Theo dõi và điều trị các biến chứng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét công tác chăm sóc theo dõi sau điều trị bảo tồn cho một người bệnh chấn thương gan tại khoa phẫu thuật cấp cứu bụng bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020 (Trang 29 - 31)

* Biến chứng mạch máu:

Mất máu tiếp diễn: tùy từng trường hợp, thái độ xử trí có thể là truyền máu, chụp mạch, hay mổ cấp cứu. Nếu xét nghiệm cho thấy mức độ mất máu trung bình, truyền máu có thể giúp qua khỏi trong 50% số trường hợp [a14]. Nếu trên

siêu âm cho thấy lượng máu trong bụng tăng lên, hoặc chụp CLVT cho thấy máu tụ tăng kích thước, hay có thoát thuốc cản quang thì ĐM, huyết động vẫn kiểm soát được, cần chỉ định chụp mạch để kiểm tra, nút mạch cầm máu, nếu thất bại, chỉ định mổ cấp cứu. Trên thực tế, tỷ lệ biến chứng chảy máu chỉ khoảng 5%, trong số đó hiếm có trường hợp phải mổ cấp cứu. Trong mọi trường hợp cần loại trừ các nguyên nhân chảy máu khác như xương chậu, xương đùi, thận, lách... để có thái độ xử trí thích hợp [28].

* Chảy máu thể hoạt động: thể hiện trên CLVT bằng hình ảnh thoát thuốc cản quang ở thì ĐM, trong trường hợp này nếu tình trạng huyết động còn dược duy trì ổn định, bệnh nhân có chỉ định chụp ĐM gan chọn lọc và can thiệp nội mạch. Cần lưu ý không có thuốc cản quang trên CLVT không có nghĩa là tổn thương đã cầm máu tuyết đối, máu có thể chảy lại khi huyết áp DDM tăng, mạch máu hết co thắt hay tan cục máu đông. Trường hợp huyết động không ổn định cần chỉ định mổ cấp cứu cầm máu [29].

* Chảy máu đường mật: ít gặp, do tổn thương ĐM gan chảy vào đường mật cũng bị tổn thương, cũng như các biến chứng khác về mạch máu như giả phình, rò ĐM – TM gan, chẩn đoán xác định bằng chụp ĐM gan chọn lọc và điều trị bằng can thiệp nội mạch được coi như một biện pháp điều trị hỗ trợ trong bảo tồn không mổ, giúp tăng tỷ lệ bảo tồn không mổ thành công, giảm tỷ lệ phải mổ cấp cứu, giảm nguy cơ biến chứng, tử vong do phẫu thuật [30].

* Biến chứng đường mật:

- Ổ tụ dịch mật và áp xe gan, quanh gan: do tổn thương đường mật gây chảy dịch mật khu trú trong vùng nhu mô gan đụng dập, hoặc khu trú ở dưới hoành, dưới gan, có thể bội nhiễm thành ổ áp xe. Siêu âm, CLVT phát hiện ổ dịch trong nhu mô gan hoặc dưới hoành, dưới gan; chụp MRI, ERCP xác định có tổn

thương đường mật, chọc hút hoặc dẫn lưu dưới hướng dẫn siêu âm thường cho kết quả tốt [29].

- Tràn mật – máu: tổn thương rò giữa ống mật và TM gan. Do mật tràn vào máu, lâm sàng có vàng da nhưng không có viêm phúc mạc hay tắc mật, xét nghiêm bilirubine tăng rất cao. Hội chứng này rất hiếm gặp và có thể tự liền sau một thời gian mà không phải can thiệp [29]. Cá tác giả đề xuất làm ERCP để chấn đoán và điều trị giảm áp đường mật bằng SE, đặt stent hay dẫn lưu mật – mũi giúp tổn thương mau lành hơn [18].

- Viêm phúc mạc mật: do đường mật tổn thương gây chảy dịch mật vào ổ phúc mạc tự do, thường xảy ra trong vòng 2 – 5 ngày sau chấn thương nhưng cũng có thể muộn hơn, khi mổ một số tác giả vẫn chủ trương bảo tồn tối đa, không can thiệp vào vùng gan tổn thương mà chỉ dẫn lưu đường mật ra ngoài, sau một vài tuần đa số sẽ tự liền, tốt nhất cần xác định tổn thương bằng ERCP kết hợp với cắt cơ thắt hay đặt stetn đường mật hoắc đặt dẫn lưu mật – mũi để giảm áp, hỗ trợ cho việc tự liền tổn thương đường mật [29].

* Viêm phúc mạc do vỡ tạng rỗng: do bỏ sót tổn thương hoặc tổn thương biểu hiện muộn, trong trường hợp nghi ngờ, cần làm nội soi ổ bụng chẩn đoán hoặc mổ thăm dò.

* Hội chứng tăng áp lực trong ổ bụng (TALOB): do có một lượng dịch, máu lớn trong ổ bụng và sau phúc mạc, tích tụ và tăng thêm trong quá trình theo dõi, giảm tưới máu gây phù tạng, bù khối lượng lớn dịch tinh thể dẫn đến TALOB với biểu hiện lâm sàng đầu tiên là khó thở và thiểu niệu do giảm tưới máu thận, giảm di động cơ hoành; lưu lượng tuần hoàn cửa và ĐM gan cũng giảm làm nặng thêm tình trạng thiếu máu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhận xét công tác chăm sóc theo dõi sau điều trị bảo tồn cho một người bệnh chấn thương gan tại khoa phẫu thuật cấp cứu bụng bệnh viện hữu nghị việt đức năm 2020 (Trang 29 - 31)