Nâng cao nhận thức vị trí, vai trò công tác tuyên truyền của Đảng cho các tổ chức đảng, đảng viên, các lực lượng chính trị xã hội, độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của đảng bộ huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 70 - 74)

HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.2.1. Nâng cao nhận thức vị trí, vai trò công tác tuyên truyền của Đảng cho các tổ chức đảng, đảng viên, các lực lượng chính trị xã hội, độ

Đảng cho các tổ chức đảng, đảng viên, các lực lượng chính trị - xã hội, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền và nhân dân trên địa bàn huyện trong tình hình hiện nay

Trước hết, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các tổ chức đảng và đảng viên trong toàn Đảng bộ về yêu cầu đổi mới CTTT của Đảng đáp ứng yêu cầu trong điều kiện hiện nay. Tổ chức đảng và đảng viên cần nhận thức sâu sắc rằng, đổi mới CTTT của Đảng là một nội dung quan trọng và cần thiết hàng đầu trong việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng. Thực hiện đổi mới CTTT của Đảng cần trở thành một trong những nội dung sinh hoạt của các tổ chức đảng và các cấp ủy đảng một cách thường xuyên.

Đối với chính quyền cũng rất cần làm rõ hơn về việc phải đổi mới CTTT của Đảng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, mọi lĩnh vực công tác của Đảng, trong đó có CTTT của Đảng, muốn phát huy tác dụng và đạt hiệu quả cao đều phải thông qua vai trò của chính quyền. Do vậy, phải nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền về đổi mới CTTT của Đảng trở nên rất quan trọng và cần thiết. Điều đó thể hiện ở chỗ, chính quyền và cán bộ, công chức chính quyền cũng là đối tượng của CTTT của Đảng. CTTT của chính quyền,

của cán bộ, công chức chính quyền, đến lượt mình, cũng là đối tượng của CTTT của Đảng. CTTT của chính quyền là sự tiếp nối của CTTT của Đảng. Chính vì vậy, đổi mới CTTT của Đảng, cũng là trách nhiệm của chính quyền, của cán bộ, công chức chính quyền.

Đối với các tổ chức chính trị - xã hội, trong điều kiện Đảng cầm quyền, mọi lĩnh vực công tác của Đảng, trong đó có CTTT của Đảng đã và đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên, muốn phát huy tác dụng và đạt hiệu quả cao hơn, nhất thiết cần có sự tham gia tích cực hơn của các tổ chức chính trị - xã hội. Do vậy, nâng cao nhận thức của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định về đổi mới CTTT của Đảng cũng trở nên rất quan trọng và cần thiết. Cụ thể ở chỗ: Các tổ chức chính trị - xã hội cũng đang là đối tượng của CTTT của Đảng; CTTT của các tổ chức chính trị - xã hội, của hội viên, đoàn viên, cũng chính là đối tượng CTTT của Đảng; CTTT của các tổ chức chính trị - xã hội là sự tiếp nối của CTTT của Đảng; do vậy, đổi mới CTTT của Đảng là trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, của hội viên, đoàn viên.

Cần thường xuyên quan tâm tới việc xây dựng môi trường dân chủ đi đôi với nêu cao trách nhiệm chính trị của tổ chức và cá nhân hoạt động lý luận. Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn. Nâng cao năng lực và chất lượng dự báo, định hướng nghiên cứu CTTT trong thời kỳ mới để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Đối với cán bộ làm CTTT, trước tình hình mới, đòi hỏi mọi cán bộ làm CTTT phải nhận thức kịp thời, có niềm tin và quyết tâm chính trị thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước là yêu cầu quan trọng. Cán bộ làm CTTT phải nhận thức đầy đủ nội dung tuyên truyền thì mới tuyên truyền cho người khác. Bởi, CTTT là nhằm mục đích hướng dẫn nhân dân hành động. Với các đường lối, chủ trương, chính sách thì cần tăng cường truyền bá, giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người hiểu, ủng hộ và làm

theo. Có thể thấy, tình hình thế giới, trong nước đang diễn ra nhanh chóng và phức tạp trên nhiều phương diện và qua từng giai đoạn khác nhau. Vì vậy cán bộ làm CTTT của Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh cần chủ động và biết tuyên truyền kết quả qua từng thời gian, của từng ngành, địa phương, đơn vị như thế nào, từ đó củng cố niềm tin vững chắc của nhân dân vào Đảng. Cần chú ý phải giáo dục lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc cổ vũ, động viên và thôi thúc mọi người dân phấn khởi trước thành công ban đầu của huyện nhà đặc biệt xác định chặng đường sắp tới để tích cực xây dựng huyện nhà ngày càng giàu đẹp hơn.

Mặt khác, thực tiễn ở địa phương của một huyện miền núi như Vĩnh Thạnh luôn vận động và phát triển nên cán bộ làm CTTT của Đảng bộ huyện phải thường xuyên bám sát thực tiễn, thường xuyên tự tổng kết và tham gia tổng kết thực tiễn. Cán bộ làm CTTT phải thường xuyên bám sát thực tiễn của từng ngành, địa phương, đơn vị trong từng thời gian, giai đoạn cụ thể, thường xuyên tự tổng kết và tham gia tổng kết thực tiễn, có khả năng khái quát thực tiễn thành lý luận, xác định đúng và trúng nội dung, phương thức tuyên truyền phù hợp với tình hình thực tiễn mới. Có như vậy, cán bộ làm CTTT phải có khả năng lý giải được những vấn đề lý luận và thực tiễn - nhất là những vấn đề bức thiết, bức xúc của thực tiễn địa phương đặt ra.

Cán bộ làm CTTT của Đảng bộ huyện phải nhận thức rõ việc tuyên truyền các điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực. Kinh nghiệm cho thấy, nhất là ở thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nếu xây dựng được các điển hình và tuyên truyền điển hình thật tích cực tiêu biểu của các ngành, địa phương đơn vị, sẽ là động lực để cán bộ, đảng viên và nhân dân trong toàn huyện Vĩnh Thạnh tham gia sâu rộng hơn các phong trào thi đua.

Bên cạnh đó, cán bộ làm CTTT của Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh cần nhận thức rõ yêu cầu đổi mới nội dung và hình thức tuyên truyền. Đổi mới

việc quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để từ đó xem xét, đánh giá cụ thể tình hình của địa phương, từng ngành nói riêng, xác định trách nhiệm biện pháp của các cấp, các ngành, vai trò của từng tập thể cá nhân trong tổ chức thực hiện. Đổi mới nội dung và hình thức tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong bối cảnh tình hình dịch bệnh phức tạp.

Và hơn nữa, cán bộ làm CTTT của Đảng bộ huyện Vĩnh Thạnh rất cần phải biết lắng nghe ý kiến, nguyện vọng, biết phát hiện sáng kiến của người dân trong điều kiện mới và nhận biết những vấn đề mà thực tiễn sẽ đặt ra; biết phòng ngừa và khắc phục cách tuyên truyền theo lối giáo điều, chủ quan, duy ý chí, gây tâm lý phản ứng tiêu cực; biết phải biết chủ động, kịp thời và cập nhật thông tin của đất nước; tỉnh, huyện; ngăn chặn và đẩy lùi ngay các loại thông tin tiêu cực, nhiễu loạn, độc hại gây tâm lý bất ổn trong nhân dân.

Đối với nhân dân, xét đến cùng luôn là chủ thể chủ yếu nhất và quan trọng hàng đầu của công tác tuyên truyền; do vậy, việc nâng cao hơn nữa nhận thức của họ cũng như yêu cầu đổi mới CTTT của Đảng có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết. CTTT của Đảng cần phải trở thành “kênh”, “địa chỉ” thông tin chủ đạo và đáng tin cậy đối với người dân. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước chỉ có thể tìm thấy “mảnh đất sống” của mình trong ý chí và tình cảm của mỗi người dân. CTTT của Đảng không chỉ định hướng được, mà còn phải giải đáp được những khó khăn, vướng mắc của người dân.

CTTT của Đảng phải thường xuyên cung cấp thông tin chính thống, chính xác, kịp thời định hướng tư tưởng, dư luận, nhận thức cho mọi người dân. Đổi mới CTTT giáo dục chính trị tư tưởng; tăng cường các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; đổi mới, mở rộng các hình thức, biện pháp tuyên truyền. Đồng thời, CTTT của Đảng cần tập trung cao hơn cho việc tuyên truyền giáo dục các tầng lớp nhân dân theo các hình thức khác nhau, ở các tổ chức khác nhau sẽ tạo ra kết quả đồng bộ trong nhận

thức của mỗi người dân. Cần thường xuyên rút kinh nghiệm và chú ý tới việc tuyên truyền vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng trong lãnh đạo. Trong điều kiện hiện nay, để CTTT của Đảng nhanh chóng thấm sâu vào và trở thành nhận thức của các tầng lớp nhân dân, điều quan trọng là phải lựa chọn đúng nội dung và hình thức tuyên truyền phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương, đơn vị.

Do đối tượng của CTTT của Đảng là cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân với trình độ, nhận thức, tư tưởng, quan điểm chính trị, điều kiện và mức độ nhu cầu tâm lý rất khác nhau giữa nông thôn - thành thị, miền núi đồng bằng. Vì vậy, về hình thức cần chú trọng lựa chọn các nhóm đối tượng cụ thể phù hợp để tuyên truyền các nội dung tránh việc tuyên truyền dàn trải, giống nhau ở các đối tượng, sẽ dễ gây ra sự nhàm chán, rập khuôn, máy móc. Việc lựa chọn nội dung CTTT cần kết hợp chặt chẽ giữa yêu cầu, nhiệm vụ CTTT với lợi ích, nguyện vọng trình độ của cán bộ, đảng viên và nhân dân; cần chú ý bám sát thực tiễn, tuyên truyền định hướng trước những vấn đề đặt ra của cuộc sống để cổ vũ hành động cách mạng, vận động các tổ chức, cá nhân tích cực chủ động tham gia nhiệm vụ chính trị.

Có thể nói, trước yêu cầu hiện nay, CTTT của Đảng phải luôn đổi mới nhằm phản ánh đúng thực tại khách quan, thể hiện tính chân thực, trung thực trong tuyên truyền; phải phổ thông hóa những nội dung CTTT phù hợp với trình độ, phong tục, tập quán của người dân huyện nhà; thường xuyên thổi “hồn sinh khí” mới của đời sống mới vào nội dung, hình thức và phương pháp của CTTT của Đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền của đảng bộ huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)