm và 5000 ppm đã làm giảm đƣờng kính tán so với đối chứng lần lƣợt là 0,1 cm (0,4%) và 2,1 cm (8,5%). Với độ tin cậy 95%, sự sai khác về đƣờng kính tán giữa nồng độ 5000 ppm với đối chứng có ý nghĩa về mặt thống kê.

Ở giai đoạn 90 ngày sau gieo: Đƣờng kính tán biến động từ 28,5 – 33,5 cm, lớn nhất ở đối chứng và nhỏ nhất ở nồng độ 5000 ppm. Khi xử lý B9 cho cây hoa dạ yến thảo đã làm giảm đƣờng kính tán so với đối chứng 5,0 cm (14,9%). Xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, đƣờng kính tán ở nồng độ 5000 ppm có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng.

Tóm lại: Khi xử lý B9 cho cây hoa dạ yến thảo ở nồng độ 5000 ppm có tác dụng làm giảm đƣờng kính tán của cây hoa dạ yến thảo (14,9%), còn xử lý B9 ở nồng độ 2500 ppm thì không có ảnh hƣởng đến đƣờng kính tán của cây hoa dạ yến thảo. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Joanna Krause và cs [23].

3.2.3.3. Chiều dài lá

Kết quả thu đƣợc về ảnh hƣởng của B9 đến động thái tăng trƣởng chiều dài lá đƣợc trình bày tại bảng 3.20:

Ở giai đoạn 40 ngày sau gieo: Dƣới tác động của B9, chiều dài lá dạ yến thảo biến động từ 3,1 – 3,6 cm. Khi xử lý B9 cho cây hoa dạ yến thảo đã làm giảm chiều dài lá so với đối chứng từ 0,3 – 0,5 cm (9,7 – 16,1%). Xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, chiều dài lá ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng.

Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của daminozide đến động thái tăng trƣởng của chiều dài lá dạ yến thảo

Chỉ tiêu Nồng độ (ppm)

Chiều dài lá sau gieo…. (cm)

40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày

0 (Đ/c) 3,6a 5,4a 8,1a 9,6a 12,7a

2500 3,3b 5,1a 6,9b 9,3a 11,7b

5000 3,1b 5,2a 6,9b 8,8b 10,9c

CV(%) 4,57 9,13 4,75 2,86 1,87 LSD0,05 0,303 0,954 0,695 0,529 0,439

Ở giai đoạn 50 ngày sau gieo: Chiều dài lá dạ yến thảo biến động từ 5,1 – 5,4 cm, lớn nhất ở đối chứng và nhỏ nhất ở nồng độ 5000 ppm. Xử lý thống

kê ở độ tin cậy 95%, chiều dài lá ở các công thức không có sự sai khác so với đối chứng.

Ở giai đoạn 60 ngày sau gieo: Chiều dài lá dạ yến thảo biến động từ 6,9 – 8,1 cm, chiều dài lá ở nồng độ 2500 ppm và 5000 ppm bằng nhau (6,9 cm). Khi xử lý B9 cho cây hoa dạ yến thảo ở nồng độ 2500 ppm và 5000 ppm đã làm giảm chiều dài lá so với đối chứng 1,2 cm (14,8%). Xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, chiều dài lá ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng.

Ở giai đoạn 70 ngày sau gieo: Ảnh hƣởng của B9 đến động thái tăng trƣởng chiều dài lá dạ yến thảo biến động từ 8,8 – 9,6 cm. Khi xử lý B9 cho cây hoa dạ yến thảo ở nồng độ 5000 ppm đã làm giảm chiều dài lá so với đối chứng 0,8 cm (8,3%). Xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, chiều dài lá ở nồng độ 5000 ppm có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng.

Ở giai đoạn 80 ngày sau gieo: Ảnh hƣởng của B9 đến động thái tăng trƣởng chiều dài lá dạ yến thảo biến động từ 10,9 – 12,7 cm, lớn nhất ở đối chứng, nhỏ nhất ở 5000 ppm. Khi xử lý B9 cây hoa dạ yến thảo ở nồng độ 2500 ppm và 5000 ppm đã làm giảm chiều dài lá so với đối chứng lần lƣợt là 1,0 cm (7,9%) và 1,8 cm (14,2%). Khi xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, sự khác nhau về chiều dài lá ở các công thức có ý nghĩa về mặt thống kê.

Tóm lại: Phun B9 cho cây hoa dạ yến thảo có tác dụng làm giảm chiều dài lá nhƣng không đáng kể, ở nồng độ xử lý khác nhau thì chiều dài lá khác nhau, trong đó, xử lý ở nồng độ 5000 ppm có chiều dài lá đạt giá trị thấp nhất.

3.2.3.4. Chiều rộng lá

Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của B9 đến động thái tăng trƣởng chiều rộng lá dạ yến thảo thu đƣợc đƣợc trình bày tại bảng 3.21.

Ở giai đoạn 40, 50 ngày sau gieo: Dƣới tác động của B9 chiều rộng lá dạ yến thảo ở các nồng độ khác nhau không có sự sai khác đáng kể và không có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy 95%.

Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của daminozide đến động thái tăng trƣởng chiều rộng lá dạ yến thảo

Chỉ tiêu Nồng độ (ppm)

Chiều rộng lá sau gieo…. (cm)

40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày

0 (Đ/c) 1,3a 1,8a 2,8a 3,4a 3,9a

2500 1,2a 1,6a 2,5b 3,3ab 3,7a

5000 1,1a 1,5a 2,5b 3,1b 3,5a

CV(%) 8,91 11,75 4,30 3,72 6,30 LSD0,05 0,219 0,400 0,224 0,242 0,467

Ở giai đoạn 60 ngày: Chiều rộng lá dao động trong khoảng từ 2,5 – 2,8 cm, chiều rộng lá ở nồng độ 2500 ppm và 5000 ppm bằng nhau (2,5 cm). Xử lý B9 cho cây hoa dạ yến thảo ở nồng độ 2500 ppm và 5000 ppm đã làm giảm chiều rộng lá giảm so với đối chứng 0,3cm (10,7%). Khi xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, chiều rộng lá ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng.

Ở giai đoạn 70 ngày sau gieo: Chiều rộng lá dao động từ 3,1 – 3,4 cm, lớn nhất ở đối chứng và nhỏ nhất ở nồng độ 5000 ppm. Xử lý B9 cho cây hoa dạ yến thảo ở nồng độ 5000 ppm đã làm giảm chiều rộng lá so với đối chứng 0,3 cm (8,8%), tƣơng tự ở nồng độ 2500 ppm đã làm chiều rộng lá giảm so với đối chứng là 0,1 cm (2,9%). Khi xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, chiều rộng lá ở nồng độ 5000 ppm có sự sai khác so với đối chứng.

Ở giai đoạn 80 ngày sau gieo: Dƣới tác động của B9, chiều rộng lá biến động từ 3,5 – 3,9 cm, lớn nhất ở đối chứng và nhỏ nhất ở nồng độ 5000 ppm. Khi xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, chiều rộng lá giữa các công thức không có sự khác nhau về mặt thống kê.

Tóm lại: Khi xử lý B9 cho cây dạ yến thảo ở các nồng độ khác nhau không có ảnh hƣởng đến chiều rộng lá.

3.2.3.5. Số lá/thân chính

Để tìm hiểu mối tƣơng quan giữa nồng độ B9 với số lá/thân chính, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của B9 đến số lá của cây hoa dạ yến thảo và thu đƣợc kết quả ở bảng 3.22:

Ở giai đoạn 40 ngày sau gieo: Số lá/thân chính biến động từ 10,6 – 12,1 lá, cao nhất ở nồng độ 5000 ppm và thấp nhất ở đối chứng. Xử lý B9 cho cây hoa dạ yến thảo ở nồng độ 2500 ppm và 5000 ppm đã làm tăng số lá so với đối chứng lần lƣợt là 0,4 lá (3,8%) và 1,5 lá (14,3%). Khi xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, số lá/thân chính ở nồng độ 5000 ppm có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng.

Bảng 3.22. Ảnh hƣởng của daminozide đến số lá/thân chính của cây hoa dạ yến thảo

Chỉ tiêu Nồng độ (ppm)

Số lá/thân chính sau gieo… (lá)

40 ngày 50 ngày 60 ngày

0 (Đ/c) 10,6b 14,5a 23,5a

2500 11,0ab 14,9a 23,7a

5000 12,1a 16,0a 24,5a

CV(%) 5,28 9,02 4,71

Ở giai đoạn 50 ngày sau gieo: Số lá/thân chính biến động từ 14,5 – 16,0 lá. Khi xử lý B9 cho cây hoa dạ yến thảo ở nồng độ 2500 ppm và 5000 ppm đã làm tăng số lá/thân chính so với đối chứng lần lƣợt là 0,4 lá (2,8%) và 1,5 lá (10,3%). Xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, số lá/thân chính ở các công thức thí nghiệm không có sự sai khác về mặt thống kê so với đối chứng

Ở giai đoạn 60 ngày: Cũng cho kết quả tƣơng tự, khi xử lý B9 cho cây hoa dạ yến thảo ở nồng độ 2500 ppm và 5000 ppm đã làm tăng số lá/thân chính so với đối chứng từ 0,2 – 1,0 (0,9 – 4,3%). Với độ tin cậy 95%, số lá/thân chính ở các công thức thí nghiệm không có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng.

Tóm lại: Số lá/thân chính của cây hoa dạ yến thảo là một đặc tính di truyền, chịu ảnh hƣởng của chất lƣợng hạt giống. Do vậy, việc phun B9 không có tác động làm thay đổi số lá/thân chính của cây hoa dạ yến thảo.

3.2.3.6. Số cành cấp 1/cây

Để tìm hiểu mối tƣơng quan giữa nồng độ B9 với số cành cấp 1/cây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của B9 đến số cành cấp 1/cây của cây hoa dạ yến thảo và thu đƣợc kết quả ở bảng 3.23:

Bảng 3.23. Ảnh hƣởng của daminozide đến động thái tăng trƣởng số cành cấp 1/cây của cây hoa dạ yến thảo

Chỉ tiêu Nồng độ (ppm)

Số cành cấp 1/cây sau gieo…(cành)

60 ngày 70 ngày 80 ngày 90 ngày

0 (Đ/c) 5,7a 8,9b 15,9b 19,5b

2500 6,7ab 12,2a 18,5a 23,3a

5000 7,1b 12,3a 18,8a 23,8a

CV(%) 9,91 8,40 6,89 6,33

Ở giai đoạn 60 ngày sau gieo: Dƣới ảnh hƣởng của B9, số cành cấp 1/thân chính biến động từ 5,7 – 7,1 cành, cao nhất ở nồng độ 5000 ppm và thấp nhất ở đối chứng. Khi xử lý ở độ tin cậy 95%, số cành cấp 1/cây ở nồng độ 5000 ppm có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. Tƣơng tự ở giai đoạn 70, 80 ngày, số cành cấp 1/cây ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng với độ tin cậy 95%.

Tóm lại: Khi xử lý B9 cho cây hoa dạ yến thảo có tác dụng làm tăng số cành cấp 1/cây (19,5 – 22,1%), cao nhất ở nồng độ 5000 ppm.

3.2.3.7. Chiều dài cành cấp 1

Số liệu thu đƣợc về ảnh hƣởng của B9 đến động thái tăng trƣởng chiều dài cành cấp 1 đƣợc trình bày ở bảng 3.24.

Bảng 3.24. Ảnh hƣởng của daminozide đến động thái tăng trƣởng chiều dài cành cấp 1 của cây hoa dạ yến thảo

Chỉ tiêu Nồng độ

(ppm)

Chiều dài cành cấp 1 sau gieo…(cm)

60 ngày 70 ngày 80 ngày 90 ngày

0 (Đ/c) 6,7a 15,5a 20,5a 24,9a

2500 6,5a 15,0a 18,9ab 21,1b

5000 6,1a 12,9b 16,5b 19,3b

CV(%) 9,50 6,24 9,02 6,02 LSD0,05 1,222 1,802 3,354 2,616

Ở giai đoạn 60 ngày sau gieo: Chiều dài cành cấp 1 biến động từ 6,1 – 6,9 cm, lớn nhất ở đối chứng và thấp nhất ở nồng độ 2500 ppm. Khi xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, chiều dài cành cấp 1 ở các công thức thí nghiệm không có sự sai khác so với đối chứng.

Ở giai đoạn 70 ngày sau gieo: Chiều dài cành cấp 1 dao động trong khoảng từ 12,9 – 15,5 cm, lớn nhất ở đối chứng và thấp nhất ở nồng độ 5000 ppm. Xử lý B9 cho cây hoa dạ yến thảo ở nồng độ 2500 ppm và 5000 ppm đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của paclobutrazol và daminozide đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển và năng suất cây hoa dạ yến thảo trồng chậu tại thành phố quy nhơn, (Trang 77 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)