Ảnh hưởng của cường độ nguồn sáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp và khảo sát hoạt tính quang xúc tác của vật liệu sno2 biến tính (Trang 74 - 75)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Ảnh hưởng của cường độ nguồn sáng

Thí nghiệm được tiến hành với các cường độ chiếu sáng khác nhau từ 3 loại đèn LED-20W, LED-30W, LED-40W với nồng độ MB ban đầu là 5 mg/L, khối lượng xúc tác 0,03 g, kết quả được trình bày ở Hình 3.16.

Từ Hình 3.16 cho thấy, khi tăng cường độ đèn từ 20W, 30W, 40W, hiệu quả phân hủy MB của g-C3N4/SnO2 tăng dần với hiệu suất lần lượt 76,70%, 89,88%, 92,69%.

Kết quả này có thể được giải thích như sau: khi tăng cường độ chiếu sáng, đã làm tăng số lượng photon cung cấp vào hệ phản ứng, hay năng lượng cung cấp cho việc kích thích electron từ vùng hóa trị lên vùng dẫn cũng tăng. Điều

này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân tách cặp electron – lỗ trống quang sinh, tạo ra nhiều gốc tự do hơn, từ đó, tăng cường hiệu quả quang xúc tác của vật liệu [69] . Bên cạnh đó, khi tăng cường ánh sáng, độ rọi của chùm photon đi vào lòng dung dịch cũng tăng lên đáng kể, nghĩa là cường độ đèn càng cao, càng có nhiều photon tiến sâu vào bên trong lớp dung dịch và tiếp cận được bề mặt xúc tác, làm tăng cường khả năng tạo thành gốc tự do của composite, do đó làm tăng hiệu quả phân hủy chất màu.

Như vậy, cường độ nguồn sáng là một trong những yếu tố quyết định hoạt tính xúc tác quang của vật liệu. Hiệu suất phân hủy MB càng tăng khi cường độ chiếu sáng tăng.

Hình 3.16. (A)-Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giá trị C/C0 của MB (nồng độ 5 mg/L) theo thời gian phản ứng trên vật liệu g-C3N4/SnO2 bởi các nguồn sáng có cường độ

khác nhau LED-10W, LED-20W và LED-30W (mxt = 0,03 g, C0 = 5 mg/L, V = 80 mL), (B)-Hiệu suất quang phân hủy với các cường độ nguồn sáng khác nhau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tổng hợp và khảo sát hoạt tính quang xúc tác của vật liệu sno2 biến tính (Trang 74 - 75)