Các biến số nghiên cứu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người cao tuổi xã vũ phúc thành phố thái bình về dự phòng té ngã sau can thiệp giáo dục năm 2019 (Trang 42)

2.7.1. Biến độc lập

STT Tên biến Định nghĩa PPTT

1. Tuổi Được xác định khoảng thời gian kể từ ngày sinh đến thời điểm lấy số liệu

Phỏng vấn

2. Giới Là giới tính của đối tượng nghiên cứu, có hai giá trị là nam, nữ

Phỏng vấn

3. Trình độ học vấn

Bậc giáo dục cao nhất đã đạt được bao gồm: Không biết chữ, tiểu học, trung học, phổ thông, trung cấp, cao đẳng hay đại học, sau đại học

Phỏng vấn 4. Nghề nghiệp trước đây

Là nghề nghiệp chính chiếm phần lớn thời gian mà trước năm 60 tuổi đối tượng nghiên cứu đã làm

Phỏng vấn

5. Công việc hiện tại

Là công việc hiện tại của đối tượng nghiên cứu đang làm như là nông dân, chăm nuôi, nghỉ hưu…

Phỏng vấn

6. Tôn giáo

Người có tôn giáo: là những người thực hành một tôn giáo, những người thực hiện giới luật.Người không có tôn giáo có thể vẫn có niềm tin tôn giáo những không thực hiện giới luật

Phỏng vấn 7. Tình trạng hôn nhân

Độc thân: là tình trạng đối trượng nghiên cứu hiện tại không có vợ/chồng (chưa kết hôn, ly hôn, vợ/chồng đã mất). Đã kết hôn: là tình trạng đối tượng nghiên cứu hiện tại có vợ/chồng.

Phỏng vấn

2.7.2. Biến phụ thuộc

STT Tên biến Định nghĩa PPTT

1.

Kiến thức về các yếu tố rủi ro sinh học

Là sự hiểu biết hoặc thông tin có được về các yếu tố sinh học liên quan đến té ngã, bao gồm các đặc điểm của các cá nhân liên quan đến cơ thể con người. Ví dụ: tuổi, giới tính và chủng tộc …

Dữ liệu thứ cấp 2. Kiến thức về các yếu tố rủi ro hành vi

Là sự hiểu biết hoặc thông tin có được về các yếu tố rủi ro hành vi bao gồm những yếu tố liên quan đến hành động, cảm xúc hoặc lựa chọn hàng ngày… của con người liên quan đến té ngã. Họ có khả năng sửa đổi Dữ liệu thứ cấp 3. Kiến thức về các yếu tố rủi ro môi trường

Là sự hiểu biết hoặc thông tin có được về: các yếu tố môi trường như sự tương tác giữa các điều kiện vật lý của cá nhân và môi trường xung quanh, bao gồm các mối nguy hiểm tại nhà và các đặc điểm nguy hiểm trong môi trường công cộng. Các yếu tố này không phải là nguyên nhân gây ra ngã - thay vào đó, sự tương tác giữa các yếu tố khác và sự tiếp xúc của chúng với các yếu tố môi trường. Các mối nguy hiểm trong nhà bao gồm cầu thang hẹp, bề mặt trơn trượt của cầu thang, thảm trơn trượt và không đủ ánh sáng … Dữ liệu thứ cấp 4. Kiến thức về các yếu tố rủi ro kinh tế - xã hội

Là sự hiểu biết hoặc thông tin có được về các yếu tố rủi ro kinh tế xã hội liên quan tới té ngã. Các yếu tố rủi ro kinh tế xã hội là những yếu tố liên quan đến các điều kiện xã hội và tình trạng kinh tế của các cá nhân cũng như khả năng của cộng đồng…

Dữ liệu thứ cấp 5. Kiến thức về các bước dự phòng té ngã

Kiến thức về phòng té ngã của người cao tuổi là sự hiểu biết hoặc thông tin có được về phòng té ngã có được bằng kinh nghiệm, hoặc thông tin đài báo, tuyên truyền ….

Dữ liệu thứ cấp

2.8. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn đánh giá

Điểm kiến thức của đối tượng nghiên cứu sẽ được đánh giá như sau: Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, mỗi câu trả lời sai được 0 điểm. Số lượng câu hỏi về các yếu tố rủi: sinh học là 10 câu tương ứng với 10 điểm, hành vi: 15 câu tương ứng 15 điểm, môi trường: 4 câu tương ứng 4 điểm, kinh tế - xã hội: 4 câu tương tứng 4

điểm, các bước dự phòng: 9 câu tương ứng 9 điểm. Tổng cộng tất cả: 42 câu tương ứng 42 điểm.

Phân loại: Trả lời đúng dưới 50% là kiến thức kém, trả lời đúng từ 50% đến dưới 75% là có kiến thức trung bình, trả lời đứng từ 75% là có kiến thức tốt.

*) Kiến thức về các yếu tố rủi ro sinh học (tối đa 10 điểm):

- Kiến thức kém: Trả lời đạt <5 điểm (< 50% câu trả lời đúng).

- Kiến thức trung bình: Trả lời đạt từ 5 đến <7,5 điểm (từ 50% đến < 75% câu trả lời đúng).

- Kiến thức tốt: Trả lời đạt ≥ 7,5 điểm (≥ 75% câu trả lời đúng ).

*) Kiến thức về các yếu tố rủi ro hành vi (tối đa 15 điểm):

- Kiến thức kém: Trả lời đạt <7,5 điểm (< 50% câu trả lời đúng). - Kiến thức trung bình: Trả lời đạt từ 7,5 đến <11,25 điểm (từ 50% đến < 75% câu trả lời đúng).

- Kiến thức tốt: Trả lời đạt ≥ 11,25 điểm (≥ 75% câu trả lời đúng ).

*) Kiến thức về các yếu tố rủi ro môi trường (tối đa 4 điểm):

- Kiến thức kém: Trả lời đạt <2,0 điểm (< 50% câu trả lời đúng). - Kiến thức trung bình: Trả lời đạt từ 2,0 đến <3,0 điểm (từ 50% đến < 75% câu trả lời đúng).

- Kiến thức tốt: Trả lời đạt ≥ 3,0 điểm (≥ 75% câu trả lời đúng ).

*) Kiến thức về các yếu tố rủi ro Kinh tế - xã hội (tối đa 4 điểm):

- Kiến thức kém: Trả lời đạt <2,0 điểm (< 50% câu trả lời đúng). - Kiến thức trung bình: Trả lời đạt từ 2,0 đến <3,0 điểm (từ 50% đến < 75% câu trả lời đúng).

- Kiến thức tốt: Trả lời đạt ≥ 3,0 điểm (≥ 75% câu trả lời đúng ).

*) Kiến thức về các bước dự phòng té ngã (tối đa 9 điểm):

- Kiến thức kém: Trả lời đạt <4,5 điểm (< 50% câu trả lời đúng). - Kiến thức trung bình: Trả lời đạt từ 4,5 đến <6,75 điểm (từ 50% đến < 75% câu trả lời đúng).

*) Kiến thức chung về dự phòng té ngã (tối đa 42 điểm):

- Kiến thức kém: Trả lời đạt <21 điểm (< 50% câu trả lời đúng).

- Kiến thức trung bình: Trả lời đạt từ 21 đến <31,5 điểm (50% đến < 75% câu trả lời đúng).

- Kiến thức tốt: Trả lời đạt ≥ 31,5 điểm (≥ 75% câu trả lời đúng ).

2.9. Phương pháp phân tích số liệu

- Số liệu được thu thập và bảo quản trong một môi trường an toàn để tránh mất mát và vi phạm bí mật. Số liệu được làm sạch, nhập và xử lý trên phần mềm SPSS 20.0.

- Sử dụng kiểm định Cronbach’s Alpha phân tích, đánh giá độ tin cậy của công cụ.

- Sử dụng các giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất để mô tả các giá trị của biến định lượng.

- Sử dụng bảng tần số, tỷ lệ, biểu đồ cột để mô tả các biến định tính.

- Sử dụng Phương pháp kiểm định thống kê T – test; Paired – Samples T – test để so sánh sự khác biệt về điểm trung bình kiến thức của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp giáo dục sức khỏe.

- Ấn định mức độ tin cậy có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05; với khoảng tin cậy 95%.

2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

- Được sự đồng ý của Hội đồng khoa học Trường đại học Điều Dưỡng Nam Định.

- Được sự đồng ý của Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu Y sinh học trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

- Được được sự chấp thuận và cho phép của địa phương nghiên cứu.

- Mục tiêu của nghiên cứu này đã được giải thích với những người tham gia và được sự đồng ý tham gia của đối tượng nghiên cứu.

- Mọi thông tin của đối tượng nghiên cứu được giữ kín và chỉ nhằm mục đích nghiên cứu chứ không nhằm mục đích nào khác.

- Các đối tượng được mời tham gia nghiên cứu có quyền từ chối và bỏ cuộc ở bất cứ thời điểm nào của nghiên cứu. Những người khác trong xã sẽ đựơc cung cấp thông tin dự phòng té ngã ngay sau khi can thiệp.

2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số

2.11.1 Sai số

Việc thu thập thông tin chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn nên có thể gặp sai số do kỹ năng phỏng vấn của điều tra viên.

Nghiên cứu được thực hiện với nhiều thông tin và được thu thập tại 2 thời điểm khác nhau vì vậy có thể có những sai sai số về dữ liệu.

2.11.2. Biện pháp khắc phục:

- Thiết kế bộ câu hỏi với ngôn ngữ dễ hiểu, dễ trả lời.

- Giải thích rõ ý nghĩa, mục đích của nghiên cứu để đối tượng nghiên cứu hợp tác.

- Giải thích rõ về các từ ngữ trong khi hỏi để thu thập được thông tin chính xác nhất từ đối tượng nghiên cứu.

- Tổ chức tập huấn cẩn thận cho các cộng tác viên về bộ công cụ nghiên cứu cũng như phỏng vấn để thu thập số liệu.

- Tiến hành điều tra thử trên 30 đối tượng và chỉnh sửa bộ câu hỏi trước khi tiến hành phỏng vấn thu thập số liệu chính thức.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn lần đầu 392 người, phỏng vấn lần hai sau một tháng là 357 người, số người bỏ cuộc không tham gia phỏng vấn lần hai là 35 người. Quan phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm spss 16.0 kết quả được trình bày như sau:

3.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu (n = 357)

Thông tin chung Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhóm tuổi

60 – 69 191 53.5

70 – 79 111 31.1

> 80 55 15.4

Độ tuổi trung bình 69,98,1

Nhóm tuổi từ 60 – 69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,5%, nhóm tuổi 70-79 chiếm tỷ lệ 31,1%, nhóm tuổi trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 15,4%. Độ tuổi trung bình là 69,98,1 tuổi.

61,1%

38,9%

Nam Nữ

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu (n = 357)

Bảng 3.2. Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu (n = 357)

Thông tin chung Số lượng Tỷ lệ (%)

Tình trạng hôn nhân Độc thân 13 3,6 Có vợ/chồng 334 96,4 Tình trạng sống Ở một mình 20 5,6 Ở với vợ/chồng hoặc người thân 337 94,4 Tình trạng độc thân 3,6%, có vợ/chồng 96,4%. Tình trạng sống một mình chiếm 5,6% và sống cùng với vợ/chồng hoặc người thân 94,4%. Như vậy tình trạng sống một mình cao hơn tình trạng độc thân.

Bảng 3.3. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (n = 357)

Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%) Chưa biết chữ 0 0 Tiểu học 175 49,0 Trung học cơ sở 176 49,4 Trung học phổ thông 3 0,8 Trung cấp trở lên 3 0,8

Nhóm tham gia nghiên cứu không còn NCT chưa biết chữ, trình độ học vấn chủ yếu có trình độ tiểu học chiếm 49,0% và trung học cơ sở chiếm 49,4%. Trung học phổ thông là 0,8% và trình độ từ trung cấp trở lên là 0,8%. Như vậy tỷ lệ từ trung học phổ thông trở lên của đối tượng nghiên cứu là 1,6%.

3.2. Kiến thức dự phòng té ngã của người cao tuổi trước và sau can thiệp

3.2.1. Điểm kiến thức của NCT trước và sau can thiệp

Bảng 3.4. Điểm kiến thức của người cao tuổi trước và sau can thiệp (n=357)

Nội dung kiến thức Thời điểm đánh giá Điểm đạt pS-T (t-test) Thấp nhất (Min) Trung bình (X  SD) Cao nhất (Max) A. Các yếu tố rủi ro về sinh học Trước CT 0 5,682,53 10 <0,001 Sau CT 0 8,561,71 10 B. Các yếu tố rủi ro về hành vi Trước CT 0 7,013,27 15 <0,001 Sau CT 0 11,093,15 15 C. Các yếu tố rủi ro về môi trường Trước CT 0 2,861,19 4 <0,001 Sau CT 0 3,6130,78 4 D. Các yếu tố rủi ro về kinh tế - xã hội Trước CT 0 1,171,16 4 <0,001 Sau CT 0 2,281,51 4 E. Các bước dự phòng Trước CT 0 3,463,60 9 <0,001 Sau CT 0 7,841,92 9 Tổng hợp 5 nội dung Trước CT 2 20,188,75 41 <0,001 Sau CT 4 33,396,93 42

*Paired Samples Test (KTC 95%)

Trước can thiệp giáo dục sức khoẻ: Kiến thức của NCT về các yếu tố rủi ro sinh học là 5,682,53 điểm trên 10 điểm, các yếu tổ rủi ro hành vi là 7,013,27 điểm trên 15 điểm, các yếu tố rủi ro môi trường 2,861,19 điểm trên 4 điểm, các

yếu tố rủi ro kinh tế - xã hội là 1,171,16 điểm trên 4 điểm, các bước dự phòng té ngã là 3,463,60 trên 9 điểm, điểm tổng hợp của 5 nội dung là 20,188,75 điểm trên tổng số điểm là 42 điểm. Trong đó kiến thức về rủi ro về kinh tế xã hội và các bước dự phòng té ngã có điểm trung bình rất thấp dưới 50% số điểm tổng.

Sau can thiệp giáo dục sức khoẻ: Kiến thức của NCT về các yếu tố rủi ro sinh học từ 5,682,53 tăng lên 8,561,71 điểm, các yếu tổ rủi ro hành vi tăng lên từ 7,013,27 điểm tăng lên 11,093,15 điểm, các yếu tố rủi ro môi trường từ 2,861,19 điểm tăng lên 3,6130,78 điểm, các yếu tố rủi ro kinh tế - xã hội là 1,171,16 điểm tăng lên 2,281,51 điểm, các bước dự phòng té ngã là 3,463,60 tăng lên 7,841,92 điểm, điểm tổng hợp của 5 nội dung tăng từ 20,188,75 điểm lên 33,396,93 điểm (với p<0,001).

3.2.2. Mức độ kiến thức của người cao tuổi trước và sau can thiệp

34,7% 2,5% 37,0% 19,6% 28,3% 77,9% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%

Trước can thiệp Sau can thiệp

Kém Trung bình Tốt

Biểu đồ 3.2. Phân loại kiến thức về các yếu tố rủi ro sinh học ảnh hưởng tới nguy cơ té ngã trước và sau can thiệp (n=357)

Trước can thiệp giáo dục sức khoẻ: tỷ lệ NCT có kiến thức kém về các yếu tố rủi ro sinh học là 34,7%, trung bình là 37,0%, tốt là 28,3%. Tỷ lệ kiến thức nhóm kém, trung bình, tốt không có sự chênh lệch lớn.

Sau can thiệp giáo dục sức khoẻ: tỷ lệ NCT có kiến thức kém về các yếu tố rủi ro sinh học chiếm tỷ lệ ít nhất là 2,5%, kiến thức trung bình là 19,6%, tỷ lệ NCT có kiến thức tốt cao là cao nhất 77,9%.

Biểu đồ 3.3. Phân loại kiến thức về các yếu tố rủi ro hành vi ảnh hưởng tới nguy cơ té ngã trước và sau can thiệp (n=357)

Trước can thiệp giáo dục sức khoẻ: NCT có kiến thức kém về yếu tố rủi ro hành vi chiếm tỷ lệ cao nhất là 57,1%, kiến thức trung bình là 34,7%, người có kiến thức tốt chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,1%.

Sau can thiệp giáo dục sức khoẻ: Tỷ lệ NCT có kiến thức kém có tỷ lệ thấp nhất chiếm 10,4%, kiến thức trung bình chiêm tỷ lệ 43,7%, Kiến thức tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 45,9%.

14,0% 2,0% 22,1% 9,8% 63,9% 88,2% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Trước can thiệp Sau can thiệp

Kém Trung bình Tốt

Biểu đồ 3.4. Phân loại kiến thức về các yếu tố rủi ro môi trường ảnh hưởng tới nguy cơ té ngã trước và sau can thiệp (n=357)

Trước can thiệp giáo dục sức khoẻ: Tỷ lệ người có kiến thức kém về các yếu tố rủi ro môi trường chiếm tỷ lệ thấp nhất là 14,0%, kiến thức trung bình là 22,1%, kiến thức tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 63,9%.

Sau can thiệp giáo dục sức khoẻ: Tỷ lệ NCT có kiến thức kém chiếm tỷ lệ rất thấp 2,0%, kiến thức trung bình 9,8%, tỷ lệ người có kiến thức tốt chiếm tỷ lệ rất cao 88,2%.

Biểu đồ 3.5. Phân loại kiến thức về các yếu tố rủi ro kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới nguy cơ té ngã trước và sau can thiệp (n=357)

Trước can thiệp giáo dục sức khoẻ: Tỷ lệ NCT có kiến thức kém về các yếu tố rủi ro kinh tế - xã hội chiếm tỷ lệ cao nhất 64,7%, tỷ lệ trung bình là 20,2%, và NCT có kiến thức tốt chến tỷ lệ thấp nhất 15,1%.

Sau can thiệp giáo dục sức khoẻ: NCT có kiến thức kém là 37,0%, tỷ lệ NCT có kiến thức trung bình chiếm tỷ lệ thấp nhất là 11,2%, NCT có kiến thức tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 51,8%. 54,1% 5,9% 15,1% 9,5% 30,8% 84,6% 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Trước can thiệp Sau can thiệp

Kém Trung bình Tốt

Biểu đồ 3.6. Phân loại kiến thức các bước dự phòng té ngã trước và sau can thiệp (n=357)

Trước can thiệp giáo dục sức khoẻ: Tỷ lệ NCT có kiến thức kém về các bước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người cao tuổi xã vũ phúc thành phố thái bình về dự phòng té ngã sau can thiệp giáo dục năm 2019 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)