2 Tình hình kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình xây dựng nông thôn mới ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (2011 2018) (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. 2 Tình hình kinh tế-xã hội

Thực trạng kinh tế, xã hội thị xã An Nhơn đến năm 2011 trước khi thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới còn ở mức thấp, gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp bấp bên, tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, phân tán; hạ tầng nông thôn yếu kém, hầu hết các nội dung đều không đạt. Các xã chưa hoàn thành Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường, phát triển các khu dân cư mới…Chưa xây dựng Đồ án quy hoạch và Đề án xây dựng nông thôn mới.

Hạ tầng giao thông, mạng lưới thủy lợi, điện tính đến năm 2011 còn nhiều bất cập. Trong giao thông, trên địa bàn 10 xã có 587,012km đường giao thông nông thôn, trong đó số km đường giao thông nông thôn đã bê tông là 143,588km [49, tr 10]. Đa số các tuyến đường liên thôn, xóm hẹp, chủ yếu bằng đường đất. Vào mùa mưa lũ đi ại rất khó khăn, thường xuyên bị xạc lở, ngập nước. Lĩnh vực thủy lợi chưa đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu của các xã,

chủ yếu là các kênh mương bằng đất, chưa được bê tông. Các công trình cấp thoát nước đã xuống cấp cần được bảo dưỡng nâng cấp. Thị xã An Nhơn có Hồ Núi Một do Cty trách nhiệm hữu hạn Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý có dung tích 110 triệu m3, 11 đập dâng, 60 trạm bơm điện và 45 trạm/máy bơm dầu phục vụ tưới tiêu. Các công trình trên chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ tưới tiêu, thủy lợi và dân sinh.

Mạng lưới điện đã được phủ khắp trong toàn dân, nhưng nhiều trạm biến áp đã cũ, chủ yếu hệ thống dây cung cấp điện trần không có vỏ bọc, chưa được thay thế dây có vỏ bọc.

Về trường học, trên địa bàn 10 xã có tổng số 37 trường học (10 trường Mầm non - Mẫu giáo; 17 trường Tiểu học và 10 trường Trung học cơ sở). Về cơ bản các trường đảm bảo về số lượng phòng học cho học sinh học một ca. Tuy nhiên, hầu hết đã xây dựng từ nhiều năm về trước và đang trên đà xuống cấp; nhiều trường học thiếu diện tích sân chơi, các phòng học, phòng chức năng… theo quy định. Hệ thống giáo dục của 10 xã ở thị xã An Nhơn cần phải đầu tư nhiều hạng mục để đạt trường chuẩn quốc gia.

Các cơ sở vật chất văn hóa, thể thao còn thiếu chưa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân trên địa bàn, vì vậy chưa tạo được thường xuyên phong trào luyện tập thể thao, rèn luyện thân thể trong nhân dân, nhất là nông dân. Hệ thống chợ, các trung tâm thương mại chưa được đầu tư theo hướng hiện đại. Internet đã phủ sóng, tuy nhiên chưa phát huy hết hiệu quả trong các hoạt động của các cơ quan hành chính sự nghiệp, trong kinh doanh dịch vụ, và phục vụ sản xuất.

Nhà ở dân cư tại các xã từng bước được xây dựng kiên cố, tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát đặc biệt là các hộ cận nghèo, hộ nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn còn chiếm tỉ lệ lớn. Việc tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng vốn có

của thị xã An Nhơn. Cây lúa vẫn là cây sản xuất chính và đem lại nguồn thu nhập chính của nông dân. Chưa có nhiều các mô hình sản xuất liên kết, các vùng nông nghiệp sản xuất hàng hóa chất lượng cao. Chăn nuôi còn nhỏ lẻ, theo hộ gia đình phân tán trong nhân dân. Trong khi đó, sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ lẻ, phân tán. Các khu công nghiệp đã hình thành ở một số xã nhưng các dự án chưa lấp đầy diện tích, chỉ tập trung một số ngành đơn giản, trong khi đó công tác bảo vệ môi trường chưa được các nhà máy, xí nghiệp đầu tư theo hướng hiện đại.

Đa số nhân dân sử dụng nguồn nước từ giếng đào, khoan, nên chất lượng nguồn nước chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn nước sạch an toàn, nhất là vào mùa mưa lũ. Rác thải chủ yếu được nhân dân đốt, hoặc thải ra bên ngoài, vì vậy làm cho môi trường ô nhiễm, ảnh hưởng mĩ quan môi trường. Việc phân loại rác, nhất là rác thải rắn chưa thực hiện tốt.

Xuất phát từ những khó khăn, yêu cầu cần phát triển, chính quyền thị xã An Nhơn nhận thấy sự cần thiết phải tiến hành thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới để đưa nông thôn An nhơn phát triển theo hướng hiện đại, đời sống nhân dân nâng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình xây dựng nông thôn mới ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (2011 2018) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)