Sai số và biện pháp khắc phục sai số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người cao tuổi xã vũ phúc thành phố thái bình về dự phòng té ngã sau can thiệp giáo dục năm 2019 (Trang 46 - 49)

2.11.1 Sai số

Việc thu thập thông tin chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn nên có thể gặp sai số do kỹ năng phỏng vấn của điều tra viên.

Nghiên cứu được thực hiện với nhiều thông tin và được thu thập tại 2 thời điểm khác nhau vì vậy có thể có những sai sai số về dữ liệu.

2.11.2. Biện pháp khắc phục:

- Thiết kế bộ câu hỏi với ngôn ngữ dễ hiểu, dễ trả lời.

- Giải thích rõ ý nghĩa, mục đích của nghiên cứu để đối tượng nghiên cứu hợp tác.

- Giải thích rõ về các từ ngữ trong khi hỏi để thu thập được thông tin chính xác nhất từ đối tượng nghiên cứu.

- Tổ chức tập huấn cẩn thận cho các cộng tác viên về bộ công cụ nghiên cứu cũng như phỏng vấn để thu thập số liệu.

- Tiến hành điều tra thử trên 30 đối tượng và chỉnh sửa bộ câu hỏi trước khi tiến hành phỏng vấn thu thập số liệu chính thức.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn lần đầu 392 người, phỏng vấn lần hai sau một tháng là 357 người, số người bỏ cuộc không tham gia phỏng vấn lần hai là 35 người. Quan phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm spss 16.0 kết quả được trình bày như sau:

3.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu (n = 357)

Thông tin chung Số lượng Tỷ lệ (%)

Nhóm tuổi

60 – 69 191 53.5

70 – 79 111 31.1

> 80 55 15.4

Độ tuổi trung bình 69,98,1

Nhóm tuổi từ 60 – 69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là 53,5%, nhóm tuổi 70-79 chiếm tỷ lệ 31,1%, nhóm tuổi trên 80 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 15,4%. Độ tuổi trung bình là 69,98,1 tuổi.

61,1%

38,9%

Nam Nữ

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu (n = 357)

Bảng 3.2. Tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu (n = 357)

Thông tin chung Số lượng Tỷ lệ (%)

Tình trạng hôn nhân Độc thân 13 3,6 Có vợ/chồng 334 96,4 Tình trạng sống Ở một mình 20 5,6 Ở với vợ/chồng hoặc người thân 337 94,4 Tình trạng độc thân 3,6%, có vợ/chồng 96,4%. Tình trạng sống một mình chiếm 5,6% và sống cùng với vợ/chồng hoặc người thân 94,4%. Như vậy tình trạng sống một mình cao hơn tình trạng độc thân.

Bảng 3.3. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (n = 357)

Trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ (%) Chưa biết chữ 0 0 Tiểu học 175 49,0 Trung học cơ sở 176 49,4 Trung học phổ thông 3 0,8 Trung cấp trở lên 3 0,8

Nhóm tham gia nghiên cứu không còn NCT chưa biết chữ, trình độ học vấn chủ yếu có trình độ tiểu học chiếm 49,0% và trung học cơ sở chiếm 49,4%. Trung học phổ thông là 0,8% và trình độ từ trung cấp trở lên là 0,8%. Như vậy tỷ lệ từ trung học phổ thông trở lên của đối tượng nghiên cứu là 1,6%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức của người cao tuổi xã vũ phúc thành phố thái bình về dự phòng té ngã sau can thiệp giáo dục năm 2019 (Trang 46 - 49)