Yếu tố tác động từ bên ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của đảng bộ huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 41 - 48)

CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1.2. Yếu tố tác động từ bên ngoà

2.1.2.1. Tình hình thế giới

Thứ nhất, một trong những thành quả, xu thế phát triển mới của nhân loại trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI là sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0). Theo ông Klaus Schwab, người sáng lập và là Chủ tịch điều hành Diễn

đàn Kinh tế thế giới, bản chất của Cách mạng công nghiệp 4.0 rất khác so với các cuộc Cách mạnh công nghiệp trước đó. Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất thế giới, làm quốc tế hóa sâu sắc quá trình mở rộng sản xuất, phân phối trên phạm vi toàn cầu, tạo nên sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là những tiền đề phát triển hoàn toàn mới, phi truyền thống, làm thay đổi tư duy và phương thức quan hệ giữa các nước, đặc biệt là các trung tâm quyền lực đã và sẽ thay đổi đáng kể. Đồng thời, còn đặt ra nhiều thách thức đối với con người trong thời đại số hóa, nhất là sự nguy hiểm về sức khỏe, an ninh tài chính, an ninh mạng, việc bảo hộ thông tin cá nhân; đòi hỏi thể chế của Nhà nước phải có đổi mới theo hướng dự báo được những xu thế thay đổi và xây dựng những giải pháp ứng phó kịp thời...

Thứ hai, tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu tăng trưởng tích cực hơn nhờ sự phục hồi của một số nền kinh tế lớn, xu thế hợp tác liên kết toàn cầu và khu vực vẫn tiếp tục được thúc đẩy. Dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế thế giới có thể đạt được 3,6% năm 2017 và 37% năm 2018. Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực tăng trưởng năng động, dự báo đạt 5,5% năm 2017 và 5,4% năm 2018. Các nước tăng cường thúc đẩy liên kết kinh tế, đàm phán các hiệp định tự do thương mại, đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác khu vực, đảm bảo tận dụng những lợi thế của xu hướng toàn cầu hóa, của cách mạng công nghệ, kỷ nguyên công nghệ số và chú trọng các yếu tố phát triển bền vững. Tuy nhiên, triển vọng tăng trưởng còn nhiều rủi ro, chưa bền vững do sự điều chỉnh chính sách của một số nước, bất ổn tài chính, tiền tệ, các vấn đề có thể nảy sinh từ tiến trình cải cách cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, căng thẳng địa chính trị, an ninh quốc tế và chủ nghĩa dân túy.

Thứ ba, các vấn đề an ninh phi truyền thống như: biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan liên tiếp xảy ra với nhiều hình thức và mức độ tác động khác nhau. Những cơn bão nhiệt đới ở khu vực Tây bán cầu (như

Harvey, Irma…) hay những cơn bão gần đây tại châu Á đặt ra những câu hỏi về hiệu quả hành động của các quốc gia trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Tình hình tội phạm xuyên quốc gia như buôn lậu ma túy, buôn người vẫn rất nhức nhối và khó có thể thay đổi trong một thời gian ngắn do hậu quả của sự chênh lệnh trình độ phát triển và các nhóm tội phạm xuyên quốc gia... An ninh lương thực khả năng ứng phó với dịch bệnh ở cấp độ toàn cầu và khu vực vẫn là nỗi lo của mọi quốc gia. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã tác động và ảnh hưởng vô cùng to lớn và hậu quả phức tạp đến toàn cầu. Một thảm họa về y tế đã dẫn đến suy thoái trầm trọng về kinh tế toàn cầu, đe dọa nền chính trị và an ninh quốc tế.

Thứ tư, sự thay đổi trong tương quan lực lượng giữa các nước lớn. Các cường quốc như Nga, Nhật Bản, Trung Quốc và Australia tiếp tục có những điều chỉnh chiến lược, tạo ra ảnh hưởng lớn đến môi trường và quan hệ quốc tế, đặc biệt là vành đai Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Vai trò của các nước này đang ngày càng tăng trong tiến trình định hình trật tự mới, cục diện mới tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bước sang thập niên thứ hai thế kỷ XXI, trọng tâm chiến lược trên thế giới có xu hướng dịch chuyển từ Tây sang Đông, đưa châu Á - Thái Bình Dương trở thành một trong những trung tâm phát triển có vị trí địa - kinh tế và địa - chính trị ngày càng quan trọng trên thế giới, khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn và tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn.

Tuy vậy, nhìn tổng thể, bức tranh chung của thế giới qua hai thập niên đầu thế kỷ XXI, chứng minh rằng, hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn. Trong giai đoạn mới, thế giới nổi lên nhiều vấn đề toàn cầu mới đòi hỏi sự tham gia giải quyết của tất cả các quốc gia. Có thể nói, bên cạnh những yếu tố tích cực, những biến động phức tạp của tình hình thế giới đã tạo nên sự thách thức to lớn đối với hòa bình, an ninh của mỗi nước cũng như

trong khu vực và trên toàn thế giới... Tất cả đã chi phối lớn đến sự phát triển của Việt Nam trong thời gian qua.

2.1.2.2. Tình hình trong nước

Trải quan 35 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, “đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Đây là niềm tự hào, là động lực, là nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững đất nước” [10; tr.103- 104]. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình thành, phát triển; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh; kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, chất lượng tăng trưởng được cải thiện, quy mô và tiềm lực kinh tế đất nước tăng lên.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, phát triển con người, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu được coi trọng và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các chính sách, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, chính sách dân tộc, tôn giáo được thực hiện có kết quả. Chính trị xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, dân chủ xã hội chủ nghĩa được tăng cường. Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn; tổ chức bộ máy lập pháp, hành pháp và tư pháp ngày càng được hoàn thiện. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh toàn diện,

đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt. Nhìn một cách tổng thể, mọi lĩnh vực trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước được thực hiện một cách đồng bộ, mạnh mẽ, hiệu quả, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng lòng ủng hộ, tin tưởng, bạn bè quốc tế tín nhiệm.

Trong suốt thời gian qua, sự phù hợp giữa “ý Đảng” và “lòng dân” là động lực mang tính quyết định đối với sự nghiệp đổi mới. Động lực đó bắt nguồn từ năng lực sáng tạo, bản lĩnh trí tuệ của Đảng và nhân dân ta, thể hiện ở trình độ đoán định, nắm bắt những yếu tố và những vấn đề của thời cuộc, dự kiến đúng tình huống, xác định đường đi nước bước rõ ràng, sẵn sàng tạo lập và nắm bắt thời cơ, khắc phục nguy cơ, vượt qua thách thức đưa đất nước đi lên. Do đổi mới phù hợp giữa “ý Đảng” và “lòng dân”, nên khi Đảng ta phát động, nhân dân nhiệt tình hưởng ứng tạo thành động lực to lớn thực hiện có hiệu quả sự nghiệp đổi mới đất nước. Rõ ràng là toàn bộ sự nghiệp cách mạng gần một thế kỷ của Đảng và nhân dân ta không chỉ đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử, mà còn tiếp tục được đẩy mạnh với những nguồn lực phong phú, hết sức to lớn, trong đó có những nguồn lực không bao giờ cạn. Hành trình của sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới phù hợp “ý Đảng” và “lòng dân” đã và đang kết hợp tất cả ba yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đó là động lực lớn nhất, yếu tố cơ bản nhất tạo nên những thành tựu mới to lớn hơn nữa thực hiện mục tiêu, lý tưởng cao cả: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, sau 35 năm đổi mới, đất nước vẫn còn những tồn tại. Bên cạnh đời sống vật chất đã tăng lên đáng kể, thì sự phân hóa giàu nghèo giữa các bộ phận dân cư, khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tỉnh thành cũng bị nới rộng. Bên cạnh đó, tham nhũng, lãng phí lan rộng cũng là một tác nhân tạo nên sự chênh lệch về tài sản. Bên cạnh đó, diễn biến của những mặt trái cơ chế thị trường, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với một số nước trong khu vực, sự chống phá của các thế lực thù địch, những khuynh hướng

trái chiều trong tư tưởng chính trị, đạo đức, trong chống “diễn biến hòa bình” và trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí đang gây ra những hệ quả hết sức nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn mặt xã hội. Đây là những thách thức, nguy cơ đối với đất nước trong những năm tới đang đặt trước CTTT những nhiệm vụ rất lớn và đòi hỏi Đảng ta phải có phương thức và biện pháp thích hợp nâng cao chất lượng hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mới.

2.1.2.3. Tình hình chính trị nội bộ tỉnh Bình Định và các nhiệm vụ đặt ra của huyện Vĩnh Thạnh trong thời gian hiện nay

Trong những năm 2015 - 2020, tỉnh Bình Định tích cực hưởng ứng những chính sách đổi mới của Đảng, nghiêm túc thực hiện những đường lối, chủ trương của Đảng đề ra nhằm phát triển kinh tế - xã hội, tình hình chính trị ổn định, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Công tác xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị được chú trọng; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được đổi mới, chất lượng, hiệu quả được nâng lên. Ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong rèn luyện phẩm chất đạt đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng được đề cao. Tổ chức bộ máy không ngừng được củng cố, kiện toàn; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên trong Đảng bộ được nâng lên. Công tác cán bộ và công tác bảo vệ chính trị nội bộ được chú trọng. Công tác nội chính, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí được đẩy mạnh. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được tăng cường. Phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng được đổi mới. Sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân được phát huy [8; tr.48-57]. Nhân dân trong tỉnh ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chế độ.

Với tính năng động và sự nhạy bén chính trị, Đảng bộ tỉnh Bình Định đã lãnh đạo đổi mới CTTT, nhiều công việc quan trọng của CTTT đã được hoạch định và triển khai. CTTT đã góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên trong quá trình đẩy mạnh công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, công tác tuyên truyền cơ sở có lúc chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình nhiệm vụ, còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót.

Nằm trong bối cảnh kinh tế xã hội chung của tỉnh, thực hiện chủ trương chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Định về phát triển kinh tế - xã hội bám sát tình hình thực tế địa phương, trong tình hình mới, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh đã đề ra những nhiệm vụ chính trị quan trọng sau:

Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh: Tập trung xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, củng cố kiện toàn bộ máy chính quyền, nâng cao năng lực lãnh đạo, hiệu quả quản lý, điều hành.

Phát triển kinh tế nhanh và bền vững: Tập trung phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng, hiệu quả, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất. Đầu tư nâng cấp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao.

Phát triển văn hóa - xã hội: Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ địa phương, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Tiếp tục đầu tư, xây dựng, tôn tạo, bảo vệ các di tích văn hóa, lịch sử trên địa bàn huyện; duy trì, nâng cao chất lượng các lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa - thể thao. Tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số. Thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội; hỗ trợ kịp thời người dân bị thiệt hại khi gặp rủi ro, thiên tai; đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Tập trung ổn định sản xuất và đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt công tác dự phòng, phòng chống dịch bệnh, các Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tăng cường quốc phòng, đảm bảo an ninh trật tự: Tăng cường công tác giáo dục, bồi dưỡng và phổ biến kiến thức quốc phòng - an ninh. Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân trong huyện xây dựng nền

quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ huyện vững chắc. Đảm bảo an ninh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Phát hiện và xử lý kịp thời các loại tội phạm; ngăn chặn có hiệu quả các tệ nạn xã hội; triển khai đồng bộ các biện pháp kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông; giữ vững an ninh tuyến núi, an ninh nông thôn, an ninh vùng giáp ranh. Thực hiện tốt công tác hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, không để xảy ra “điểm nóng” trên địa bàn huyện.

Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của huyện cần có sự vào cuộc của hệ thống chính trị huyện nói chung, Ban Tuyên giáo Huyện ủy nói riêng, trong đó CTTT phải đi đầu. Vì vậy, việc đổi mới, nâng cao hiệu quả CTTT của Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh là vô cùng quan trọng, là một đòi hỏi khách quan vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài. Việc đề ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác tuyên truyền là yêu cầu bức thiết cần thực hiện trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của đảng bộ huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)