Ảnh hƣởng của paclobutrazol đến một số chỉ tiêu sinh hóa của hoa dạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của paclobutrazol và daminozide đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển và năng suất cây hoa dạ yến thảo trồng chậu tại thành phố quy nhơn, (Trang 50)

4. Bố cục của luận văn

3.1.1. Ảnh hƣởng của paclobutrazol đến một số chỉ tiêu sinh hóa của hoa dạ

3.1.1. Ảnh hƣởng của paclobutrazol đến một số chỉ tiêu sinh hóa của hoa dạ yến thảo trồng chậu dạ yến thảo trồng chậu

3.1.1.1. Hàm lượng nước tổng số

Nƣớc đóng vai trò quan trọng nhất trong các hoạt động sống của cơ thể. Nƣớc là nhân tố đảm bảo cho sự thống nhất giữa cơ thể với môi trƣờng, nhờ nƣớc mà cây hút đƣợc chất khoáng ở trong đất, lá hút đƣợc CO2. Đồng thời, nƣớc là môi trƣờng của các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể, tham gia trực tiếp vào quá trình trao đổi chất, nhƣ là một nguyên liệu của phản ứng (quá trình quang hợp, hô hấp). Nhƣ vậy, nƣớc vừa tham gia cấu trúc nên cơ thể thực vật, vừa tham gia các biến đổi hóa sinh và các hoạt động sinh lý của cây, quyết định quá trình sinh trƣởng phát triển, khả năng chống chịu nên quyết định đến năng suất cây trồng [6].

Vì những tính chất quan trọng nhƣ vậy nên chúng tôi đã tiến hành các thí nghiệm để tìm hiểu sự biến động hàm lƣợng nƣớc tổng số trong cây dƣới tác động của các nồng độ PBZ khác nhau và kết quả thu đƣợc thể hiện bảng 3.1.

Ở giai đoạn cây con: Hàm lƣợng nƣớc tổng số biến động từ 95,54 – 95,65 %, lớn nhất ở nồng độ 02 ppm và nhỏ nhất ở đối chứng. Khi xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, hàm lƣợng nƣớc tổng số ở các công thức thực nghiệm không có sự sai khác so với đối chứng.

Ở giai đoạn xuất hiện nụ: Dƣới ảnh hƣởng của PBZ, hàm lƣợng nƣớc tổng số dao động trong khoảng từ 94,74 – 95,20 %, lớn nhất ở nồng độ 01 ppm và nhỏ nhất ở nồng độ 02 ppm. Xử lý PBZ cho cây hoa dạ yến thảo ở

nồng độ 01 ppm làm tăng hàm lƣợng nƣớc so với đối chứng là 0,46%. Tuy nhiên, hàm lƣợng nƣớc tổng số ở nồng độ 02 ppm và 04 ppm giảm so với đối chứng lần lƣợt là 0,02 % và 0,01%. Khi xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, hàm lƣợng nƣớc tổng số ở nồng độ 01ppm có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng, còn ở nồng độ 02 ppm và 04 ppm không có sự sai khác so với đối chứng.

Bảng 3.1. Ảnh hƣởng của paclobutrazol đến hàm lƣợng nƣớc tổng số trong lá dạ yến thảo

Chỉ tiêu Nồng độ (ppm)

Hàm lƣợng nƣớc tổng số (%)

Cây con Xuất hiện nụ Hoa nở

0 (Đ/c) 95,54a 94,76b 94,09a

01 95,62a 95,20a 94,23a

02 95,65a 94,74b 94,20a

04 95,57a 94,75b 93,64a

CV (%) 0,17 0,17 0,77

LSD0,05 0,455 0,438 2,002

Ghi chú: a, b: Các chữ cái khác nhau trong một cột cùng một điểm thí nghiệm thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức 0,05 về mặt thống kê

Ở giai đoạn hoa nở: Hàm lƣợng nƣớc biến động từ 93,64 – 94,23%, lớn nhất ở nồng độ 01 ppm và nhỏ nhất ở nồng độ 04 ppm. Khi xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, hàm lƣợng nƣớc tổng số ở các công thức không có sự sai khác so với đối chứng.

Tóm lại: Khi xử lý PBZ cho cây hoa dạ yến thảo ở giai đoạn cây con và hoa nở không làm ảnh hƣởng đến hàm lƣợng nƣớc tổng số. Tuy nhiên ở giai

đoạn xuất hiện nụ, xử lý PBZ ở nồng độ 01 ppm đã làm hàm lƣợng nƣớc tổng số tăng lên so với đối chứng (0,45%).

3.1.1.2. Hàm lượng diệp lục

Quang hợp là một trong những chức năng sinh lý quan trọng nhất của thực vật, nhờ có diệp lục chứa trong lục lạp mà cây xanh có thể hấp thụ năng lƣợng ánh sáng mặt trời dƣới dạng photon và biến nó thành năng lƣợng hóa học tích lũy trong các chất hữu cơ [2]. Hàm lƣợng diệp lục là chỉ tiêu quan trọng liên quan đến khả năng quang hợp và sự tổng hợp chất khô trong cây. Hai loại diệp lục giữ vai trò quan trọng trong quang hợp là diệp lục a và diệp lục b. Diệp lục a tham gia trực tiếp vào phản ứng, chuyển hóa năng lƣợng ánh sáng thành năng lƣợng hóa học. Diệp lục b hấp thụ năng lƣợng ánh sáng và truyền năng lƣợng hấp thụ cho phân tử diệp lục a [6]. Kết quả đánh giá tác động của PBZ đến hàm lƣợng diệp lục trong lá dạ yến thảo đƣợc trình bày trong bảng 3.2.

Ở giai đoạn cây con: Hàm lƣợng diệp lục tổng số biến động từ 0,640 – 0,645 mg/g chất tƣơi. Khi xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, hàm lƣợng diệp lục a, diệp lục b và diệp lục tổng số ở các công thức thí nghiệm không có sự sai khác so với đối chứng. Ở giai đoạn này chƣa xử lý PBZ nên không ảnh hƣởng đến hàm lƣợng diệp lục trong lá của cây hoa dạ yến thảo.

Ở giai đoạn xuất hiện nụ: Hàm lƣợng diệp lục tổng số biến động từ 0,788 – 0,973 mg/g chất tƣơi, lớn nhất ở nồng độ 01 ppm và nhỏ nhất ở đối chứng. Tuy nhiên khi tăng nồng độ PBZ thì hàm lƣợng diệp lục có chiều hƣớng giảm. Khi xử lý PBZ cho cây hoa dạ yến thảo ở nồng độ 01 ppm đã làm tăng hàm lƣợng diệp lục so với đối chứng 0,185 mg/g chất tƣơi (23,5%). Ở nồng độ 02 ppm và 04 ppm lại làm hàm lƣợng diệp lục tăng so với đối chứng lần lƣợt là 0,134 mg/g chất tƣơi ( 17,0%) và 0,047 mg/g chất tƣơi (6,0%). Khi xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, hàm lƣợng diệp lục a, b, tổng số ở nồng độ 01

ppm và 02 ppm có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng còn ở nồng độ 04ppm thì không có sự sai khác so với đối chứng.

Bảng 3.2. Ảnh hƣởng của paclobutrazol đến hàm lƣợng diệp lục trong lá dạ yến thảo (mg/g lá tƣơi)

Chỉ tiêu Nồng

độ (ppm)

Cây con Xuất hiện nụ Hoa nở

Diệp lục a Diệp lục b Diệp lục a+b Diệp lục a Diệp lục b Diệp lục a+b Diệp lục a Diệp lục b Diệp lục a+b

0 (Đ/c) 0,498a 0,142a 0,640a 0,584b 0,199b 0,788b 1,003b 0,243c 1,246c

01 0,497a 0,148a 0,645a 0,728a 0,248a 0,973a 1,052a 0,319a 1,371a

02 0,501a 0,144a 0,645a 0,623a 0,235a 0,922a 1,039ab 0,272b 1,312b

04 0,502a 0,142a 0,644a 0,584b 0,211b 0,835b 1,002b 0,237c 1,239c

CV (%) 1,10 4,74 0,91 5,15 6,01 5,59 2,62 4,75 1,51

LSD0,05 0,008 0,011 0,009 0,052 0,021 0,076 0,041 0,020 0,030

Giai đoạn hoa nở: Dƣới tác động của PBZ, hàm lƣợng diệp lục tổng số biến động từ 1,239 – 1,371 mg/g chất tƣơi. Sử dụng PBZ ở nồng độ 01 ppm và 02 ppm đã làm tăng hàm lƣợng diệp lục tổng số so với đối chứng lần lƣợt là 0,125 mg/g (10,0%) và 0,066 mg/g (5,3%), còn ở nồng độ 04 ppm lại làm giảm hàm lƣợng diệp lục tổng số so với đối chứng 0,007mg/g (0,6%). Khi xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, hàm lƣợng diệp lục tổng số ở nồng độ 01 ppm và 02 ppm PBZ có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng.

Tóm lại: Hàm lƣợng diệp lục tăng khi cây càng lớn và cao nhất ở giai đoạn hoa nở. Xử lý PBZ đã ảnh hƣởng đến hàm lƣợng diệp lục của cây ở giai đoạn xuất hiện nụ và ra hoa, đồng thời khi tăng nồng độ PBZ thì hàm lƣợng diệp lục a, b và tổng số có xu hƣớng giảm. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Hồng Linh (2012) và Dƣơng Thị Quyên (2013) [8], [12].

3.1.1.3. Hàm lƣợng nitơ tổng số

Nitơ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống thực vật và là một trong những nhân tố chi phối có hiệu quả nhất đến quá trình sinh trƣởng và phát triển của thực vật.

Nitơ là thành phần của các protein và axit nucleic nên nitơ có ý nghĩa quan trọng bậc nhất đối với đời sống thực vật cũng nhƣ đối với toàn bộ thế giới hữu cơ [6]. Để tìm hiểu sự tác động của nồng độ PBZ đến sự biến động của hàm lƣợng N tổng số trong lá, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm và thu đƣợc kết quả ở bảng 3.3

Bảng 3.3. Ảnh hƣởng paclobutrazol đến hàm lƣợng nitơ tổng số trong lá dạ yến thảo

Chỉ tiêu Nồng độ

(ppm)

Hàm lƣợng N tổng số (%)

Cây con Hoa nở

0 (Đ/c) 3,23a 4,10b 01 3,26a 3,68d 02 3,29a 3,83c 04 3,15a 4,43a CV (%) 4,42 0,85 LSD0,05 0,269 0,064

Ở giai đoạn cây con: Dƣới tác động của PBZ, hàm lƣợng N tổng số biến động từ 3,15 – 3,29 %, lớn nhất ở nồng độ 02 ppm và nhỏ nhất ở nồng độ 04 ppm. Ở giai đoạn này chƣa xử lý PBZ nên các công thức không có sai khác.

Ở giai đoạn hoa nở: Dƣới tác động của PBZ, hàm lƣợng N tổng số biến động từ 3,68 – 4,43 %, lớn nhất ở nồng độ 04 ppm, nhỏ nhất ở nồng độ 01 ppm. Khi xử lý PBZ cho cây dạ yến thảo, hàm lƣợng N tổng số ở nồng độ 04 ppm tăng so với đối chứng 0,33%. Tuy nhiên, hàm lƣợng N tổng số ở nồng độ

01 ppm và 02 ppm lại giảm so với đối chứng lần lƣợt là 0,42% và 0,27%. Khi xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, các công thức PBZ có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng.

Tóm lại: Kết quả cho thấy khi xử lý PBZ cho cây hoa dạ yến thảo đã làm ảnh hƣởng đến hàm lƣợng N trong lá ở giai đoạn hoa nở và khi tăng nồng độ thì hàm lƣợng N có xu hƣớng tăng lên. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Dƣơng Thị Quyên (2013) [12].

3.1.2. Ảnh hƣởng của paclobutrazol đến thời gian sinh trƣởng của hoa dạ yến thảo trồng chậu yến thảo trồng chậu

Thời gian chiếu sáng không những ảnh hƣởng đến phân hóa mầm hoa mà còn ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và phát dục của hoa. Thời gian sinh trƣởng của cây hoa dạ yến thảo không chỉ phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của giống, mà còn chịu ảnh hƣởng của mùa vụ, thời tiết, điều kiện canh tác và các giải pháp kỹ thuật. Trong thí nghiệm chúng tôi chỉ tiến hành theo dõi thời gian sinh trƣởng của cây từ khi trồng đến khi thu hoạch. Ảnh hƣởng của PBZ đến thời gian sinh trƣởng của hoa dạ yến thảo đƣợc thể hiện trong bảng 3.4.

Thời gian từ gieo đến ngày mọc mầm: Giai đoạn này chƣa xử lý PBZ nên thời gian từ gieo đến mọc mầm không có sự sai khác giữa các công thức.

Thời gian từ gieo đến ngày xuất hiện nụ: Đây là thời kỳ cây sinh trƣởng, phát triển mạnh, rễ hấp thu tốt các chất dinh dƣỡng trong đất. Do vậy, thời gian từ gieo đến ngày ra nụ biến động từ 88,0 – 97,0 ngày, lớn nhất ở nồng độ 04 ppm và nhỏ nhất ở công thức đối chứng. Xử lý PBZ ở nồng độ 04 ppm cho cây hoa dạ yến thảo đã làm chậm thời gian từ gieo đến ngày xuất hiện nụ so với đối chứng 09 ngày. Khi xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, thời gian từ gieo đến ngày xuất hiện nụ ở nồng độ 04 ppm có sự sai khác so với đối chứng.

Bảng 3.4. Ảnh hƣởng của paclobutrazol đến thời gian sinh trƣởng của hoa dạ yến thảo

Chỉ tiêu Nồng độ

(ppm)

Thời gian từ gieo đến ngày….(ngày) Mọc mầm Xuất hiện nụ Hoa nở

0 (Đ/c) 5,3a 88,0b 97,7b

01 5,0a 91,3b 111,3a

02 5,0a 90,0b 107,3a

04 5,3a 97,0a 111,7a

CV (%) 7,90 2,27 3,00

LSD0,05 0,769 3,920 6,053

Thời gian từ gieo đến ngày hoa nở: Biến động từ 97,7 – 111,7 ngày. Khi xử lý PBZ cho cây hoa dạ yến thảo thì thời gian từ gieo đến ngày hoa nở ở các công thức thí nghiệm chậm hơn đối chứng từ 9,6 – 14 ngày, do tốc độ phát dục của nụ và hoa chịu ảnh hƣởng lớn của điều kiện sau khi trồng. Xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, thời gian từ gieo đến ngày hoa nở ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng.

Tóm lại: Xử lý PBZ làm kéo dài thời gian từ gieo đến ngày hoa nở ở cây hoa dạ yến thảo (9,6 - 14 ngày). Trong đó, ở nồng độ 04 ppm PBZ có thời gian sinh trƣởng đạt giá trị lớn nhất.

3.1.3. Ảnh hƣởng của paclobutrazol đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển của hoa dạ yến thảo trồng chậu triển của hoa dạ yến thảo trồng chậu

3.1.3.1. Chiều cao cây

Chiều cao cây biểu hiện sức sống, sự phân chia của các tế bào bên trong cơ thể thực vật. Chiều cao tăng nhanh chứng tỏ lƣợng tế bào và kích thƣớc tế bào tăng nhanh. Ngoài ra phát triển chiều cao cây nhằm tạo ƣu thế cho quá trình quang hợp, là cơ sở cho việc hình thành năng suất sau này. Cây

sinh trƣởng tốt sẽ có chiều cao thích hợp, cân đối qua từng thời kỳ. Chiều cao cây là một đặc tính di truyền; tuy nhiên, cũng còn tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và tác động của các biện pháp kỹ thuật.

Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của nồng độ PBZ đến động thái tăng trƣởng chiều cao cây, kết quả thu đƣợc đƣợc thể hiện ở bảng 3.5:

Bảng 3.5. Ảnh hƣởng của paclobutrazol đến động thái tăng trƣởng chiều cao của cây hoa dạ yến thảo

Chỉ tiêu Nồng độ

(ppm)

Chiều cao cây sau gieo… (cm) 40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày 90 ngày 0 (Đ/c) 1,3a 2,6a 4,4a 8,6a 11,2a 16,4a

01 1,0c 2,0bc 3,1c 6,3c 8,1c 11,7bc

02 1,2b 2,2b 3,6b 7,0b 9,5b 13,7b

04 1,0c 1,8c 2,8d 5,9c 7,2d 10,7c

CV(%) 6,51 7,84 3,54 4,25 5,12 10,16 LSD0,05 0,135 0,314 0,232 0,241 0,866 2,515

Ở giai đoạn 40 ngày sau gieo: Dƣới tác động của PBZ, chiều cao cây hoa dạ yến thảo biến động từ 1,0 – 1,3 cm, các công thức xử lý PBZ đều làm chiều cao cây giảm so với đối chứng từ 0,1 – 0,3cm (7,7–23,1%). Xử lý thống kê ở độ tin cậy 95%, chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng. Khi tăng nồng độ PBZ thì chiều cao cây có xu hƣớng giảm xuống. Tƣơng tự, ở giai đoạn 50, 60, 70, 80 ngày sau gieo, chiều cao cây cũng có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức thí nghiệm.

Ở giai đoạn 90 ngày sau gieo: Chiều cao cây ở các công thức xử lý PBZ khác nhau và biến động từ 10,7 – 16,4 cm. Khi xử lý PBZ cho cây hoa dạ yến

thảo ở nồng độ 04 ppm cũng làm giảm chiều cao thân chính so với đối chứng 5,7 cm (34,8%), tƣơng tự ở nồng độ 01 ppm và 02 ppm cũng làm chiều cao cây lần lƣợt giảm so với đối chứng là 4,7 cm (28,7%) và 2,7 cm (16,5%). Với độ tin cậy 95%, chiều cao cây ở các công thức thí nghiệm có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với công thức đối chứng.

Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của paclobutrazol đến động thái tăng trưởng chiều cao của cây hoa dạ yến thảo

Tóm lại: Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi ngâm PBZ ở các nồng độ khác nhau cho cây hoa dạ yến thảo thì chiều cao cây giảm so với công thức đối chứng và xử lý ở nồng độ càng tăng thì chiều cao cây càng giảm. Khi xử lý ở nồng độ 04 ppm thì làm chiều cao cây giảm nhiều nhất so với đối chứng. Nhƣ vậy PBZ làm kiềm hãm sự tăng trƣởng chiều cao cây hoa dạ yến thảo. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với nghiên cứu của Barret (1992), Nora Francescangeli và Ana Zagabria (2007) [16], [27].

3.1.3.2. Đường kính tán

Đƣờng kính tán là một trong những chỉ tiêu sinh trƣởng mà ngƣời sản xuất, tiêu dùng quan tâm. Trong đó, đƣờng kính tán của cây cũng là một trong

các yếu tố cấu thành năng suất vì đƣờng kính tán có liên quan đến sự phân hóa nụ hoa. Đƣờng kính tán càng lớn thì số hoa càng nhiều.

Bảng 3.6. Ảnh hƣởng của paclobutrazol đến động thái tăng trƣởng đƣờng kính tán của cây hoa dạ yến thảo

Chỉ tiêu Nồng độ

(ppm)

Đƣờng kính tán sau gieo…. (cm)

40 ngày 50 ngày 60 ngày 70 ngày 80 ngày 90 ngày 0 (Đ/c) 5,8a 9,2a 14,0a 20,4 a 25,7 a 34,1 a

01 5,3b 7,2bc 10,7b 17,6 bc 23,6 ab 28,3 b

02 5,4ab 8,3 ab 11,4b 19,1ab 24,8ab 32,4a

04 5,1b 6,6c 10,3b 16,8c 22,6b 27,4b

CV(%) 4,54 10,58 12,25 6,41 5,18 6,27 LSD0,05 0,460 1,560 2,670 2,232 2,356 3,607

Ở giai đoạn 40 ngày sau gieo: Dƣới tác động của PBZ đƣờng kính tán của cây hoa dạ yến thảo biến động từ 5,1 – 5,8 cm, lớn nhất ở đối chứng và nhỏ nhất ở nồng độ 04 ppm. Xử lý PBZ cho cây hoa dạ yến thảo ở nồng độ 04

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của paclobutrazol và daminozide đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển và năng suất cây hoa dạ yến thảo trồng chậu tại thành phố quy nhơn, (Trang 50)