Phương pháp tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của đảng bộ huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 26 - 28)

Phương pháp tuyên truyền là con đường, cách thức, biện pháp mà chủ thể của CTTT sử dụng để tác động vào khách thể của CTTT nhằm làm chuyển biến tư tưởng của khách thể theo mục tiêu xác định.

Phương pháp tuyên truyền do mục đích, nội dung tuyên truyền quy định. Mỗi một phương pháp có một cách tác động và hướng đến những đối tượng khác nhau. Có phương pháp tuyên truyền chung cho các nhiệm vụ, nội dung tuyên truyền và có cách thức, phương pháp riêng, đặc thù cho từng nhiệm vụ cụ thể, phụ thuộc vào đối tượng hướng tới. Phương thức công tác hay cách thức, biện pháp thực hiện nội dung, nhiệm vụ tuyên truyền gắn liền với lực lượng, công cụ, điều kiện thực hiện. Một số lĩnh vực thuộc về chức

năng, nghiệp vụ cũng được coi là cách thức, phương pháp, biện pháp tổ chức thực hiện chung trong các nhiệm vụ của CTTT như tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra.

Ngoài ra, có thể liệt kê nhiều cách thức, biện pháp hay được sử dụng trong hoạt động thực tiễn như: phương pháp dùng lời nói, phương pháp trực quan, phương pháp nêu gương, phương pháp cá biệt... Cụ thể như: học tập quán triệt, bồi dưỡng, tập huấn, giao ban công việc, thông tin, truyền thông, phối hợp liên ngành, tổ công tác, đối thoại, phát huy dân chủ, giáo dục, nêu gương, vận động thuyết phục, phát ngôn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm, đấu tranh phê phán, xây dựng ban hành quy định, quy chế, chế tài kiểm soát, kỹ thuật nghiệp vụ, tài liệu tuyên truyền, tờ rơi, xây dựng trang web, tổ chức sự kiện, thăm dò dư luận, định hướng dư luận, chỉ đạo, đôn đốc…

Về phương pháp tuyên truyền của đội ngũ những người làm CTTT hiện nay vẫn là độc thoại. Điều đó là do sự thiếu hụt về tài liệu tham khảo thông tin đã tạo thành thói quen khi triển khai báo cáo, chỉ thị, nghị quyết theo phương pháp độc thoại. Tất nhiên phương pháp độc thoại có thế mạnh là tính chính xác nội dung của văn bản được chuyển tải đến người nghe nhưng phương pháp này còn hạn chế lớn là lượng thông tin mới, thông tin rộng, thông tin đa dạng rất ít và nhất là không nhận được thông tin phản hồi từ người nghe.

Trong điều kiện thông tin ngày nay, người làm CTTT cần có sự phối hợp nhiều phương pháp trong từng nội dung mới nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền. Người làm CTTT có thể sử dụng các phương pháp như: phương pháp thuyết trình, phương pháp đối thoại, phương pháp nêu vấn đề... Song chúng ta biết rằng để có thể tuyên truyền bằng phương pháp nêu vấn đề, phương pháp đối thoại cần có cơ sở vật chất và thông tin nhất định người làm CTTT và cho cả người nghe. Phương pháp này đòi hỏi người làm CTTT phải có vốn tri thức nền phong phú, vững chắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có

thông tin đa dạng. Người làm CTTT không được né tránh mà phải lý giải vấn đề một cách nghiêm túc, khách quan, thỏa đáng trước những vấn đề thực tiễn mà người nghe nêu lên. Người làm CTTT chủ yếu trình bày những nội dung trọng tâm, trọng điểm, mở rộng thông tin mới để lý giải những vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau. Sau đó, cả người làm CTTT và người nêu vấn đề và đối thoại. Như vậy, trong khoảng thời gian như nhau, người làm CTTT nào thông tin được nhiều thông tin mới, chất lượng, lý giải vấn đề một cách khoa học, thì báo cáo viên đó đáp ứng được yêu cầu trong buổi tuyên truyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của đảng bộ huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)