Chỉ xuất xưng hô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức chiếu vật trong tiểu thuyết của nam cao (Trang 47 - 55)

7. Bố cục của luận văn:

2.3.1. Chỉ xuất xưng hô

Xưng hô là một hành động diễn ra liên tục, thường xuyên trong khi trò chuyện và là lời của cả người nói lẫn người nghe. Trong bất kì một cuộc giao tiếp nào không thể thiếu được “xưng” và “hô”.

Từ xưng hô là từ dùng để chỉ ra (quy chiếu đến) người hay vật tham gia quá trình giao tiếp (bằng lời nói). Hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt nói chung, trong tác phẩm Sống mòn nói riêng rất phong phú, có thể kể đến: đại từ xưng hô đích thực; các danh từ chỉ quan hệ thân tộc; danh từ chỉ chức vị và các tổ hợp từ.

Bảng 2.7: Thống kê phương thức chiếu vật bằng chỉ xuất xưng hô Phương tiện chỉ xuất xưng hô Lượt dùng Tỉ lệ (%)

Đại từ xưng hô đích thực (2947) Ngôi 1 804 20,28 74,35 Ngôi 2 80 2,01 Ngôi 3 (chỉ người) 2050 51,71 Ngôi 3 (chỉ vật) 13 0,32 Danh từ chỉ quan hệ thân tộc (1001) Ngôi 1 208 5,24 25,25 Ngôi 2 652 16,49 Ngôi 3 141 3,55 Danh từ chỉ chức vị 8 0,2 Tên riêng 8 0,2 Tổng cộng 3964 100

2.3.1.1. Đại từ xưng hô đích thực

Đại từ xưng hô đích thực được dùng để quy chiếu đến người tham gia vào quá trình giao tiếp. Chỉ xuất vai người nói có thể là bản thân người nói được biểu thị qua các đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số ít như tôi, tao, ta, mình… hay là người nói qua một số đối tượng hiện hữu hoặc không hiện hữu tạo sự kiện lời nói được biểu thị qua các đại từ xưng hô như: mày, bay, chúng mày,…

Trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao, đại từ xưng hô được dùng rất đa dạng và tần số xuất hiện rất cao với 2947 lượt dùng trong tổng số 3963 lượt dùng các phương tiện chỉ xuất xưng hô, chiếm tỉ lệ 73,4%.

Chỉ xuất xưng hô là phương thức chỉ xuất chủ quan, trong đó người nói lấy mình làm điểm mốc, so với người nói thì người nghe là ngôi thứ hai. Không có ngôi thứ nhất, tức không có người nói thì không có ngôi thứ hai. Có điều, ở

Ví dụ:

…Y lảng sang chuyện khác.

- Mày đã vay được tiền cưới vợ chưa? ….

- Không phải thế. Cô giáo không sợ mày lừa lật, nhưng không muốn cho mày lấy vợ, sợ mày lấy vợ rồi, bận bịu vợ con, không tưởng gì đến công việc nữa. [2, tr.166 - 167]

Ở ví dụ trên xuất hiện đại từ xưng hô ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai số ít trong đó“tao” là điểm mốc để định vị ngôi thứ hai là“mày”. Cách xưng hô này thường được sử dụng khi mối quan hệ giữa vai nói ngang hàng với vai nghe nhưng trong trường hợp này thì quan hệ giữa Thứ và Mô là quan hệ thứ bậc do vậy cách xưng hô này hướng đến việc thể hiện rõ quan hệ liên cá nhân giữa người nói (Thứ) và người nghe (Mô): đó là mối quan hệ thân sơ gần gũi, thân cận giữa một ông giáo với người giúp việc làm công cho nhà trường; và hoàn toàn phù hợp với thoại trường cũng như nội dung giao tiếp: trong căn gác của nhỏ hẹp của nhà trường và chỉ có hai người đang nói với nhau về những chuyện riêng tư của cá nhân chứ không phải việc công của nhà trường.

Có thể dẫn ra thêm 1 ví dụ về cách dùng đại từ xưng hô đích thực để chỉ xuất ở ngôi thứ 2 số nhiều:

- “Tao cho chúng mày thế cũng là phúc lắm rồi! Đáng lẽ chúng mày

chẳng nên lấy đồng nào, cứ ăn cơm nhà đi mà dạy, lại còn phải bỏ tiền túi ra mà trả nợ cho nhà trường nữa.” [2, tr.293]

Đây là lời San tự hình dung tưởng tượng ra những điều mà Đích viết thư hồi âm cho Thứ về công việc của Thứ đối với nhà trường và cách quản lí nhà trường của Đích và Oanh. Qua cách dùng từ xưng hô có thể thấy, từ chỗ Đích và Thứ là anh em họ hàng, là bạn bè đồng nghiệp thì bây giờ khi giải quyết công việc chung, giữa họ chỉ tồn tại mối quan hệ “ông chủ - người làm

thuê” nên cách xưng hô của Đích có phần kẻ cả, ban ơn và xem thường Thứ, cả San nữa. Cách xưng hô “tao - chúng mày” thể hiện rõ sự thay đổi vị thế và quan hệ giữa 3 người vốn là bạn bè, đồng nghiệp, anh em.

Từ hai ví dụ trên cho thấy các đại từ xưng hô đích thực khi được sử dụng để xưng hô trong giao tiếp không chỉ có ý nghĩa xác định vai giao tiếp mà còn thể hiện quan hệ liên cá nhân và bộc lộ sắc thái tình cảm giữa người nói và người nghe. Do xưng hô trong tiếng Việt chịu áp lực mạnh mẽ của mối quan hệ liên cá nhân như vậy nên để đạt hiệu quả giao tiếp cao chúng ta cần có chiến lược giao tiếp mà một trong những yếu tố đầu tiên phải kể đến đó là lựa chọn cách xưng hô theo nguyên tắc “xưng khiêm hô tôn”. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta hạn chế sử dụng đại từ xưng hô đích thực trong việc xưng hô. Bởi vì, các đại từ xưng hô đích thực trong tiếng Việt thường kèm theo sắc thái biểu cảm nên đôi khi dùng lại bị coi là khiếm nhã. Chính vì lẽ đó mà trong cuộc sống hàng ngày người Việt thường sử dụng các danh từ thân tộc và danh từ chỉ chức vị, nghề nghiệp để làm từ xưng hô. Chúng ta cũng có thể thấy điều này qua tiểu thuyết Sống mòn.

2.3.1.2. Danh từ chỉ quan hệ thân tộc

Trong tiếng Việt, danh từ thân tộc là các danh từ chỉ những người trong gia đình, họ hàng thuộc các thế hệ, lớp tuổi, thứ bậc tôn ti. Đó là các từ: “ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, chú, bác, cô, dì, con, cháu,…” và cả một số danh từ chỉ bạn bè hay ngôi thứ như: “bạn, đồng chí, ngài, vị,…” được dùng trong xưng hô. Khi trở thành từ xưng hô, các danh từ thân tộc đã biểu thị vị trí của các nhân vật trong giao tiếp là người nói, người nghe hay người được nói tới. Đó chính là phạm trù ngôi. Hơn nữa, danh từ thân tộc không chỉ nhằm biểu thị phạm trù ngôi mà còn nhằm thông báo gián tiếp về tuổi tác, vị thế xã hội, tình cảm,… giữa các nhân vật tham gia giao tiếp.

bằng các danh từ chỉ quan hệ thân tộc trong tiểu thuyết Sống mòn có 927 lượt dùng,chiếm 23,4% trong tổng số các phương tiện chỉ xuất xưng hô. Các từ chỉ quan hệ thân tộc được sử dụng để xưng hô trong Sống mòn có những giá trị sau:

a. Danh từ thân tộc được dùng trong xưng hô giúp phân biệt giới tính. * Những từ trỏ thuần nam giới như: anh, thầy, chú, cậu, ông,… dùng cho cả ba ngôi số ít.

Ví dụ:

- Này chú ạ! Nếu Đích không về được, thì tôi có thể đến chỗ Đích (…) - Nhưng tại sao anh ấy không về? [2, tr.307]

* Những từ trỏ thuần nữ giới, dùng cho cả ba ngôi số ít: chị, mẹ, u, cô, mợ, bà....

Ví dụ:

- Với lại cô mày chịu được thì chúng tao cũng chịu được. [2, tr.201]

- Anh muốn hỏi gì chị ta? [2, tr.299]

b. Cũng có những danh từ thân tộc không biểu thị giới tính như: em, con, cháu, bé, bác, cụ,...

Ví dụ:

- Con lạy cụ! Cụ làm ơn bảo cô ấy ra cho con hỏi một tí.

- Con sợ vào chó cắn. Cụ giúp con làm phúc. [2, tr.299]

c. Các danh từ thân tộc có sự phân biệt về vai vế, tuổi tác, lớn - nhỏ giữa các thành viên thuộc cùng một thế hệ.

Ví dụ:

- Con ơi! Con nghĩ đến !...Thầy con đã thế rồi. bây giờ xác gần kề miệng lỗ rồi,… Con thương lấy một chút. [2, tr.344]

Trong ví dụ trên thì “bà, thầy” là thuộc vai trên và “con” là vai dưới. Nhìn chung, các đại từ xưng hô trong tiếng Việt nếu sử dụng để xưng hô thường bị coi là khiếm nhã. Do đó, trong giao tiếp gia đình cũng như ngoài xã hội, người Việt thường sử dụng các danh từ thân tộc để xưng hô hơn là dùng các đại từ xưng hô đích thực. Xưng hô bằng các danh từ thân tộc là một trong những tác nhân quan trọng để vun đắp, duy trì mối quan hệ tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp dựa trên quan hệ huyết thống. Đồng thời thể hiện sự ràng buộc về mặt tình cảm - nét đẹp “trọng tình” trong nguyên tắc ứng xử của người Việt. Mặt khác, việc dùng các danh từ thân tộc trong giao tiếp xã hội còn thể hiện “chiến lược giao tiếp” của người Việt. Khi thực hiện chiến lược giao tiếp, nhân vật giao tiếp luôn có sự điều chỉnh, lựa chọn từ xưng hô sao cho phù hợp với ngữ cảnh, đối tượng giao tiếp,… nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.

2.3.1.3. Dùng tên riêng để hô gọi

Trong tiểu thuyết Sống mòn, chúng tôi khảo sát có tất cả 8 lần người nói dùng tên riêng để hô gọi người nghe, chiếm 0,2% trong tổng số các phương tiện dùng để chỉ xuất xưng hô. Và tất cả đều được sử dụng trong giao tiếp xã hội. Việc sử dụng tên riêng để hô gọi chiếm tỉ lệ không nhiều là điều có thể lí giải được. Bởi vì tên riêng là “địa hạt của cái tôi”. Do đó, việc dùng tên riêng để gọi khi chưa xác định rõ vai giao tiếp sẽ bị coi là bất lịch sự, đe dọa thể diện của người nghe và người nói sẽ bị coi là “hỗn”, “xấc xược”.

- Dùng tên riêng để hô gọi trong giao tiếp giữa những người đã quen biết nhau từ trước (Thứ, San, Mô):

Ví dụ:

Tối hôm đó, lúc Mô lên mắc màn, nó và Thứ và San lại bàn tán về chuyện thuê nhà, San hỏi:

- Thưa cậu, vợ chồng ông ta chỉ chuyên môn làm đậu. [2, tr.231]

- Dùng tên riêng để hô gọi trong giao tiếp giữa những người không cùng thứ bậc, lứa tuổi:

Ví dụ dưới đây là cuộc giao tiếp diễn ra giữa San - thầy giáo, người lớn tuổi với Phong - đứa học trò, người nhỏ tuổi hơn, nội dung giao tiếp là San có ý nhờ Phong hỏi dò giúp San về việc thuê phòng trọ. Thầy giáo San đã dùng tên riêng “Phong” để hô gọi học trò trong cuộc trò chuyện. Cách hô gọi như vậy giúp rút ngắn khoảng cách thầy - trò, tạo sự gần gũi giúp cho Phong tự nhiên, thoải mái hơn trong khi nói chuyện với thầy giáo.

San hơi sửng sốt:

- Tôi ấy à?... Phong có hiểu việc gì không? Thầy định hỏi gì? Thằng bé ngẩn mặt ra một lúc, rồi hỏi lại:

- Thưa thầy, có phải sáng hôm nay thầy bảo con hỏi xem nhà có thể để cho thầy trọ…

- A, phải rồi!... Thế Phong hỏi rồi, phải không? Thầy bảo sao? [2, tr.203]

- Dùng tên riêng để hô gọi trong giao tiếp giữa những người cùng lứa tuổi, bằng vai:

Ví dụ:

- Anh Mô ơi, hộ tôi một thùng với, anh Mô! [2, tr.176]

Ví dụ trên là lời nhờ vả của cô Hà đối với Mô. Lúc này, mối quan hệ giữa anh và ả là “tình trong như đã”, vừa gần vừa xa, vừa quen vừa lạ. Vì vậy, việc Hà dùng tên để gọi vừa phản ánh đúng mối quan hệ hiện tại của 2 người vừa thể hiện phép lịch sự trong giao tiếp, vừa tạo sự thân mật cần thiết, lại khéo léo ràng buộc Mô lấy nước giúp Hà.

2.3.1.4. Danh từ chỉ chức vị, tổ hợp từ

sử dụng để cho các nhân vật của mình dùng để hô gọi, tuy số lượng không nhiều. Nét đặc biệt là các danh từ này chỉ dùng để hô chỉ ngôi thứ hai, chứ không được dùng để xưng.

Ví dụ:

Ông Học đang nằm có nửa người ở trên giường… vội ngồi lên: -Kìa! Ông giáo! Chào ông!

- Ông ạ! Hôm nay ông lại rỗi. [2, tr.263]

Cái cách ông Học - chủ trọ - gọi Thứ, người nhỏ tuổi hơn mình - bằng tên gọi nghề nghiệp kết hợp với danh từ thân tộc “ông giáo” thể hiện thái độ cung kính, tôn trọng của một người lao động đối với bậc trí thức, đối với người làm cái nghề được xã hội coi là cao quý.

b. Tổ hợp từ

Có tất cả 74 lượt sử dụng, chiếm 1,9% trong tổng số các phương tiện dùng để chỉ xuất xưng hô.

- Những tổ hợp từ được dùng làm phương tiện xưng hô có khả năng biểu thị nhiều sắc thái ý nghĩa, tình cảm của các nhân vật khi tham gia giao tiếp.

Ví dụ:

Mô vội quát to:

- Nhờ anh em một tí! Nhà tôi đấy!

- À ra thế! Chị Mô đấy hở? Chào chị ạ! [2, tr.177]

Trong ví dụ trên, Mô đã dùng tổ hợp từ “nhà tôi” để gọi Hà - vợ sắp cưới của nó. Cách gọi như vậy bộc lộ tình cảm thân mật, gần gũi, thái độ nghiêm túc, trân trọng của Mô đối với người con gái mà Mô chọn lựa sắp sửa cùng mình xây dựng tổ ấm. Còn khi hô gọi những người hàng xóm mới quen thì Mô dùng từ “anh em”: cách dùng này vừa mang ý nghĩa về số lượng (số nhiều), vừa thể hiện mối quan hệ “gia đình thân tộc” hết sức gần gũi mà Mô đã tự xác lập thông qua cách hô gọi, qua đó khéo léo đưa những người tham

gia giao tiếp vào trong tình thế buộc phải vui vẻ “nhường” cho Hà.

- Cũng có thể dùng phụ từ chỉ lượng “các” kết hợp với danh từ chung chỉ người, và dùng ở ngôi thứ 2 số nhiều như trong ví dụ sau:

Hà phụng phịu bật cười: - Ô hay! Các anh làm gì thế? Mô tủm tỉm cười:

- Các anh đừng làm nhà tôi nó thẹn. [2, tr.177]

Trên đây là một số phương tiện xưng hô đã được nhà văn Nam Cao sử dụng trong ngôn ngữ giao tiếp của nhân vật mà chúng tôi khảo sát qua tiểu thuyết Sống mòn. Các đại từ xưng hô và lớp từ xưng hô khi đi vào hoạt động nói năng rất đa dạng và phong phú. Nhìn chung, trong tiếng Việt, xưng hô có xu hướng “thân tộc hóa” bằng cách sử dụng các danh từ thân tộc trong giao tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phương thức chiếu vật trong tiểu thuyết của nam cao (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)