Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về ý nghĩa và tầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Đội ngũ tổ trƣởng chuyên môn ở trƣờng tiểu học

1.4.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, giáo viên về ý nghĩa và tầm

quan trọng của công tác phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Phát triển ĐNTTCM là khâu then chốt trong chiến lƣợc đổi mới căn bản và toàn diện GDĐT. Vì vậy, cần phải nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, GV về ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển đội ngũ TTCM.

- Xác định tầm nhìn, định hướng dài hạn và xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức:

Xác định tầm nhìn, mục tiêu dài hạn và phân đoạn thời gian từng năm, từng kỳ; từ đó, xây dựng nội dung tuyên truyền, giáo dục nhận thức về phát triển đội ngũ TTCM ở trƣờng tiểu học, hình thức, phƣơng pháp để tuyên truyền giáo dục; xác định đối tƣợng cần đƣợc tuyên truyền, giáo dục.

Lập kế hoạch tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí, GV về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNTTCM đƣợc xem là khâu quan trọng trong cơng tác quản lí đội ngũ phát triển đội ngũ TTCM. Đây là việc thể hiện tầm nhìn của những ngƣời CBQL. Để tiến hành các công việc trong lập kế hoạch tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, cần thực hiện các công việc:

+ Mục tiêu chung: Nhằm giúp đội ngũ CBQL, GV nhận thức đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phát triển ĐNTTCM.

+ Chỉ tiêu: Tuyên truyền cho 100% CBQL, GV, PHHS nhận thức đúng phát triển đội ngũ TTCM đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo đƣợc đặt ra trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT ngày 02/5/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo, bồi dƣỡng GV cơ sở giáo dục phổ thơng thực hiện chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng mới.

Hằng năm, các đơn vị trƣờng học tổ chức hội nghị, hội thảo mời báo cáo viên của Sở GD&ĐT đến tuyên truyền về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ TTCM.

- Tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục:

Triển khai thực hiện theo phân công, phân cấp cụ thể xây dựng nội dung, chƣơng trình tun truyền; phân cơng, phân nhiệm rõ ràng trách nhiệm của các cấp; lồng ghép vào các hội nghị, hội thảo, xemina... ..về công tác CB để làm nổi bật vai trị, vị trí, trách nhiệm của đội ngũ TTCM.

Phân công, phân nhiệm là việc sắp xếp các thành viên của ĐNTTCM làm việc trong các bộ phận chức năng của nhà trƣờng và giao nhiệm vụ cho họ. Do tính chất cơng việc và quy định về cơ cấu tổ chức của nhà trƣờng TH có nhiều nét đặc biệt nên việc phân cơng, phân nhiệm không đơn giản, phải tiến hành thƣờng xuyên.

Việc phân công, phân nhiệm dựa trên các nguyên tắc:

+ Tuân thủ quy định của các văn bản pháp quy. Trong các văn bản có quy định rõ về cơ cấu tổ chức của nhà trƣờng TH, số thành viên trong trƣờng có đƣợc so

với số HS, số GV trong một tổ CM,…

+ Tôn trọng nguyện vọng, nhu cầu nâng cao nhận thức của thành viên trong đội ngũ, kết hợp giữa năng lực, nguyện vọng với yêu cầu công việc.

- Công tác chỉ đạo các hoạt động nâng cao nhận thức:

Sau khi hoạch định kế hoạch về tuyên truyền, giáo dục và sắp xếp tổ chức, ngƣời cán bộ quản lí phải điều khiển, hƣớng dẫn cho hệ thống hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu nhận thức về phát triển đội ngũ TTCM của tất cả các đối tƣợng đƣợc tuyên truyền, giáo dục.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá:

+ Để công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức đi đúng hƣớng. Kiểm tra đánh giá là q trình thơng tin cho những thành viên trong đội ngũ biết về kết quả cơng tác của họ. Việc đánh giá có tác dụng: Làm cho mọi ngƣời trong nhà trƣờng biết đƣợc thành tích mà họ đạt đƣợc, những gì chƣa đạt đƣợc so với yêu cầu của công việc; cho thấy đƣợc kết quả công việc của nhà trƣờng so với kế hoạch; những gì cần phải làm để đạt đƣợc kế hoạch đã đề ra.

+ Từng học kỳ, từng năm học tổ chức sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm cho chu kỳ quản lý tiếp theo nhằm không ngừng cải tiến nội dung, phƣơng pháp, nâng cao hiệu quả nhận thức của CBQL, GV.

1.4.2. Quy hoạch phát triển đội ngũ TTCM ở trường tiểu học

“Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục thực chất là một hoạt động trong chuỗi các hoạt động của q trình quản lí nói chung. Quy hoạch đội ngũ TTCM là q trình xác định những mục tiêu tổ chức, biên chế, chức danh (bao gồm: số lƣợng, cơ cấu, trình độ và năng lực, phẩm chất,...) của đội ngũ TTCM cần có của nhà trƣờng, của địa phƣơng trong tƣơng lai. Có thể hiểu nhà trƣờng sau khi dự báo về nhu cầu phát triển của đơn vị sẽ dựa vào đó để dự tính nhu cầu về GV, về TCM, TTCM một cách cụ thể. Từ đó, cơ quan quản lí sẽ căn cứ dự báo nhu cầu phát triển của các đơn vị trên địa bàn để tính nhu cầu phát triển đội ngũ TTCM trên địa bàn đang nghiên cứu hoặc quản lí. Để thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ TTCM tiểu học có thể theo các bƣớc sau” [28]:

1.4.2.1. Xác định quan điểm, đường lối

Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã xác định mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục đạt

chuẩn, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thơng qua việc quản lí, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa”[2].

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 đƣợc thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh: “phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lí là khâu then chốt”.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 của huyện Hoài Ân. Nghị quyết số 25/NQ-HU của huyện Ủy huyện Hoài Ân về thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2016-2020 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoài Ân.

Đây là định hƣớng chiến lƣợc chi phối toàn bộ nhận thức, hành động của chúng ta trong công cuộc chấn hƣng nền GD địa phƣơng góp phần phát triển GD nƣớc nhà. Yêu cầu đổi mới căn bản, tồn diện GDÐT địi hỏi đội ngũ GV đặc biệt

là ĐNTTCM có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng nhiệm vụ trong bối cảnh mới. Vì vậy, phát triển đội ngũ TTCM đáp ứng yêu cầu đổi mới GDĐT bao gồm: xây dựng

quy hoạch, kế hoạch ĐT, BD đội ngũ nhà giáo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Và nhƣ thế, chất lƣợng TTCM đƣợc coi làm bệ đỡ để thực hiện thành công các mục tiêu về chất lƣợng GD, đổi mới GD.

Những quan điểm, định hƣớng phát triển trên cho chúng ta thấy đƣợc vai trò quan trọng của đội ngũ GV trong việc nâng cao chất lƣợng GDĐT nhằm đáp ứng yêu

cầu của sự nghiệp đổi mới GDĐT. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để đề ra các giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ GVTH nói chung, ĐNTTCM trƣờng TH nói riêng trong giai đoạn hiện nay.

1.4.2.2. Phân tích, đánh giá hiện trạng

Nhằm xác định chỗ đứng hiện tại, chỉ ra những điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, thách thức cả trong hiện trạng phát triển và cả về cách làm để làm cơ sở cho việc xác định nội dung, biện pháp, bƣớc đi của kì quy hoạch. Để phân tích, đánh giá hiện trạng đội ngũ TTCM trên các mặt sau:

- Số lƣợng TTCM: ĐNTTCM ở trƣờng TH phải đủ về số lƣợng dựa trên số lƣợng giáo viên trong đơn vị và trong tổ chuyên môn và đƣợc đặt trong mối liên hệ hài hịa các yếu tố kinh tế, chính trị, giáo dục, xã hội... Hiện nay, tỉ lệ GV trên lớp đƣợc quy định nhƣ sau:

Đối với lớp học 1 buổi/ngày: Số GV cần có = số lớp học × 1,20 Đối với lớp học 2 buổi/ngày: Số GV cần có = số lớp học × 1,50. Về TTCM:

- Tổ chun mơn có 03 giáo viên thì đƣợc bổ nhiệm 1 tổ trƣởng. - Tổ chun mơn có 07 giáo viên thì có thêm 01 tổ phó.

Mỗi năm, căn cứ vào kế hoạch phát triển số lớp và nhu cầu học 2 buổi/ngày của HS và điều kiện cơ sở vật chất của từng đơn vị để xác định đƣợc nhu cầu GV và TTCM của trƣờng, huyện. Căn cứ vào thực tế GVTH hiện có; sau khi trừ đi GV nghỉ hƣu, trừ GV thuyên chuyển và cộng thêm số GV chuyển đến... để xác định đƣợc số lƣợng GV cần bổ sung từ đó có số TCM và TTCM.

- Chất lƣợng TTCM: trình độ đƣợc đào tạo, tình hình đạt chuẩn, vƣợt chuẩn của GV, số năm đi học bình qn, tháp trình độ văn hóa, chất lƣợng giảng dạy theo xếp loại hằng năm.

- Cơ cấu đội ngũ TTCM: theo bộ môn giảng dạy, theo khối lớp,theo độ tuổi, theo giới tính, theo dân tộc. Phân tích hợp lí hay khơng hợp lí của cơ cấu đội ngũ với yêu cầu thực tế, nhận định và tìm các nguyên nhân.

1.4.2.3. Phát hiện xu thế, xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu phát triển

Quy hoạch phát triển đội ngũ TTCM là quá trình xác định những mục tiêu tổ chức, biên chế của đội ngũ GV và tổ CM cần có của nhà trƣờng, của địa phƣơng trong tƣơng lai để hoạt động hiệu quả. Có thể hiểu nhà trƣờng sau khi dự báo về nhu cầu phát triển của đơn vị sẽ dựa vào đó để dự tính nhu cầu về GV một cách cụ thể. Từ đó, cơ quan quản lí sẽ căn cứ dự báo nhu cầu phát triển của các đơn vị trên địa bàn để tính nhu cầu phát triển đội ngũ TTCM trên địa bàn quản lí. Chẳng hạn việc xác định nhu cầu GV để phát triển trƣờng lớp dạy 2 buổi/ngày phải gắn với kế hoạch phát triển chiến lƣợc của nhà trƣờng. Trên cơ sở kế hoạch chiến lƣợc 5 năm, nhà trƣờng xây dựng kế hoạch hàng năm; xác định nhu cầu phát triển lớp dạy học 2 buổi/ ngày với nhu cầu GV cần bổ sung để có kế hoạch đào tạo, tuyển dụng.

Khi xem xét về số lƣợng GVTH để thành lập TCM, cần chú ý:

Tình trạng sĩ số HS/lớp: Theo quy định hiện hành, mỗi lớp không quá 35 HS. Trong điều kiện hiện nay, các điểm trƣờng vùng sâu, vùng khó khăn định mức này cần đƣợc xem xét cho phù hợp, nhằm huy động hết trẻ trong độ tuổi đến trƣờng và nâng cao chất lƣợng GDTH.

Số tiết dạy trong tuần của GVTH là 23 tiết. Xu thế dạy học 2 buổi/ngày sẽ ảnh hƣởng đến cƣờng độ lao động của đội ngũ GVTH trong đó có TTCM. Mỗi tuần TTCM đƣợc giảm 3 tiết dạy. Vì thế, tiêu chuẩn tiết dạy trong tuần của GVTH cần đƣợc đề xuất điều chỉnh cho phù hợp. Việc đƣa môn ngoại ngữ, tin học vào giảng dạy ở cấp TH, cần có định mức biên chế cụ thể để việc quản lí chất lƣợng các mơn học này đƣợc nâng lên.

Đối với các môn năng khiếu, Hiệu trƣởng nhà trƣờng có thể hợp đồng với ngƣời ngồi ngành hoặc những tình nguyện viên tham gia giảng dạy để không ngừng nâng cao chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu xã hội.

1.4.2.4. Xây dựng biện pháp chỉ đạo thực hiện quy hoạch

Quy hoạch phát triển đội ngũ TTCM gắn liền với phát triển lực lƣợng GV phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu. Cơ cấu hợp lí tạo điều kiện cho TTCM hỗ trợ nhau trong quá trình làm việc, phát huy điểm mạnh

và hạn chế điểm yếu của từng ngƣời.

Trên cơ sở đánh giá TTCM hàng năm và thực trạng tình hình phát triển đội ngũ TTCM, căn cứ nhu cầu GV trƣờng TH theo quy mô hạng trƣờng và định mức biên chế để quy hoạch phát triển GV và TTCM đảm bảo đủ số lƣợng, hợp lí về cơ cấu (độ tuổi, giới tính...), đảm bảo chất lƣợng để chủ động nguồn GV và TTCM cho từng giai đoạn phát triển nhà trƣờng. Từ đó, có các biện pháp để thực hiện nhƣ sau:

- Xây dựng đề án, kế hoạch quy hoạch phát triển ĐNGTTCM TH trình các cấp quản lí theo thẩm quyền để theo dõi q trình thực hiện;

- Ban hành hƣớng dẫn cơng tác quy hoạch phát triển ĐNTTCM về quy trình thực hiện, tiêu chuẩn, định mức, cơ cấu TCM trƣờng TH để các trƣờng xây dựng quy hoạch phát triển ĐNTTCM;

- Xây dựng kế hoạch cho từng năm một, trong đó chỉ rõ từng năm cần bổ sung, thay thế bao nhiêu; đơn vị nào cần bổ sung, thay thế; biện pháp để bổ sung hoặc thay thế;

- Chỉ đạo thực hiện quy hoạch đã đƣợc xây dựng về: quy trình thực hiện; định kỳ rà soát, bổ sung; ĐT, BD đội ngũ TTCMTH trong quy hoạch;

- Theo dõi, kiểm tra giám sát thực hiện.

1.4.2.5. Phân công, phân cấp tổ chức thực hiện

Phân cơng, phân cấp quản lí trong phát triển đội ngũ TTCM theo định

hƣớng tăng cƣờng quyền tự chủ gắn với tự chịu trách nhiệm cho các nhà trƣờng trong đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục với các nội dung sau:

Đối với Phịng Giáo dục và Đào tạo sẽ rà sốt số lƣợng GV, TCM để phối hợp với Phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ TTCM cho phù hợp và đồng bộ. Sau đó, hồn thiện và trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt kế hoạch phát triển đội ngũ TTCM.

Hiệu trƣởng các trƣờng TH nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra số lƣợng GV, TCM của mình đƣợc đƣa vào quy hoạch phát triển TTCM.

- Phân công, phân nhiệm các nhiệm vụ kế hoạch đã đƣợc xây dựng cho từng trƣờng, cho bộ phận tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan và đảm bảo các điều

kiện cho thực hiện kế hoạch đã đƣợc xây dựng.

1.4.3. Bố trí, sử dụng hợp lý đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở trường tiểu học gắn liền với kế hoạch, đề bạt

Đề bạt, bố trí, sử dụng TTCM ở trƣờng TH là quá trình chọn lựa nhân sự đáp ứng các yêu cầu về phẩm chất chính trị, năng lực chun mơn để bổ sung TTCM thiếu hoặc thay thế những TTCM có trình độ, năng lực yếu kém.

- Lập kế hoạch đề bạt, bố trí, sử dụng TTCM

Căn cứ vào văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền quản lí nhân sự, HT nhà trƣờng rà soát đội ngũ tổ trƣởng, tổ phó CM, xác định số thừa, thiếu, số tổ trƣởng, tổ phó CM chƣa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ qui định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm nhằm có kế hoạch chuẩn hóa về chun mơn để lập kế hoạch tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ TTCM.

Trên cơ sở rà soát thực trạng, các trƣờng TH lập kế hoạch đề bạt, trong đó nêu rõ nhu cầu, vị trí cụ thể cần bố trí, sử dụng; từ đó tổng hợp kết quả, lập kế hoạch báo cáo cơ quan thẩm quyền để ra quyết định bố trí.

- Tổ chức thực hiện KH đề bạt, bố trí, sử dụng TTCM

Các trƣờng TH tổ chức triển khai, quán triệt sâu rộng các văn bản pháp luật về tuyển dụng, quản lí, sử dụng cơng chức, viên chức tại đơn vị mình. Có nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các trường tiểu học huyện hoài ân, tỉnh bình định (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)