Thường xuyên xây dựng, củng cố kiện toàn đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền với sự quan tâm đến chế độ, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của đảng bộ huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 85 - 91)

HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.2.5. Thường xuyên xây dựng, củng cố kiện toàn đội ngũ những người làm công tác tuyên truyền với sự quan tâm đến chế độ, chính sách

người làm công tác tuyên truyền với sự quan tâm đến chế độ, chính sách gắn với công tác thi đua, khen thưởng hàng năm; chú trọng đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ cho công tác này trong tình hình mới

Trong tình hình mới, Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh tiếp tục thực hiện Chỉ thị 17-CT/TW ngày 15/10/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới. Cần chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên từ Trung ương đến các tổ chức cơ sở đảng, việc đào tạo, bồi

dưỡng nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, kết hợp hài hòa giữa đội ngũ báo cáo viên lâu năm, có kinh nghiệm với đội ngũ cán bộ trẻ, kế cận, từng bước nâng cao trình độ chuyên nghiệp của báo cáo viên huyện, xã, thị trấn.

Mặt khác, Ban Tuyên giáo Trung ương cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Quy chế hoạt động báo cáo viên của Đảng. Đối với đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp xã, cần có sự quy định, điều chỉnh về số lượng phù hợp với quy mô, tính chất đặc thù và đặc điểm vùng, miền để phù hợp với yêu cầu của thực tiễn ở cơ sở.Các cấp ủy đảng trên địa bàn huyện cần tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; trong đó, chú trọng việc cập nhật kiến thức mới, các kỹ năng, cách giải quyết các tình huống trong công tác tuyên truyền miệng, nhất là kỹ năng đối thoại, tăng cường thông tin hai chiều.

Ban Tuyên giáo các cấp, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong toàn huyện cần chủ động tham mưu giúp cấp ủy cùng cấp tiếp tục rà soát, củng cố đội ngũ báo cáo viên theo hướng tinh gọn, hiệu quả, chất lượng. Đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên phải là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có uy tín và năng lực công tác, khả năng đối thoại, thuyết phục người nghe và thực sự là cầu nối giữa các tổ chức đảng, chính quyền với nhân dân. Cần tranh thủ và có cơ chế động viên các cán bộ đã nghỉ hưu, cựu chiến binh, người có uy tín để tham gia làm báo cáo viên, tuyên truyền viên.

Tiếp tục kiện toàn hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên trên cơ sở lựa chọn những người có đủ phẩm chất và năng lực, kiên quyết thay thế những người không đủ tiêu chuẩn và thực sự không hoạt động. Ở cơ sở cần tranh thủ và có chính sách động viên các cán bộ đã nghỉ hưu, cựu chiến binh, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Vĩnh Thạnh có nhiệt tình, uy tín và kinh nghiệm để tham gia. Về nội dung này, tính

đến cuối tháng 12/2020, tổng số người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là 122 người, thuộc 6 huyện (Vân Canh 28 người, Vĩnh Thạnh 32 người, An Lão 40 người, Hoài Ân 13 người, Tây Sơn 7 người, Phù Cát 2 người) [28]. Nhận thức được tầm quan trọng về vị trí, vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, nên thời gian qua, CTTT, vận động thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với người có uy tín đã được Đảng bộ, chính quyền ở huyện Vĩnh Thạnh đặc biệt quan tâm. Qua đó đã góp phần động viên, khuyến khích người có uy tín phát huy khả năng trong việc vận động, tuyên truyền đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện chấp hành đúng các chủ trương của Đảng, thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ công dân; huy động được sự ủng hộ to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng thuận, tham gia tích cực trong các phòng trào phát triển kinh tế, văn hóa xã hội tại địa phương.

Hơn thế nữa, người có uy tín luôn đi đầu trong việc phát triển kinh tế gia đình, kinh tế hộ; vận động, hướng dẫn người thân, gia đình và bà con trong thôn cùng nhau phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu, góp phần xây dựng nông thôn mới. Trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở và khối đại đoàn kết dân tộc, thông qua các đợt tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, những người có uy tín đã phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đồng thời tham gia ý kiến đóng góp thiết thực vào chương trình phát tiển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đặc biệt là công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc các cấp; tích cực vận động con cháu, dòng họ và mọi người dân tham gia các tổ chức đoàn thể, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Mặt khác, người có uy tín có vai trò quan trọng trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, thông qua việc giải thích, vận động đồng bào nâng cao cảnh giác, không nghe lời kẻ xấu xúi giục; tích cực tham gia các phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Giữ gìn an ninh trật tự ở khu dân cư”. Nhờ đó đã hạn chế được tình

trạng du canh, du cư, tranh chấp đất đai, lấn chiếm đất lâm nghiệp, khai thác lâm sản, săn bắt động vật hoang dã trái phép, không tham gia, hoạt động truyền đạo trái phép ở các xã vùng sâu và vùng giáp ranh. Cùng với đó, những người có uy tín còn tích cực vận động đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tham gia thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn đân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; hưởng ứng thực hiện cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và phong trào xoá nhà tạm, nhà ở đơn sơ, dột nát; thực hiện tốt các quy ước, hương ước ở khu dân cư; tham gia giải quyết tốt các mâu thuẫn trong nội bộ dân cư như khiếu kiện, tranh chấp đất đai, nạn tảo hôn, tự tử, cầm đồ thuốc độc, mê tín dị đoan. Có thể khẳng định, những người có uy tín có vai trò rất quan trọng trong đời sống, trong hoạt động lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh nói riêng, tỉnh Bình Định nói chung. Họ chính là chiếc cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân.

Đồng thời, CTTT cần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới theo hướng: Báo cáo viên các huyện ủy trên cơ sở Hướng dẫn số 06 - HD/BTCTW - BTGTW, ngày 15/8/2011 của Liên Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tuyên giáo Trung ương và Hướng dẫn số 31 - HD/BTGTW, ngày 30/12/2011 của Ban Tuyên giáo Trung ương. Mỗi cấp ủy cơ sở căn cứ tình hình thực tế của địa phương, đơn vị thành lập đội ngũ báo cáo viên gồm các đồng chí trong Thường trực Đảng, HĐND, UBND, UBMTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội do cấp ủy cùng cấp quyết định và quản lý. Chi bộ trực thuộc cấp ủy cơ sở có ít nhất từ 1 đến 2 tuyên truyền viên. Hàng năm, Ban Tuyên giáo các cấp chủ động tham mưu giúp cấp ủy tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên nhằm giúp cho đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm

quan trọng của công tác tuyên truyền nói chung, tuyên truyền miệng nói riêng; nắm vững nội dung, phương pháp, nghiệp vụ về công tác tuyên truyền miệng. Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố có nhiệm vụ bồi dưỡng lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp cơ sở theo kế hoạch, hướng dẫn của thường trực cấp uỷ và Ban Tuyên giáo.

Quan trọng hơn, hàng năm, các cấp căn cứ Hướng dẫn số 06 - HD/BTCTW - BTGTW, ngày 15/8/2011 của Liên Ban Tổ chức Trung ương và Tuyên giáo Trung ương về “thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với báo cáo viên các cấp”, bố trí kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho công tác tuyên truyền miệng, hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Đối với đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp ủy cơ sở và chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở; các chi, đảng bộ trực thuộc căn cứ vào hướng dẫn của Trung ương và tình hình thực tế của cơ sở mà vận dụng hướng dẫn hỗ trợ chế độ bồi dưỡng trên cơ sở nguồn kinh phí chi cho công tác Đảng đã được phân bổ cho các đơn vị hàng năm đảm bảo phù hợp, đúng chế độ chính sách.

Kinh phí chi cho công tác tuyên truyền miệng gồm: trang bị các phương tiện; tổ chức giao ban định kỳ hàng tháng, sơ kết quý, tổng kết năm; kinh phí để tiến hành các cuộc điều tra xã hội học; kinh phí chi chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với Báo cáo viên, hỗ trợ chế độ bồi dưỡng; kinh phí tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; mua tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền miệng...

Tiểu kết chương 3

Trong tình hình mới, cùng với nhiều biến động, phức tạp khó lường của thế giới ít nhiều có tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước và địa phương. Vì thế, CTTT càng đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ cấp thiết với định hướng cơ bản. Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh thường xuyên chú trọng, định hướng cho CTTT trên địa bàn huyện, góp phần thực hiện thắng lợi những

nhiệm vụ chính trị và kinh tế - xã hội địa phương. CTTT với phương châm chủ động, nhạy bén, kịp thời, hiệu quả trong định hướng tư tưởng chính trị, nội dung thông tin được thực hiện tốt hơn. Nguyên tắc một đầu mối trong chỉ đạo, định hướng thông tin phát huy tác dụng rõ rệt, tạo sự thống nhất, kịp thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong chỉ đạo của Đảng bộ huyện.

Cơ quan chỉ đạo, quản lý CTTT đã bám sát tình hình thực tiễn, kịp thời phát hiện, dự báo sớm các vấn đề phát sinh, góp phần tăng cường tính chủ động, tính thuyết phục trong công tác chỉ đạo, định hướng CTTT đối với các vấn đề, sự kiện có tính chất phức tạp, nhạy cảm. Sự phối hợp giữa các cơ quan chỉ đạo, quản lý, CTTT với các bộ phận thực hiện công tác này đã chặt chẽ hơn. Có thể nói, với những định hướng này, các giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả của CTTT trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh trong thời gian tới sẽ được quán triệt và thực hiện có hiệu quả hơn cho nhiệm vụ chính trị kinh tế xã hội quan trọng.

KẾT LUẬN

Từ việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. CTTT là một trong ba bộ phận cấu thành công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của đảng bộ huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)