Nguyên nhân hạn chế của công tác tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của đảng bộ huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 64 - 67)

CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.2.3. Nguyên nhân hạn chế của công tác tuyên truyền

Thứ nhất, nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở chưa tương xứng về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của CTTT còn hạn chế, chưa thấy hết được vị trí đi đầu và sức mạnh của CTTT của Đảng. Chưa lường hết những tác động phức tạp tình hình hiện nay nên khi phải đối mặt với những thách thức hay những tác động bất lợi từ bên ngoài thì dễ lâm vào tình thế bị động, lúng túng, nhất là trước những vấn đề phức tạp, mới nảy sinh trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước. Việc nghiên cứu và tổng kết thực tiễn CTTT của Đảng chưa được chú trọng. Một số cấp ủy trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò của CTTT, chưa quán triệt sâu sắc chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư khóa X.

Thứ hai, việc tuyển chọn, xây dựng, bồi dưỡng cán bộ làm CTTT chưa được một số cấp ủy cơ sở quan tâm đúng mức. Có nơi còn xem nhẹ, thiếu sự kiểm tra định hướng nội dung và bố trí sắp xếp thời gian cho người làm CTTT thực hiện nhiệm vụ, chưa thật sự quan tâm đến công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ này. Hơn nữa, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc dành cho công tác CTTT chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa hoặc những địa bàn khó khăn. Chế độ, chính sách cho người làm CTTT tuy đã có sự quan tâm, song chưa thật thỏa đáng, chưa thực sự khuyến

khích và phát huy được tiềm năng của đội ngũ này, chưa tạo động lực để nười làm CTTT tâm huyết với nghề nghiệp. Do chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng và đủ mạnh nên địa phương ít nhiều chưa quan tâm đến CTTT, dự trù, cấp kinh phí chưa phù hợp. Thiếu một cơ chế đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch lâu dài nguồn nhân lực cho CTTT. Cũng phải nói thêm rằng, một bộ phận cán bộ làm CTTT trình độ lý luận chính trị hạn chế, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền còn giáo điều, thiếu kiến thức thực tế dẫn tới phương pháp tuyên truyền chậm được đổi mới, thiếu thuyết phục, chưa thật sự hiệu quả.

Thứ ba, công tác tham mưu cho cơ quan chuyên môn của CTTT của cấp ủy, chính quyền nhiều khi chưa chủ động thường xuyên, kịp thời. Việc kiện toàn tổ chức làm CTTT và cơ chế phối hợp để tuyên truyền chậm đổi mới. Sự chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn và phối hợp thực hiện CTTT chưa đều. Nội dung, phương pháp tuyên truyền còn chậm đổi mới, xơ cứng, một chiều, thông tin có phần lạc hậu. CTTT của Đảng bộ chưa thật sự định hướng kịp thời chính xác thông tin cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các thời điểm nhạy cảm mà quần chúng quan tâm; chưa quản lý được các phương tiện tuyên truyền như internet, mạng xã hội, blog,... làm tăng tâm lý hoang mang, hoài nghi trong xã hội.

Tiểu kết chương 2

Là huyện miền núi nằm phía Tây Bắc của tỉnh Bình Định, huyện Vĩnh Thạnh có điểm khác biệt so với các địa phương khác trong tỉnh chính là sự đa sắc tộc; điểm xuất phát, trình độ dân trí và nhận thức xã hội của đa số đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, không đồng đều; điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung của tỉnh... Cùng với sự bùng nổ thông tin đa chiều hiện nay, trong đó có cả những thông tin xuyên tạc, vu khống mà những phần tử xấu đã lợi dụng tuyên truyền, kích động, lôi kéo, phá hoại sự ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra các “điểm nóng” nhằm thực hiện âm

mưu “Diễn biến hoà bình”, “Bạo loạn lật đổ”… Chính vì thế, CTTT tại địa bàn miền núi Vĩnh Thạnh phải thể hiện đúng vai trò cung cấp, định hướng thông tin, góp phần nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận trong thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Tuy nhiên, từ năm 2015 đến năm 2020, Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh đã chỉ đạo cấp ủy từ huyện đến cơ sở quan tâm đến CTTT, xây dựng, củng cố đội ngũ người làm CTTT am tường thực tiễn, thông suốt trong lý luận, từng bước nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp tuyên truyền. Bởi vậy, những thông tin được tuyên truyền trên các lĩnh vực được đón nhận tới các tầng lớp nhân dân, làm chuyển biến nhận thức từ đó tăng cường hành động đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội địa phương. Bên cạnh những kết quả đạt được, CTTT trên địa bàn huyện còn khá nhiều vấn đề phải nghiên cứu, củng cố khắc phục, đổi mới như: vấn đề chất lượng đội ngũ; nội dung, hình thức tuyên truyền; đầu tư cho CTTT còn chưa tương xứng, trong khi yêu cầu tuyên truyền về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ngày càng lớn… Đây là những mâu thuẫn đòi hỏi Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh trong thời gian tới cần có những giải pháp hữu hiệu, khả thi, thỏa đáng để giải quyết các vấn đề nêu trên.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của đảng bộ huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)