Công cụ và Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người cao tuổi xã vũ phúc thành phố thái bình về dự phòng té ngã sau can thiệp giáo dục năm 2019 (Trang 37 - 42)

2.6.1. Công cụ nghiên cứu

Bộ công cụ gồm 52 câu (xin xem phụ lục 2) được xây dựng dựa vào các yếu tố rủi ro gây té ngã theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới [53] và các bước dự phòng té ngã của CDC trong đó [30, 31, 44]:

- Câu hỏi thu thập thống tin chung: 10 câu

- Câu hỏi thu thập hiểu biết về yếu tố rủi ro sinh học: 10 câu - Câu hỏi thu thập hiểu biết về yếu tố rủi ro hành vi: 15 câu - Câu hỏi thu thập hiểu biết về yếu tố rủi ro môi trường: 4 câu - Câu hỏi thu thập hiểu biết về yếu tố rủi ro kinh tế - xã hội: 4 câu - Câu hỏi thu thập hiểu biết về các bước dự phòng té ngã: 9 câu Bộ công cụ được sự góp ý của các chuyên gia:

TT Họ và tên Trình độ Đơn vị công tác Chức vụ

1 Nguyễn Thị Thu Dung Tiến sỹ Y tế công cộng Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình Hiệu trưởng

2 Nguyễn Thanh Sơn Tiến sỹ

Y tế công cộng

Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình

Phó Hiệu trưởng

3 Tô Minh Tuấn Thạc sỹ

Điều dưỡng Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình Trưởng bộ môn Điều dưỡng 4 Lương Thị Phương Thanh Bác sỹ CKI

Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình

Trưởng khoa Nội cán bộ - Lão khoa

Thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu: Sau khi bộ công cụ được xây dựng xong sẽ tiến hành điều tra thử trên 30 người cao tuổi (những người này sẽ không tham gia vào các đối tượng nghiên cứu sẽ được điều tra sau đó) sau đó chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện nội dung bộ công cụ điều tra. Kết quả chỉ số Cronbach’s anpha như bảng sau:

STT Nội dung đánh giá Điểm Cronbach’s alpha

1 Các yếu tố rủi ro sinh học 0,706 2 Các yếu tố rủi ro hành vi 0,793 3 Các yếu tố rủi ro môi trường 0,730 4 Các yếu tố rủi ro kinh tế - xã hội 0,736

5 Các bước dự phòng té ngã 0,898

2.6.2. Phương pháp thu thập số liệu

*)Tập huấn cho điều tra viên về bộ công cụ thu thập số liệu.

- Đối tượng được tập huấn (điều tra viên): 03 giảng viên và 11 sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Thái Bình.

- Nội dung tập huấn: thống nhất mục đích của cuộc điều tra, nội dung các câu hỏi, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng tiếp xúc với NCT.

- Thời gian, địa điểm tập huấn: 01 buổi tại giảng đường trường Cao Đẳng Y tế Thái Bình.

- Người tập huấn: Người nghiên cứu (học viên).

Ghi chú: Điều tra viên chỉ cộng tác trong công việc thu thập số liệu. Để đảm bảo tính nhất quán trong các lần can thiệp thì người nghiên cứu trực tiếp GDSK cho nhóm nghiên cứu trong tất cả các lần GDSK.

*) Thu thập số liệu tại các thời điểm.

thời điểm trước can thiệp (T1) và sau can thiệp 1 tháng (T2). - Tiến trình thu thập thông tin/dữ liệu:

Bước 1: Xin ý kiến đồng ý tiến hành nghiên cứu của Uỷ ban nhân dân xã, đề nghị sự phối hợp giúp đỡ của trạm y tế xã.

Bước 2: Xây dựng, thử nghiệm và hoàn thiện bộ công cụ nghiên cứu.

Bước 3: Liên hệ với y tế thôn đề nghị phát giấy mời tới NCT, mời NCT tập trung đến hội trường thôn. Lựa chọn những người đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu.Những đối tượng đủ tiêu chuẩn sẽ được giới thiệu mục đích, nội dung, phương pháp và quyền lợi của người tham gia vào nghiên cứu. Nếu đồng ý, đối tượng tham gia phải kí tên vào bản đồng thuận.

Bước 4: Những đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi trước khi can thiệp và sau can thiệp 1 tháng.

Bước 5: Sau khi có toàn bộ thông tin, nghiên cứu viên sẽ kiểm tra toàn bộ bảng câu hỏi. Các số liệu được mã hóa, nhập vào máy tính để phân tích.

- Trước can thiệp (T1): Đề nghị các y tế thôn mời người cao tuổi tới nhà văn hóa thôn của 8 thôn vào 8 buổi khác nhau theo sự thống nhất của trạm y tế xã và nghiên cứu viên. Nghiên cứu viên và 14 điều tra viên tiến hành lựa chọn đối tượng phù hợp và đủ cỡ mẫu cho từng thôn, mỗi thôn 45 NCT. Trước khi tiến hành phỏng vấn, điều tra viên giải thích rõ cho NCT về quá trình nghiên cứu, nếu NCT đồng ý thì mới tiến hành thu thập số liệu (tránh tình trạng sau 01 tháng NCT không tham gia nghiên cứu nữa). Nếu đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu đề nghị ký vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu (xin xem phụ lục 1). Sau đó điều tra viên bắt đầu tiến hành phỏng vấn NCT bằng bộ câu hỏi đã được xây dựng sẵn và điều tra viên khoanh tròn vào các câu trả lời tương ứng. Sau phỏng vấn điều tra viên kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo các thông tin trên phiếu được phỏng vấn đầy đủ. Mỗi cuộc phỏng kéo dài khoảng 10 phút. Mỗi điều tra viên phỏng vấn 3 NCT trong một buổi.

- Thời điểm can thiệp: Ngay sau khi phỏng vấn thu thập số liệu lần 1 (T1) nghiên cứu viên tiến hành tổ chức thuyết trình giới thiệu về các yếu tố nguy cơ gây

té ngã và các bước dự phòng té ngã (xin xem phụ lục 3) khoảng 10 phút. Sau đó phát cho đối tượng đọc tờ rơi, thảo luận và tiến hành làm theo hướng dẫn (xin xem phụ lục 4). Thời gian đọc và thảo luận khoảng khoảng 30 phút (nội dung can thiệp xin xem mục 2.6.3).

Sau can thiệp một tháng (T2): Đề nghị y tế thôn mời những người cao tuổi đã phỏng vấn lần 1 và đã được can thiệp giáo dục sức khoẻ tập trung tại nhà văn hóa của 8 thôn vào 8 buổi khác nhau theo sự thống nhất của nghiên cứu viên và trạm y tế xã. Nghiên cứu viên và 14 điều tra viên tiến hành phỏng vấn sau can thiệp bằng bộ câu hỏi giống như lần đánh giá lần đầu. Sau phỏng vấn điều tra viên kiểm tra lại một lần nữa để đảm bảo các thông tin trên phiếu được phỏng vấn đầy đủ.

2.6.3.Chương trình can thiệp

- Thời điểm can thiệp: Được thực hiện sau khi thực hiện xong thu thập số liệu lần 1 (T1).

- Nguyên tắc can thiệp: Chương trình can thiệp đễ hiểu, dễ áp dụng, phù hợp với đối tượng.

- Cơ sở để can thiệp: Dựa 4 yếu tố nguy cơ gây té ngã qua báo cáo của WHO [53] và các bước phòng chống té ngã cho người cao tuổi theo bộ tài liệu phòng chống tử vong, thương tích người cao tuổi (STEADI) - của trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ [27-31].

- Nội dung can thiệp: Mỗi nhóm sẽ được nghe tư vấn thuyết trình về các yếu tố nguy cơ gây té ngã ở NCT và các bước dự phòng té ngã. Sau đó NCT sẽ được phát tờ rơi và đọc tờ rơi chếch các thông tin và thảo luận.

- Tài liệu sử dụng can thiệp: Tài liệu thuyết trình về các yếu tố rủi ro gây té ngã ở người cao tuổi của WHO [53] và hướng dẫn các bước phòng té ngã người cao tuổi STEADI - của CDC Hoa Kỳ (xin xem phụ lục 3) [27-31]. Tờ rơi bốn bước dự phòng té ngã [30], đánh giá nguy cơ té ngã [27], kiểm tra rủi ro té ngã trong nhà [31](xin xem phụ lục 4) .

- Người can thiệp: Để đảm bảo tính thống nhất giữa các nhóm tham gia nghiên cứu thì nghiên cứu viên tiến hành thuyết trình giới thiệu về các yếu tố rủi ro gây té

ngã và các bước dự phòng té ngã. 14 điều tra viên hỗ trợ phát tờ rơi và hướng dẫn các nội dung trong tờ rơi.

- Cách thức can thiệp:Nghiên cứu viên tiến hành tổ chức thành từng nhóm tại nhà văn hoá thôn. Có tất cả 8 nhóm mỗi nhóm 1 buổi tư vấn và mỗi nhóm có 45 người (chia theo thôn xã Vũ Phúc có 8 thôn, mỗi thôn lấy 45 người). Số buổi tư vấn 8 buổi, thời gian mỗi nhóm thảo luận khoảng 40 phút.

- Phương tiện can tiệp: Tài liệu truyền thông, tờ rơi, bút, bộ câu hỏi phỏng vấn, bản đồng thuận tham gia nghiên cứu, sổ ghi chép, loa, micro...

- Quy trình can thiệp/trình tự của một buổi can thiệp:  Ổn định

 Giới thiệu

 Tư vấn thuyết trình.

 Phát tờ rơi và yêu cầu NCT đọc tờ rơi sau đó giải thích từng nội dung.  Trao đổi, thảo luận, giải đáp các thắc mắc của NCT về các thông tin cần thu thập từ phiếu điều tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người cao tuổi xã vũ phúc thành phố thái bình về dự phòng té ngã sau can thiệp giáo dục năm 2019 (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)