Học thuyết Học tập xã hội của Albert Bandura

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người cao tuổi xã vũ phúc thành phố thái bình về dự phòng té ngã sau can thiệp giáo dục năm 2019 (Trang 30 - 33)

Bandura xây dựng học thuyết học tập xã hội gồm hai điểm chính: Học bằng cách quan sát hay còn gọi là rập khuôn và khả năng tự quản [21].

*) Học từ quan sát hay rập khuôn

Các bước của quá trình rập khuôn như sau:

Chú ý: Nếu chúng ta muốn học một điều gì đó, chúng ta sẽ tập trung tư tưởng. Tương tự, tất cả những cản trở trong quá trình tập trung sẽ làm giảm khả năng học tập qua cách quan sát.

Giữ lại: Là khả năng lưu giữ trí nhớ về những gì chúng ta đã tập trung chú ý vào. Đây là giai đoạn những chuỗi hình ảnh hay ngôn ngữ có những đóng góp vào

quá trình lưu trữ. Chúng ta nhớ những gì đã được nhìn thấy từ mô hình mẫu qua hình thái của những chuỗi hình ảnh trong tâm thức hay qua những mô tả ngôn từ. Từ đó chúng ta có thể diễn lại mô hình mẫu bằng chính những hành vi của chúng ta.

Lặp lại: Cá nhân sẽ chuyển tải những hình ảnh trong hệ tâm thức hay những mô tả ngôn ngữ trở thành hành vi thật sự. Quá trình lập lại làm khả năng bắt chước của chúng ta sẽ tiến bộ qua nhiều lần thực tập những hành vi cần được tái diễn. Một điều bất ngờ khác nữa là khả năng tái diễn của chúng ta sẽ tốt hơn nếu chúng ta liên tục tưởng tượng mình đang thao tác hành vi ấy.

Động cơ: Chúng ta có mô hình mẫu hấp dẫn, có trí nhớ, và khả năng bắt chước, nhưng nếu không có động cơ bắt chước, ít nhất là một lý do tại sao ta phải bắt chước hành vi này, ta sẽ không thể học tập hiệu quả được.

*) Tự kiểm soát

Tự kiểm soát là quá trình kiểm soát hành vi của chính chúng ta, đây chính là bộ máy vận hành tạo ra nhân cách của mỗi chúng ta. Ông đề nghị có 3 bước sau:

Tự quan sát mình: Khi chúng ta nhìn vào bản thân mình và những hành vi của chúng ta, chúng ta thường kiểm soát những hành vi này trong một chừng mực nhất định.

Đánh giá cân nhắc: Chúng ta so sánh những gì chúng ta nhìn thấy với một hệ tiêu chuẩn nào đó. Chẳng hạn chúng ta thường so sánh hành vi của mình với tiêu chuẩn truyền thống trong xã hội như cách xử thế, cách sống, gương mẫu. Hoặc chúng ta có thể tự tạo cho mình những thang tiêu chuẩn riêng của mình (cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn chung).

Cơ năng tự phản hồi: Nếu ta bằng lòng với việc so sánh với tiêu chuẩn của mình, ta sẽ tự thưởng mình qua cơ năng tự phản hồi. Nếu ta không thỏa mãn với kết quả so sánh này, chúng ta cũng có thói quen tự phạt mình qua cơ năng tự phản hồi. Những cơ năng tự phản hồi này thể hiện qua nhiều mức độ khác nhau từ việc thưởng cho mình một bát phở, đi xem một bộ phim hay, tự hào về bản thân. Hoặc ta sẽ có những dằn vặt, tự đày đọa mình trong hằn học, bất mãn.

Trong nghiên cứu của Peel đã sử dụng học thuyết học tập xã hội của Bandura làm cơ sở cho hoạt động giáo dục thay đổi hành hành vi và tự quản lý các bệnh mạn tính, các chương trình phòng chống té ngã như thăng bằng và dáng đi và cho hiệu quả bước đầu tương đối khả quan [46].

1.2.4. Áp dụng các liệu pháp của học thuyết

*) Liệu pháp tự kiểm soát

 Biểu đồ hành vi: Đây là quá trình tự quan sát, yêu cầu một cá nhân phải để mắt thật kỹ đến hành vi của mình, trước và sau khi áp dụng liệu pháp. Chẳng hạn đơn giản như việc bạn đếm xem mình đã đi bộ bao nhiêu thời gian trong một ngày. Sau đó bạn sẽ viết nhật ký ghi lại ví dụ như đi bộ những lúc nào, nơi nào, và với ai. Điều này sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện về những mảng liên quan, từ đó các vấn đề sẽ được xử lý tận gốc.

 Kế hoạch cải tạo môi trường sinh hoạt: Lập một kế hoạch cụ thể Chẳng hạn thu dọn những đồ đạc hoặc những vật dụng không cần thiết trên sàn nhà để tránh vấp ngã ngay khi nhìn thấy hoặc thu dọn định kỳ hàng ngày….

 Tự ký kết hợp đồng với mình: Sau cùng bạn có thể sắp xếp một chế độ tự thưởng nếu như bạn gắn bó với kế hoạch mình đã đề ra và tìm cách kỷ luật bản thân nhưng tránh đừng tự trừng phạt mình. Bạn có thể viết xuống bản hợp đồng cá nhân với chính mình, ghi xuống cụ thể những điều cần làm và cần tránh như: Tôi sẽ đi tập thể dục hàng ngày vào buổi sáng hoặc vận động để cải thiện sức khỏe…

*). Liệu pháp mô hình

Học thuyết của ông cho rằng một cá nhân A có những vấn đề, nếu quan sát một cá nhân B có những vấn đề tương tự (nhưng có những lối tiếp cận xử lý lành mạnh), cá nhân A sẽ bắt chước những hành vi tích cực của cá nhân B. Đây chính là mô hình rập khuôn. Chúng ta sẽ giới thiệu và hướng dẫn một số người cao tuổi có kiến thức tốt về dự phòng té ngã từ đó các nhân khác cũng có thể học tập và vận dụng kiến thức về dự phòng té ngã cho mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người cao tuổi xã vũ phúc thành phố thái bình về dự phòng té ngã sau can thiệp giáo dục năm 2019 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)