Phát triển văn hóa, xã hội, môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình xây dựng nông thôn mới ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (2011 2018) (Trang 61 - 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Phát triển văn hóa, xã hội, môi trường

Trong giai đoạn 2011-2015, thị xã An Nhơn đã tiến hành rà soát, lên kế hoạch xây dựng mới, nâng cấp các dãy phòng học đã xuống cấp, các phòng

hiệu bộ chưa có hoặc xuống cấp, xây dựng mới các nhà bảo vệ, công trình vệ sinh,... của các trường học ở tất cả các cấp học trên địa bàn 10 xã. Quy hoạch mở rộng diện tích trường học theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Đầu tư trang thiết bị dạy học, chú trọng công tác phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và hướng đến phổ cập trung học cơ sở đúng độ tuổi. Tăng cường công tác quy hoạch đào tạo đạt chuẩn, trên chuẩn đối với giáo viên các cấp. Các trường học đã được sửa sang nâng cấp khang trang, đội ngũ giáo viên đảm bảo quy định theo tiêu chuẩn, các xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học, tiến đến hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Công tác xã hội hóa giáo dục được chú trọng, đã huy động được các nguồn lực tham gia vào đầu tư phát triển giáo dục. Vì vậy sự nghiệp giáo dục của các xã đã được nâng cao, không còn khoản cách xa so với các phường của thị xã.

Thực hiện Hướng dẫn số 1684/SGDĐT-KHTC ngày 8/9/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí về giáo dục và đào tạo đối với các xã xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Định, thị xã An Nhơn tiếp tục coi giáo dục là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong chương trình phát triển của thị xã. Thị xã đã quy hoạch, triển khai xây dựng các trường học các cấp đảm bảo đạt chuẩn quốc gia; đã phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi được đến trường, phổ cập giáo dục Tiểu học và Trung học cơ sở. Chính những biện pháp cấp bách mang tính chiến lược đó đã đưa giáo dục thị xã An Nhơn đạt được những thành tựu to lớn, phát triển vượt bậc. Chất lượng giáo dục toàn diện nâng cao, chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi có tiến bộ rõ rệt. Theo số liệu Phòng Giáo dục thị xã An Nhơn năm 2018, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp...) là 1255/1397 đạt tỷ lệ: 90,1%; có 40% học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý

giáo dục và giáo viên được nâng lên, tỷ lệ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng nhanh. Công tác xã hội hoá giáo dục, khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập được hầu hết các cơ quan, đơn vị và nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia. Đến năm 2018, thị xã được công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3; đạt chuẩn Xóa mù chữ mức độ 2; đạt chuẩn Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 2,3 và tiếp tục giữ vững phổ cập Trung học cơ sở [49, tr. 41]. Chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập mầm non 5 tuổi hàng năm ở xã Nhơn An luôn ở mức cao, số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm đạt 100% được tiếp tục học trung học phổ thông. Công tác đào tạo nghề ở học sinh THCS được chú trọng. Xã Nhơn An, trường THCS Nhơn An đã liên kết với Trung tâm đào tạo nghề, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định, Hội nông dân tỉnh đào tạo nghề trồng trọt, chăn nuôi – thú y, tin học, nấu ăn,… cho học sinh lớp 8, 9 và được cấp chứng chỉ nghề. Tại xã Nhơn Hạnh, ngay từ năm 2011 khi triển khai thực hiện xã nông thôn mới, xã Nhơn Hạnh đã xác định đúng tiêu chí giáo dục là một trong những tiêu chí quan trọng trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Vì vậy xã đã có nhiều biện pháp quyết liệt trong việc đầu tư hoàn thành tiêu chí giáo dục. Xã đã quan tâm trong việc phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập tiểu học, THCS. Đến năm 2017, xã được các cấp công nhận đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS [52, tr. 15]. Xã Nhơn Hạnh đã thực hiện tốt chính sách khuyến khích, vận động để học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT, bổ túc hoặc học nghề. Phối hợp với các cấp thực hiện tốt việc miễn giảm học phí cho học sinh hộ nghèo,...

Trong công tác đào tạo nghề. Ngày 27/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg về Đề án đào tạo nghề cho lao

động nông thôn, thị xã An Nhơn đã tổ chức tuyên truyền thường xuyên, liên tục cho người dân về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về học nghề và dạy nghề, tác dụng của việc học nghề cho lao động nông thôn với nhiều hình thức khác nhau như tuyên truyền trong hội họp, mít tinh, trên đài phát thanh của xã, các xã đã phối hợp với trung tâm xúc tiến việc làm của tỉnh Bình Định về trực tiếp giới thiệu việc làm, các nghề đào tạo ngắn hạn.

Theo số liệu của phòng Lao động-Thương binh xã hội thị xã An Nhơn, từ năm 2011 đến năm 2017, thị xã An Nhơn đã phối hợp với các cơ sở đào tạo mở 294 lớp, trong đó có 81 lớp nghề nông nghiệp, 213 lớp nghề phi nông nghiệp; tổ chức đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng cho 11.096 lao động nông thôn. Các ngành nghề đào tạo gồm: mây công nghiệp, đan tre mây, hàn điện, điện dân dụng, sửa chữa máy nông nghiệp, nấu ăn, chăn nuôi thú y, nuôi và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm, chăm sóc và tạo giống cây cảnh. Đến năm 2018 tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo trung bình đạt 45,87% (28.779/62.734 người). Từ việc có nghề cơ bản trong tay đã tạo điều kiện cơ bản cho nhân dân tham gia sản xuất, góp phần nâng cao năng suất đem lại nguồn thu nhập cho nhân dân.

Từ khi có bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, chính quyền thị xã An Nhơn đã đầu tư cơ sở vật chất y tế, nâng cấp, xây dựng thêm các phòng của các trậm y tế xã, tăng cường các giường bệnh tại trung tâm y tế thị xã, khuyến khích kêu gọi bác sĩ trẻ về công tác tại các Trạm y tế xã. Cơ sở vật chất y tế được đầu tư, nâng cấp, năm 2015 đã xây dựng mới và sữa chữa nâng cấp 8 trạm y tế xã (Nhơn Lộc, Nhơn Thọ, Nhơn Phong, Nhơn Tân, Nhơn Mỹ, Nhơn Phúc, Nhơn Khánh, Nhơn Hạnh). Các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đạt kết quả khá. Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được đầu tư xây dựng, 100% trạm y tế có bác sỹ, hoạt động có chất lượng góp phần giải quyết nhu cầu khám và điều trị bệnh, tỷ lệ người dân tham gia BHYT không ngừng

tăng từ 46,87% (năm 2008) lên 79,31% (năm 2017) [60, tr. 6]. Thị xã đã có các chính sách khuyến khích các nhân viên y tế tại các trạm y tế tham gia học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn. Đến hết năm 2018, đã đầu tư xây dựng mới 5 trạm y tế xã (Nhơn Lộc, Nhơn Tân, Nhơn Thọ, Nhơn Hạnh, Nhơn An); nâng cấp, cải tạo 5 trạm y tế ở các xã còn lại; trang thiết bị được đầu tư, nâng cấp đầy đủ theo hướng hiện đại. Đến năm 2018, các trạm y tế xã ở thị xã An Nhơn được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế. Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Tất cả các trạm y tế đã có Bác sĩ về công tác. Đôi ngũ y tế xã đã không ngừng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ, trang thiết bị được đầu tư đảm bảo chuẩn nên công tác khám, chữa bệnh tại các trạm y tế không ngừng nâng cao về chất lượng và số lượng. Trên địa bàn có nhiều dịch vụ khám, chữa bệnh do các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân góp phần giải quyết nhu cầu khám và điều trị bệnh.

Tỷ lệ người dân có bảo hiểm y tế không ngừng tăng, đến năm 2018 có 86,8% (88.335 người tham gia bảo hiểm y tế/Tổng số người dân 101.749 người), trong đó hơn 40% tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm xuống còn 13%. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vacxin là 99,5%. Sự hài lòng của bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế đạt 85% [60, tr. 7]. Hoạt động văn hoá nghệ thuật được triển khai đến các thôn xóm, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá tinh thần cho nhân dân. Chính quyền thị xã, các xã rất chú trọng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được triển khai rộng khắp, ngày càng đi vào chiều sâu, nâng cao về chất lượng, hiệu quả. Tổ chức lồng ghép nhiều chương trình bằng nhiều hình thức đa đạng phong phú về “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” như tuyên truyền, tiểu phẩm văn nghệ, mở các hội thi,…thu hút đông đảo nhân dân tham gia. Vận

động nhân dân xây dựng gia đình văn hóa, gia đình hiếu học, thực hiện đúng quy chế dân cư, sống và làm việc theo pháp luật. Các hội đoàn thể ở các xã phối hợp với trung tâm văn hóa thị xã tổ chức tuyên truyền việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội, sống có văn hóa ở khu dân cư đã thu hút nhân dân tham gia. Tất cả các thôn có nhà văn hóa, sân thể thao và gắn bảng hương ước, quy ước thôn văn hóa. Các thiết chế văn hoá, thể thao được quan tâm đầu tư và ngày càng hoàn thiện. Năm 2018, các xã đều đạt và giữ vững từ 70% số thôn trở lên đạt danh hiệu thôn văn hóa theo quy định.

Ở thị xã An Nhơn có 19 di tích lịch sử, văn hóa được công nhận, trong đó, có 07 di tích cấp quốc gia, có 15/19 di tích đã được cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ. Việc phát huy giá trị các di tích gắn với các làng nghề truyền thống được triển khai có hiệu quả. Thị xã đã tổ chức trùng tu, tôn tạo xong một số di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng như: Chứng tích thảm sát Kim Tài - Nhơn Phong; đường đi và Nhà bia Khu căn cứ cách mạng An Trường - Nhơn Tân; khôi phục các làng nghề truyền thống; bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa nghệ thuật truyền thống như Lễ hội Vía bà (Nhơn Phong), làng nghề gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu, kết hợp làng nghề bún bánh An Thái (Nhơn Phúc), làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá (Nhơn Lộc), tổ chức triển lãm sinh vật cảnh,… Các di tích lịch sử văn hóa ở thị xã An Nhơn đã thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách đến tham quan mỗi năm, góp phần phát triển du lịch địa phương.

Đài truyền thanh các xã đã được nâng cấp, phát triển công nghệ số; các trang thông tin điện tử của thị xã, các cơ quan, đơn vị và trường học được xây dựng, đã truyển tải tin tức, quảng bá hình ảnh của địa phương đến với nhân dân. Các hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật, các cuộc thi, hội thi liên hoan hát ru, hát dân ca, biểu diễn nghệ thuật Bài chòi, Hát tuồng phát triển đã diễn ra thường xuyên nhân dịp các lễ hội, Tết Nguyên đán, các ngày lễ lớn.

một phong trào sâu rộng trong nhân dân. Các hoạt động thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên ở các xã. Phong trào thể dục - thể thao ngày càng phát triển với nhiều loại hình đa dạng, tạo không khí sôi động phục vụ nhiệm vụ chính trị và đáp ứng nhu cầu rèn luyện sức khỏe của nhân dân.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường, nâng cao sức khỏe cho người dân được các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể chính trị - xã hội đặc biệt quan tâm. Các bộ phận chuyên môn, các tổ chức đoàn thể của các xã như Địa chính-Môi trường, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,... tích cực vận động nhân dân, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh thường xuyên thực hiện các hoạt động thu gom rác thải; cải tạo cảnh quan trên các tuyến đường, ngõ, xóm và giữ gìn môi trường sống, chỉnh trang vườn, nhà, hàng rào, cổng, ngõ…

Trong giai đoạn 2011-2015, nguồn nước sinh hoạt được sử dụng trong nhân dân ở các xã chủ yếu từ nguồn giếng đào và giếng khoan. Năm 2016, 2 nhà máy cung cấp nước sạch được hoàn thành và đưa vào sử dụng ở 2 xã Nhơn An và Nhơn Tân. Nhân dân đã sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung xã Nhơn An, xã Nhơn Tân và các nhà máy nước sạch ở các phường Nhơn Thành, Đập Đá, Bình Định. Như vậy đến năm 2018, hầu hết nhân dân ở 10 xã đã sử dụng nguồn nước sạch từ nhà máy cung cấp nước sạch tập trung.

Thị xã An Nhơn có bãi chôn lấp chất thải rắn tại xã Nhơn Thọ; hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải tập trung tại cụm công nghiệp Gò Đá Trắng, cụm công nghiệp Thanh Liêm, hệ thống xử lý nước thải tại làng nghề bún tươi Ngãi Chánh, xã Nhơn Hậu; hệ thống thu gom nước thải làng nghề bún bánh An Thái, xã Nhơn Phúc. Các xã đã thực hiện tốt Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với 100% số hộ sử dụng nước sạch và nước hợp vệ sinh.

kinh doanh trên địa bàn các xã được tiến hành thường xuyên. Tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn 10 xã, Ủy ban nhân dân thị xã An Nhơn đã xem xét, kiểm tra và cấp giấy xác nhận hồ sơ môi trường cho 482 dự án cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và chế biến thực phẩm. Đến năm 2018, toàn địa bàn thị xã có 24 làng nghề đều đảm bảo quy định về môi trường. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trên đị bàn các xã đã thực hiện các biện pháp xử lý chất thải đảm bảo về môi trường như: tổ chức thu gom và quản lý chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại theo quy định và hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom xử lý theo quy định; nước thải phát sinh tại cơ sở được thu gom xử lý đảm bảo không có hiện tượng xả thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra môi trường, về khí thải phát sinh đối với các cơ sở tương đối ít. Các cụm công nghiệp, làng nghề và các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường đảm bảo không gây ô nhiễm.

Về xây dựng cảnh quan, môi trường sáng- xanh- sạch- đẹp, an toàn. Hàng năm vào các dịp hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, tuần lễ, tháng cao điểm bảo vệ môi trường do Trung ương và tỉnh phát động, Ủy ban nhân dân thị xã và Ủy ban nhân dân các xã đều tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và cộng đồng về công tác bảo vệ môi trường; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội phát động và tổ chức các phong trào trồng hoa, cây cảnh, làm vệ sinh môi trường, thu gom rác thải, khơi thông dòng chảy, nạo vét ao hồ, kênh mương, nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, được nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Hệ thống cây xanh trên địa bàn thị xã được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quá trình xây dựng nông thôn mới ở thị xã an nhơn, tỉnh bình định (2011 2018) (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)