Tình hình nghiên cứu paclobutrazol và daminozide trên Thế giới và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của paclobutrazol và daminozide đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển và năng suất cây hoa dạ yến thảo trồng chậu tại thành phố quy nhơn, (Trang 33 - 37)

4. Bố cục của luận văn

1.4.3. Tình hình nghiên cứu paclobutrazol và daminozide trên Thế giới và

Việt Nam

1.4.3.1. Tình hình nghiên cứu paclobutrazol và daminozide trên Thế giới

Zhang Jian, Zhang Zhi-Guo, Sui Yan-Hui nghiên cứu ảnh hƣởng của các chất làm chậm sinh trƣởng trên cây hoa cúc vạn thọ. Các chất đƣợc sử dụng là B9, CCC, PBZ. Nghiên cứu cho thấy nồng độ tối ƣu B9, CCC và PBZ cho sự phát triển cây hoa cúc vạn thọ lần lƣợt là 2500mg/kg; 0,3% và 60mg/kg. Nồng độ an toàn của ba chất làm chậm sinh trƣởng lần lƣợt là 1000 – 2000 mg/ kg; 0,1% - 0,3% và 10 - 60mg/ Kg. Trong đó, 60 mg/ kg PBZ cho kết quả tốt nhất và mức chi thấp nhất, tiếp theo là 0,3% CCC. Khi nồng độ CCC vƣợt quá 1,0%, có thể gây độc cho cây [39].

Zhang Ben-jie (2007) nghiên cứu ảnh hƣởng của Daminozide đến sự sinh trƣởng, phát triển cây dạ yến thảo. B9 thƣờng đƣợc sử dụng để kiểm soát sự phát triển của cây. Sự phát triển quá mức của dã yến thảo thƣờng làm giảm chất lƣợng của nó. Cây giống dạ yến thảo đƣợc xử lý với nồng độ B9 khác nhau bằng việc phun lên lá. Kết quả cho thấy B9 có thể kiểm soát chiều cao của cây dạ yến thảo có hiệu quả và an toàn, giảm diện tích lá, tăng hàm lƣợng diệp lục và độ dày của lá, làm cho lá màu đậm hơn và cải thiện chất lƣợng

hoa quả một cách hiệu quả. Nồng độ thích hợp của B9 là 1000-2.500 mg / L, trong đó nồng độ tối ƣu là 2500 mg / L [38].

Hai thí nghiệm đã đƣợc tiến hành trên 2 loài hoa dạ yến thảo: Petania Bonanza và Velvet Carpet. Sử dụng bốn chất làm chậm sinh trƣởng (B9, dikegulacnatri, PBZ và uniconazole) ở bốn nồng độ khác nhau và ba tần số ứng dụng. Mục đích của những thí nghiệm này là để xác định phƣơng pháp sản xuất các cây hoa dạ yến thảo cho chiều cao thấp nhất (± 80mm cao) để bán. Nồng độ đề xuất là: B9 (1250 – 2500 mg/l), PBZ (16-40 mg/1), uniconazole (8 ":" 25 mg/1) và Dikegulacnatri (1000-2500 mg/l) [19].

Sử dụng B9 ở mức 1000 - 16000 ppm; PBZ từ 5 - 80 ppm và uniconazole từ 2 - 32 ppm cho giống hoa hƣớng dƣơng Pacino (Helianthus annuus) để so sánh. Hiệu quả của các chất kể trên là kiểm soát chiều cao cây hoa hƣớng dƣơng. Kết quả cho thấy sử dụng uniconazole ở nồng độ 16 - 32mg/lít hoặc B9 với nồng độ 4000 - 8000 mg/L thì có tác dụng tốt. Phun PBZ đến 80 mg/L lại có ít tác dụng [17].

Ngâm hạt giống hoa hƣớng dƣơng (HelianthusAnnuus cv. 'Pacino') trong dung dịch PBZ ở các nồng độ 0 (Đ/c), 2, 4, 8, 16 hoặc 32 mg/chậu để xác định tác động của PBZ trong việc kiểm soát chiều cao cây. Tất cả các công thức đều làm giảm chiều cao cây khoảng 27% so với đối chứng, nhƣng ở nồng độ 16 và 32 mg/chậu cho chiều cao cây thấp nhất. Đƣờng kính tán, đƣờng kính hoa giảm lần lƣợt so với đối chứng là 16% và 4% ở nồng độ 2 và 4 mg /chậu. Nhƣng chỉ có nồng độ trên 4 mg/chậu mới có sự sai khác có ý nghĩa so với đối chứng. PBZ không ảnh hƣởng đến thời gian sinh trƣởng của cây hoa hƣớng dƣơng. Nồng độ 2 và 4 mg/chậu kiểm soát chiều cao tối ƣu tƣơng ứng với đƣờng kính là 16,5 cm [35].

Cây hoa giấy là cây sinh trƣởng rất nhanh nên yêu cầu phải cắt tỉa thƣờng xuyên trong suốt quá trình sống của cây. Mục đích nghiên cứu của

Norcini J.G là đánh giá hiệu quả của uniconazole và B9 trong việc kiểm soát sự tăng trƣởng của cây hoa giấy. Kết quả nghiên cứu cho thấy: chiều cao bị ức chế khi sử dụng uniconazole hoặc B9 (10.000 ppm). Phun uniconazole 200 ppm và giúp giảm tốc độ tăng trƣởng trong 3 đến 5 tuần. Nếu ngâm uniconazole 2,5 hoặc 5,0 mg/ lít giúp cây giảm tối đa mức sinh trƣởng [28].

James E. Faust, Pamela C. Korczynski và Robert Klein nghiên cứu ảnh hƣởng của PBZ đến chiều cao và sự ra hoa của cây hoa trạng nguyên „Freedom Red‟. Ngâm PBZ [(A.i.) 0.118 mg / container; (28.350 mg = 1,0 fl oz)] trên cây trạng nguyên phát triển trong tự nhiên. Ở cây có dùng PBZ thì trong diện tích lá bắc giảm 15% - 12% so với đối chứng, giảm chiều cao và chiều dài lóng một các nhanh chóng và lâu dài [22].

Barret và cộng sự nghiên cứu trên cây mai địa thảo, xác pháo, cúc vạn thọ và dạ yến thảo trồng trong chậu 610 cm2

đƣợc phun uniconazole hoặc PBZ ở nồng độ từ 10 - 160 mg/L. Đối với tất cả các loài cả hai hóa chất đều làm giảm kích thƣớc cây trồng so với đối chứng và hiệu quả tăng khi tăng nồng độ. Với cùng nồng độ Uniconazole đã tạo ra những cây nhỏ gọn hơn PBZ [16].

Shi-Ying Wang nghiên cứu: “Ảnh hƣởng của các chất điều hòa sinh trƣởng đến kích thƣớc, sự phân nhánh và sự ra hoa của cây dạ yến thảo”. Bảy loài dạ yến thảo đƣợc nghiên cứu: Purple Wave, Pink Wave, Misty Lilac Wave, Rose Wave, Dramatica Cherry và Dramatica Hot Pink. Sử dụng B9 phun hai lần ở nồng độ 7500 ppm, PBZ phun hai lần ở nồng độ 30 ppm, ngâm paclobutrazol ở nồng độ 5 ppm, ngâm paclobutrazol ở nồng độ 5 ppm và phun ở nồng độ 30 ppm hoặc sử dụng ethephone (Florel) phun hai lần ở nồng độ 500 ppm. Đƣờng kính cây, chiều cao thân chính đƣợc kiểm soát hiệu quả thông qua việc phun B9 và ngâm PBZ. Số nhánh tăng đáng kể bởi ethephone và B9. Tuy nhiên thời gian ra hoa bị trì hoãn khi sử dụng ethephone. Kích

thƣớc hoa đầu tiên phản ứng với các chất điều hòa sinh trƣởng một cách tiêu cực [34].

Ksenija Karlovie và cs (2004) đã nghiên cứu các nồng độ khác nhau của B9 và CCC là những chất ức chế sinh trƣởng đến sự sinh trƣởng của cây hoa cúc „Revert‟. Kết quả cho thấy ở nồng độ 2000 ppm B9 có tác dụng làm giảm chiều cao cây hoa tốt nhất, số lƣợng chồi hoa cũng giảm đi và hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng chất chlormequat [24].

1.4.3.2. Tình hình nghiên cứu paclobutrazol và daminozide ở Việt Nam

Dƣơng Thị Quyên, Trƣờng Đại học Quy Nhơn, năm 2013 nghiên cứu “Nghiên cứu ảnh hƣởng của canxi và Paclobutrazol đến các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, năng suất và chất lƣợng cành thƣơng phẩm hoa Lily (Lilium sp.) tại Bình Định”. Kết quả cho thấy PBZ đã ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu sinh hóa (hàm lƣợng nƣớc tổng số, diệp lục, nitơ tổng số, kali tổng số, canxi tổng số), làm giảm chiều cao cây, chiều dài lá, làm tăng chiều dài cành hoa. Tuy nhiên không làm ảnh hƣởng đến NSTT của cành hoa Lily thƣơng phẩm [12].

Lê Hồng Linh, Trƣờng đại học Quy Nhơn, năm 2012 nghiên cứu “Nghiên cứu tác động của chế phẩm Paclobutrazol (PBZ) đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, quá trình phát triển và năng suất của xoài cát Hòa Lộc tại Cát Hanh, Phù Cát, Bình Định”. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Liều lƣợng và thời gian xử lý PBZ ảnh hƣởng đến một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, quá trình phát triển và năng suất của xoài cát Hòa Lộc [8].

Trần Văn Hâu và Nguyễn Việt Khởi, trƣờng Đại học Cần Thơ (2007) nghiên cứu: “Hiệu quả của Paclobutrazol kết hợp với thiourê lên sự ra hoa rải vụ chôm chôm java (nephelium lappaceum l.) trong mùa nghịch tại Cần Thơ”. Đề tài đƣợc thực hiện nhằm xác định hiệu quả của PBZ kết hợp với thiourê trên sự ra hoa rải vụ của chôm chôm Java. Các nghiệm thức là nồng độ PBZ từ 200 – 750 ppm, đƣợc thực hiện trong tháng 6, 7, 9 và 11 là những thời

điểm chôm chôm không ra hoa ở đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả cho thấy phun PBZ qua lá ở nồng độ 500 - 750 ppm vào đầu tháng 6 có thể kích thích chôm chôm ra hoa mùa nghịch khi có tiểu hạn trong khi phun PBZ vào tháng 7, 9 và tháng 11 chôm chôm ra hoa vào đầu mùa khô, sớm hơn chính vụ khoảng 30 ngày. Phun PBZ giúp mầm hoa phát triển sớm từ 1-2 tuần, làm tăng tỉ lệ ra hoa từ 30 – 240% và tăng năng suất từ 20 – 75% nhƣng không ảnh hƣởng đến TSS và pH thịt trái [3].

Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp công nghệ cao Tp Hồ Chí Minh [43] đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo nghiệm giống và nghiên cứu khả năng kìm hãm của uniconazole, chlormequat chloride và daminozide lên sự sinh trƣởng, phát triển đối với cây hoa đồng tiền (Gerbera jamesonii) trồng trong chậu mini tại Tp Hồ Chí Minh” đƣợc tiến hành từ 1/2015 – 12/2015. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Sử dụng tổ hợp nồng độ và số lần xử lý B9 trên cây hoa đồng tiền G-1013 và G-10911, ở tổ hợp xử lý một lần duy nhất với 1500 ppm cho tỷ suất lợi nhuận cao nhất, tăng lợi nhuận cao hơn so với không xử lý (tăng từ 0,5 – 0,7 lần)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của paclobutrazol và daminozide đến một số chỉ tiêu sinh hóa, sinh trưởng, phát triển và năng suất cây hoa dạ yến thảo trồng chậu tại thành phố quy nhơn, (Trang 33 - 37)