CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.2.2. Hạn chế của công tác tuyên truyền
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng của CTTT của Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2020, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, CTTT của Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh những năm 2015 - 2020 chưa thật sự như mong muốn. Nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước mới được ban hành, nhưng do một số hạn chế nhất định, cán bộ làm CTTT chưa cập nhật, dẫn đến nhiều nội dung phải mất thời gian dài mới được tiếp cận được và tuyên truyền cho nhân dân. Chính vì vậy, CTTT chưa bắt kịp so với thực tiễn. Mặt khác, CTTT ở cơ sở còn nặng về tuyên truyền đường lối, chính sách một chiều xem nhẹ các nội dung khác như: tuyên truyền nêu gương người tốt, việc tốt, chưa gắn liền lý luận với thực tiễn, tính chiến đấu chưa cao. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân ý thức chưa cao trong học tập chính trị.
Thứ hai, cán bộ làm CTTT tuy đông về số lượng, song trình độ chưa cao và đồng đều, chưa năng động, kịp thời nắm bắt đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Chưa có sự bổ sung, cập nhật thường xuyên vào nội dung tuyên truyền, nên CTTT vẫn có nhiều vấn đề trùng lặp, hoặc không có hiệu quả. Việc cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục, còn hạn chế dẫn đến CTTT kém hiệu quả. Nhiều nội dung thông tin chưa cập nhật, nhất là những
vấn đề nhạy cảm, dân sinh bức xúc như giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, vấn đề quy hoạch. Khả năng, trình độ nhận thức và vận dụng lý luận vào thực tiễn của cán bộ làm CTTT còn hạn chế, dẫn đến không chính xác, hoặc không bắt kịp với thực tiễn, làm cho nội dung của CTTT thường bị lặp đi lặp lại, mang tính hình thức, rập khuôn, máy móc, không tạo ra sự hứng thú cho người được tuyên truyền. Từ việc, không có sự đổi mới về mặt nội dung, cho nên ảnh hưởng kéo theo đến việc sử dụng phương pháp, phương tiện thông tin, hiệu quả của CTTT kém, chưa đạt được yêu cầu mong muốn.
Thứ ba, việc nghiên cứu, lựa chọn nội dung thông tin để cung cấp cho cán bộ, đảng viên trong sinh hoạt Đảng chưa thực sự được coi trọng. Nội dung thông tin tuyên truyền có ít về số lượng, chưa kịp thời, sắc bén, và linh hoạt trong điều kiện tình hình trong nước và thế giới khi đất nước đang hội nhập sâu rộng với thế giới. Do cập nhật thông tin chậm, nội dung cố định, máy móc dẫn đến có nhiều nơi che giấu thông tin. Đây là một trong những hạn chế nguy hiểm đối với CTTT, khiến cho người dân hiểu không đúng về đường lối, tình hình gây nghi ngờ, phân tâm của người dân vào các cơ quan Đảng, chính quyền. Điều này sẽ tạo điều kiện cho những thế lực thù địch xuyên tạc sự thật, bôi nhọ, nói xấu chính quyền và toàn Đảng, gây mất ổn định chính trị - xã hội.
Thứ tư, hình thức tuyên truyền vẫn còn những cách làm máy móc, rập khuôn; địa bàn tuyên truyền chưa rộng khắp và chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, nhất là khi tình hình trong nước và quốc tế diễn ra nhanh và đa chiều. Cụ thể, tuyên truyền trực quan chủ yếu là băng rôn, cờ đuôi nheo... về hình thức không bắt mắt và hạn chế tuyên truyền về nội dung. Hơn nữa, CTTT cổ động trực quan đang bị lấn lướt bởi các phương tiện truyền thông quảng cáo đa phương tiện, làm lu mờ tuyên truyền cổ động trực quan. Ví như, các tấm biển quảng cáo cỡ lớn, các hình thức quảng cáo sản phẩm hàng hóa đa phương tiện lại bắt mắt đã làm lu mờ các cụm tranh cổ động, các bảng khẩu hiệu chiến
lược…ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên địa bàn huyện. CTTT cổ động trực quan còn mang tính kỳ cuộc, chưa thường xuyên liên tục, chủ yếu chú trọng tuyên truyền cổ động phục vụ vào dịp tổ chức các ngày lễ lớn hoặc các sự kiện của ngành và địa phương nên chưa công tác tuyên truyền cổ động trực quan bị gián đoạn, chưa thường xuyên, ảnh hưởng đến vai trò mang tính định hướng, dẫn dắt hoạt động liên tục. Một số nơi trên địa bàn huyện chưa chú trọng thay mới nội dung tuyên truyền nên có những nội dung tuyên truyền đã hết thời hạn nhưng không được xóa, thay nội dung tuyên truyền mới gây phản cảm. Ví như, có những nơi còn để khẩu hiệu mừng Đảng, mừng Xuân, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ kinh tế xã hội đã hết thời hạn mà khẩu hiệu nội dung tuyên truyền không được thay thế, bổ sung kịp thời.
Thứ năm, cơ sở vật chất - kỹ thuật phục vụ CTTT, phương tiện hoạt động của cán bộ làm CTTT còn lạc hậu và thiếu thốn. Hệ thống máy vi tính chưa hiện đại; máy ảnh, máy ghi âm, camera, laptop được chưa được chú trọng đầu tư. Nguồn kinh phí cho CTTT cũng còn hạn chế, so với yêu cầu đặt ra còn quá thấp. Nguồn kinh phí này, chủ yếu khai thác từ ngân sách của chính quyền. Hầu như các cấp ủy không lấy nguồn ngân sách đảng chi cho hoạt động này. Trung bình một năm có khoảng 20 sự kiện chính trị quan trọng, nguồn kinh phí cho công tác này mới đạt 50% yêu cầu đề ra. Đó là chưa kể các nguồn chi khác như bồi dưỡng viết bài, đi kiểm tra, tổ chức hội nghị… hầu như không có. Tài liệu phục vụ CTTT còn thiếu. Hiện nay mới chỉ có các tài liệu như Tài liệu sinh hoạt chi bộ, Bản tin đặc biệt (01 số/tháng), các báo ngày, tuần của Trung ương và tỉnh phục vụ CTTT. Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí khó khăn nên đối tượng được nhận tài liệu còn hạn chế, bó hẹp, mới dừng lại ở đồng chí Bí thư chi bộ hoặc Tổ trưởng khu phố, thôn, làng mà lẽ ra phải cấp phát tới toàn thể đảng viên và nhân dân.
Thứ sáu, hiện nay cán bộ làm CTTT của huyện còn quá ít, trung bình từ 15 đến 20 người. Với số lượng này đã không đáp ứng được khối lượng công
việc đặt ra, đa số mỗi cán bộ đều phải kiêm nhiệm từ 2 đến 3 “mảng” công tác. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Tuyên giáo với các đơn vị làm công tác thông tin tuyên truyền, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm. Cán bộ làm CTTT phần lớn được điều động từ nhiều nguồn khác nhau, chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp, bài bản; thiếu cả kinh nghiệm cả về lý luận lẫn thực tiễn. Không những thế, việc thu hút cán bộ có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ cao về công tác tại cơ quan làm CTTT gặp rất nhiều khó khăn, do không có chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng.