Hạn chế của nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người cao tuổi xã vũ phúc thành phố thái bình về dự phòng té ngã sau can thiệp giáo dục năm 2019 (Trang 74 - 105)

Nghiên cứu mới chỉ dừng ở mức đánh giá về kiến thức dự phòng té ngã của người cao tuổi, chưa đánh giá được mức độ nguy cơ té ngã để đề xuất các biện pháp can thiệp làm giảm nguy cơ té ngã. Nghiên cứu chưa đánh được khả năng thực hành hoặc vận dụng được những kiến thức dự phòng té ngã của người cao tuổi.

Là nghiên cứu khoa học mới về lĩnh vực té ngã nên nghiên cứu cũng không tránh khỏi được một số thiếu sót cần được nghiên cứu rõ hơn trong xác định các yếu tố liên quan đến thực trạng kiến thức cũng như sự thay đổi kiến thức phòng té ngã.

Bộ câu hỏi mới chỉ đánh giá được kiến thức của người cao tuổi về một số yếu tố rủi ro chính liên quan đến nguy cơ té ngã, chưa bao trùm được hết các yếu tố liên quan đến té ngã.

Số lượng tài liệu so sánh không nhiều dẫn đến hạn chế làm là bàn luận chưa được sâu.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng kiến thức dự phòng té ngã của NCT xã Vũ Phúc, TP. Thái Bình trước can thiệp giáo dục sức khoẻ.

Tại thời điểm trước can thiệp kiến thức dự phòng té ngã của nhóm nghiên cứu còn hạn chế, cụ thể:

- Kiến thức chung về dự phòng té ngã có 54,9% NCT ở mức độ kém và 15,1% có kiến thức tốt và điểm có trung bình là 20,188,75 trên tổng số 42 điểm.

- Điểm trung bình của từng yếu tố là: yếu tố rủi ro sinh học là 5,682,53 trên tổng số 10 điểm; yếu tố rủi ro hành vi là 7,013,27 trên tổng số 15 điểm; yếu tố rủi ro môi trường là 2,861,19 trên tổng số 4 điểm; yếu tố rủi ro kinh tế - xã hội là 1,171,16 trên tổng số 4 điểm; các bước dự phòng té ngã có điểm trung bình là 3,463,60 trên tổng số 9 điểm.

2. Thay đổi kiến thức dự phòng té ngã của NCT xã Vũ Phúc, TP. Thái Bình sau can thiệp giáo dục sức khoẻ.

Sau can thiệp giáo dục, có sự cải thiện đáng kể về kiến thức dự phòng té ngã của nhóm nghiên cứu, cụ thể:

- Kiến thức chung về dự phòng té ngã có tỷ lệ NCT có kiến thức kém là 4,2% so với trước can thiệp là 54,9% (p<0,001); kiến thức tốt là 61,1% so với trước can thiệp là 15,1% (p<0,001); điểm trung bình là 33,396,93 so với trước can thiệp là 20,188,75 (p<0,001).

- Điểm trung bình của từng yếu tố là: yếu tố rủi ro sinh học là 8,561,71 so với trước can thiệp là 5,682,53 điểm (p<0,001); yếu tố rủi ro vi là 11,093,15 so với trước can thiệp là 7,013,27 điểm (p<0,001); yếu tố rủi ro môi trường là 3,6130,78 điểm so với trước can thiệp là 2,861,19 điểm (p<0,001); kinh tế - xã hội là 2,281,51 điểm so với trước can thiệp là 1,171,16 điểm (p<0,001); Các bước dự phòng té ngã là 7,841,92 so với trước can thiệp là 3,463,60 điểm (p<0,001).

KHUYẾN NGHỊ

Để có nâng cao kiến thức dự phòng té ngã cho NCT cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe thường xuyên. Từ kết quả của nghiên cứu, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

1. Can thiệp giáo dục sức khỏe cho NCT tại cộng đồng nên được thực hiện thường xuyên hơn tại các trạm y tế xã phường và các phương tiện truyền thông công cộng.

2. Cần tiếp tục mở rộng phạm vi và thời gian nghiên cứu để đánh giá rõ ràng hơn hiệu quả của can thiệp GDSK cũng như có những điều chỉnh bổ sung nội dung và hình thức tư vấn GDSK phù hợp hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Bằng (2017), "Khái niệm người già, người cao tuổi tại Việt Nam", Người cao tuổi Việt Nam.

2. Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh (2017), "Té ngã trong bệnh viện: Thực trạng – Nguyên nhân – Giải pháp", Bệnh viện Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Thanh Bình (2019), Ngã và rối loạn dáng đi ở người cao tuổi, truy cập 3-2019, tại http://www.benhvienlaokhoa.vn/nga-va-roi-loan-dang-di-o-nguoi- cao-tuoi.

4. Trịnh Xuân Bóng (2018), Kế hoạch công tác y tế năm 2018, Trạm y tế xã Vũ Phúc.

5. Bộ Y tế (2010), Kết quả điều tra quốc gia liên trường về tai nạn thương tích năm 2010, truy cập 9-2019, tại https://moh.gov.vn/web/phong-chong-tai-nan- thuong-tich/tin-van-ban/-/asset_publisher/

6. Bộ Y tế (2018), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2016 hướng tới mục tiêu già hoá khoẻ mạnh ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, 5.

7. Cục Thống Kê Tỉnh Thái Bình (2018), Niên giám thống kê thành phố Thái Bình, Nhà xuất bản thống Kê.

8. Cục quản lý khám chữa bệnh (2014), Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh, Nhà xuất bản Y học, 5.

9. Hồ Thượng Dũng (2016), Té ngã ở người cao tuổi, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.

10. Hoàng Thùy Dương (2016), "Phòng ngừa té ngã ở người cao tuổi", Y học cộng đồng.

11. Hồ Ngọc Đức (2004), Từ điển tiếng Việt, truy cập 3-2019, tại

https://www.informatik.uni-leipzig.de

12. Nguyễn Thái Hòa, Cao Thanh Ngọc, and Nguyễn Đình Khoa (2014), "Khảo sát tỷ lệ gãy xương đốt sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân giảm mật độ xương", Nghiên cứu Y học. 18(1).

13. Hội chữ thập đỏ Việt Nam (2009), Tài liệu truyền thông giáo dục sức khoẻ, Hội chữ thập đỏ Việt Nam, 1.

14. Hoàng Trung Kiên (2012), "Nghiên cứu nhu cầu, đáp ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi và thử nghiệm mô hình can thiệp cộng đồng tại huyện Đông Anh, Hà Nội", Đại học Y Hà Nội.

15. Phạm Vũ Khánh (2009), Lão khoa y học cổ truyền, Nhà xuất bản Giáo Dục. 16. Trần Thu Nguyệt (2018), "Sự thật cần biết về té ngã ở người cao tuổi", Viện Y

học ứng dụng Việt Nam.

17. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2009), Luật người cao tuổi, truy cập 3- 2019, tại

http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban? 18. Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam (2012), Bộ luật lao động, truy cập 3-

2019, tại

http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?

19. Tổng cục dân số và kế hoạch hoá gia đình and Quỹ dân số liên hợp quốc (2009), "Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với thay đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam", Tổng cục dân số và kế hoạch hoá gia đình. 20. Hồ Thị Kim Thanh and Hoàng Thị Phương Nam (2017), "Một số yếu tố liên

quan đến rối loạn dáng đi và thăng bằng ở người cao tuổi", Tạp chí nghiên cứu y học. 106(1), tr. 7.

21. Nguyễn Sinh Thơ (2008), Các học thuyết về nhân cách, CT in cổ phần văn hóa Vạn Xuân.

22. UNFPA (2011), Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.

23. Văn phòng Ủy ban Quốc gia về NCT Việt Nam (2018), "Tọa đàm "Thích Ứng Với Già Hóa Dân Số Nhanh Ở Việt Nam: Con Đường Phía Trước" nhân ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10/2018", Truyền thông UNFPA.

Tiếng Anh

24. Alamgir, Hasanat (2012), "Unintentional falls mortality among elderly in the United States: Time for action". 43(12), pp. 2065-2071.

25. Bantuelle, Martine (2008), Prevention of falls in the elderly living at home, ed. santé, Institut national de prévention et d’éducation pour la.

26. Braun, B. L. (1998), "Knowledge and perception of fall-related risk factors and fall-reduction techniques among community-dwelling elderly individuals", Phys Ther. 78(12), pp. 1262-76.

27. CDC (2017), STEADI - Stay Independent Learn more about fall prevention, accessed, from https://www.cdc.gov/steadi/pdf/STEADI-Brochure- StayIndependent-508.pdf.

28. CDC (2017), STEADI - Family Caregivers Protect Your Loved Ones from Falling, accessed 3-2019, from https://www.cdc.gov/steadi/pdf/STEADI- CaregiverBrochure.pdf.

29. CDC (2017), STEADI - Older adult falls: a growing danger, accessed 3-2019, from https://www.cdc.gov/steadi/pdf/steadi_mediafactsheet-a.pdf.

30. CDC (2017), STEADI - What you Can Do to Prevent Falls, accessed, from

https://www.cdc.gov/steadi/materials.html.

31. CDC (2017), STEADI - Check for Safety A Home Fall Prevention Checklist

for Older Adults, accessed 3-2019, from

https://www.cdc.gov/steadi/pdf/STEADI-Brochure-CheckForSafety-508.pdf. 32. Division of Unintentional Injury, Prevention National Center for Injury

Prevention and Control, Centers for Disease Control and Prevention (2015), Preventing Falls: A Guide to Implementing Effective Community-Based Fall Prevention Programs, ed. Editor, 2nd, GA: Centers for Disease Control and Prevention, 2015, Atlanta.

33. Finlayson, Marcia, Peterson, Elizabeth W., and Cho, Chi (2009), "Pilot study of a fall risk management program for middle aged and older adults with MS", Neurorehabilitation. 25(2), pp. 107-115.

34. Florence, C. S., et al. (2018), "Medical Costs of Fatal and Nonfatal Falls in Older Adults", J Am Geriatr Soc. 66(4), pp. 693-698.

35. Gamage, Nirmala, Rathnayake, Nirmala, and Alwis, Gayani (2018), "Knowledge and Perception of Falls among Community Dwelling Elderly: A Study from Southern Sri Lanka", Current Gerontology and Geriatrics Research. 2018, pp. 1-8.

36. Guirguis-Blake, J. M., et al. (2018), "Interventions to prevent falls in older adults: Updated evidence report and systematic review for the us preventive services task force", JAMA. 319(16), pp. 1705-1716.

37. Gutta S, et al. (2013), "Study on the knowledge, attitudes and practices regarding prevention of recurrent falls in the elderly. ", IOSR Journal of Dental and Medical Sciences. 9(13), pp. 32-38.

38. Gillespie, L. D., et al. (2012), "Interventions for preventing falls in older people living in the community", Cochrane Database of Systematic Reviews(9).

39. Hong, Chong-Min (2012), "Development of a Knowledge Scale of Fall Risk Factors for Community-dwelling Older Adults", Korean Journal of Adult Nursing. 24(3), pp. 244-252.

40. Hong Wu and Peng Ouyang (2017), "Fall prevalence, time trend and its related risk factors among elderly people in China", Archives of Gerontology and Geriatrics,. 73, pp. 294-299.

41. Hughes, K. (2008), "Older persons' perception of risk of falling: implications for fall-prevention campaigns", Am J Public Health. 98(2), pp. 351-7.

42. Judy A. Stevens, PhD and Elizabeth Burns, MPH (2015), A CDC Compendium of Effective Fall Interventions: What Works for Community- Dwelling Older Adults, ed. Edition, 3rd, Georgia, Atlanta.

43. Maneeprom, Natthawadee, Taneepanichskul, Surasak, and Panza, Alessio (2018), "Fall among physically active elderly in senior housings, Bangkok, Thailand: situations and perceptions", Clinical Interventions in Aging. Volume 13, pp. 2149-2159.

44. Myoung-Hee Kim, Hye-Won Jeon, Mi-Young Chon (2015), "Study on the Knowledge and Attitudes of Falls and Awareness of Fall Risk Factors among Nursing Students", Indian Journal of Science and Technology. Vol 8(S1). 45. National Council on Aging (2017), Take Control of Your Health: 6 Steps to

Prevent a Fall, accessed 3-2019, from https://www.ncoa.org/healthy- aging/falls-prevention/preventing-falls-tips-for-older-adults-and-

caregivers/take-control-of-your-health-6-steps-to-prevent-a-fall/.

46. Peel, Nancye M. and Warburton, Jeni (2009), "Using senior volunteers as peer educators: What is the evidence of effectiveness in falls prevention?", Australasian Journal on Ageing. 28(1), pp. 7-11.

47. Piyathida KUHIRUNYARATN, Prasert PRASOMRAK, and JINDAWONG, Bangonsri (2019), "Effects of a Health Education Program on Fall Risk Prevention among the Urban Elderly: A Quasi-Experimental Study", Iran J Public Health. 48(1), p. 9.

48. Ranaweera, A. D., et al. (2013), "Incidence and risk factors of falls among the elderly in the district of Colombo", Ceylon Medical Journal. 58(3), p. 100. 49. Rubenstein, Laurence Z. (2018), "Falls in the Elderly", MSD MANUAL. 50. Sharon S. Laing, et al. (2011), "Fall Prevention Knowledge, Attitude, and

Practices of Community Stakeholders and Older Adults", Journal of Aging Research. 2011, p. 9.

51. Todd C, Skelton D (2004), What are the main risk factors for falls among older people and what are the most effective interventions to prevent these falls?, ed. Copenhagen, WHO Regional Office for Europe.

52. Ngọc, Tran Thi Bich, Galina A. Baryshevab, and Lyubov S. Shpekht (2015), "The Care of Elderly People in Vietnam", Published by Future Academy. 53. WHO (2007), WHO Global report on falls Prevention in older Age, ed.

Switzerland, World Health Organization Avenue Appia 20 CH-1211 Geneva 27.

54. WHO (2018), Falls, accessed 1-2018, from https://www.who.int/news- room/fact-sheets/detail/falls.

55. Yara K. Haddad, Mamta V. Karani, and Gwen Bergen (2018), "Willingness to Change Medications Linked to Increased Fall Risk: A Comparison between Age Groups", juornal of the american geriatrics society.

56. Yardley, L, et al. (2006), "Older people's views of advice about falls prevention: a qualitative study", Health Education Research. 21(4), pp. 508- 517.

Phụ lục 1

PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU

TÊN ĐỀ TÀI: Thay đổi kiến thức của người cao tuổi xã Vũ Phúc thành phố Thái Bình về dự phòng té ngã sau can thiệp giáo dục năm 2019

Tên, địa chỉ, điện thoại của cơ quan chủ trì nghiên cứu: Trường Đại học Điều Dưỡng Nam Định Địa chỉ: Số 257 Đường Hàn Thuyên - Thành phố Nam Định. Điện thoại: (0228) 649 666 Fax: (0228) 649 666.

Mục đích của nghiên cứu

1. Mô tả kiến thức dự phòng té ngã của người cao tuổi tại xã Vũ Phúc thành phố Thái Bình.

2. Đánh giá sự thay đổi kiến thức dự phòng té ngã của người cao tuổi tại xã Vũ Phúc thành phố Thái Bình sau can thiệp giáo dục.

Qui trình nghiên cứu

Quyền lợi khi tham gia

1. Được cung cấp thông tin đầy đủ về nội dung nghiên cứu, lợi ích và nghĩa vụ của người tham gia nghiên cứu, những nguy cơ, tai biến có thể xảy ra trong quá trình nghiên cứu.

2. Việc tham gia nghiên cứu là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc và có quyền tự ý rút khỏi nghiên cứu ở bất kỳ thời điểm nào mà không bị phân biệt đối xử. 3. Người tham gia nghiên cứu không phải trả bất kỳ chi phí nào trong quá trình tham gia nghiên cứu.

4. Các thông tin bí mật, riêng tư của người tham gia nghiên cứu được đảm bảo, các số liệu và kết quả nghiên cứu chỉ phục vụ cho mục đích khoa học.

Thời gian

Điều tra thử trước can thiệp Đánh giá Can thiệp

Đánh giá sau can thiệp

Sau khi đã được nhóm nghiên cứu giải thích về mục đích, qui trình nghiên cứu, tôi đồng ý tham gia. Việc tham gia nghiên cứu này là hoàn toàn tự nguyện.

Ngày tháng năm 2019 Ký tên

Phụ lục 2

Mã số phiếu: …….. Ngày điều tra: ………..

PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU KIẾN THỨC

DỰ PHÒNG TÉ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI

I. Thông tin chung:

1. Họ và tên:………...…Năm sinh: ………

2. Địa chỉ:………SĐT………….……

3. Giới: Nam ; Nữ  .

4. Trình độ: Không biết chữ , Tiểu học; THCS ; THPT ; sơ cấp ; Trung cấp ; Cao đẳng , đại học ; Sau đại học .

5. Nghề nghiệp trước đây:……….

6. Công việc hiện tại:………..

7. Tôn giáo: Có; Không

8. Tình trạng hôn nhân: Độc thân; Có vợ/chồng

9. Hiện sống với ai: Một mình ; Với vợ/chồng ; Với con ; Khác  10.Tình trạng kinh tế: Nghèo; Cận nghèo; Trung bình ; Khá ;Giàu 

II. Hiểu biết về dự phòng té ngã

câu hỏi

Câu hỏi Trả lời Ghi chú

A. Các yếu tố rủi ro sinh học

A 1. Theo ông/bà tuổi tác có liên quan đến nguy cơ té ngã của người cao tuổi không?

1. Có 2. Không

A 2. Theo ông/bà giới (nam/nữ) có liên quan đến nguy cơ té ngã của người cao tuổi không?

1. Có 2. Không

A 3. Theo ông/bà chủng tộc có liên quan đến nguy cơ té ngã của người cao tuổi không?

câu hỏi

Câu hỏi Trả lời Ghi chú

Nhóm bệnh làm tăng nguy cơ gây té ngã:

A 4. Theo ông/bà bệnh đái tháo đường có làm tăng nguy cơ bị té ngã không?

1. Có 2. Không

A 5. Theo ông/bà bệnh tăng/giảm huyết áp có làm tăng nguy cơ bị té ngã không?

1. Có 2. Không

A 6. Theo ông/bà bệnh cơ xương khớp có làm tăng nguy cơ bị té ngã không?

1. Có 2. Không

A 7. Theo ông/bà bệnh động kinh có làm tăng nguy cơ bị té ngã không?

1. Có 2. Không

A 8. Theo ông/bà bệnh tâm thần có làm tăng nguy cơ bị té ngã không?

1. Có 2. Không

A 9. Theo ông/bà bệnh Alzheimer có làm tăng nguy cơ bị té ngã không?

1. Có 2. Không

A 10. Theo ông/bà mất cảm giác bàn chân có làm tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người cao tuổi xã vũ phúc thành phố thái bình về dự phòng té ngã sau can thiệp giáo dục năm 2019 (Trang 74 - 105)