7. Bố cục của luận văn:
1.4. Nam Cao và tiểu thuyết “Sống mòn”
1.4.1. Vài nét về tác giả Nam Cao
kỷ XX, là một trong những đại diện xuất sắc nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước 1945. Nam Cao cũng là cây bút tiêu biểu của chặng đầu nền văn học mới sau Cách mạng.
Ông tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ra trong một gia đình nông dân, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam. Học hết bậc Thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác. Sau hơn ba năm, vì ốm đau, ông phải trở về quê. Sau đó, ông dạy học ở một trường tư thục ở ngoại ô Hà Nội. Khi quân Nhật vào Đông Dương, trường đóng cửa, ông phải sống chật vật, lay lắt bằng nghề viết văn và làm gia sư. Đầu năm 1943, ông tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. Bị địch khủng bố gắt gao, ông phải lánh về quê rồi tham gia khởi nghĩa (tháng 8 - 1945) ở phủ Lí Nhân. Năm 1946, với tư cách là phóng viên, ông có mặt trong đoàn quân Nam tiến vào đến Nam Trung Bộ. Mùa thu năm 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác báo chí, tuyên truyền phục vụ kháng chiến; năm 1950, ông tham gia chiến dịch Biên giới. Tháng 11 - 1951, trên đường vào công tác ở vùng địch hậu Liên khu III, ông bị giặc Pháp phục kích và sát hại.
Xuất hiện trên văn đàn khi trào lưu hiện thực chủ nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, Nam Cao ý thức sâu sắc rằng: “Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có” (Đời thừa). Và Nam Cao đã thực sự tìm được cho mình một hướng đi riêng trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực. Trong suốt cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề “sống và viết”, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói, đến Nam Cao, chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam từ 1930 - 1945 mới thực sự tự giác đầy đủ về những nguyên tắc sáng tác của nó.
Sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tập trung vào hai đề tài chính:
Ở đề tài người trí thức, đáng chú ý là các truyện ngắn Giăng sáng, Đời thừa, Những truyện không muốn viết, Mua nhà, Quên điều độ… và tiểu thuyết
Sống mòn. Về đề tài người nông dân, ông để lại chừng hai chục truyện ngắn về cuộc sống tối tăm, số phận bi thảm của người nông dân; tiêu biểu là các tác phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc, Lang Rận, Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó, Tư cách mõ… trong đó Chí Phèo xứng đáng là một kiệt tác.
Có thể nói, dù viết về đề tài nào Nam Cao cũng luôn trăn trở về vấn đề nhân phẩm, về thái độ khinh trọng đối với con người, luôn day dứt tới mức đau đớn trước tình trạng xã hội vô nhân đạo đã đày đọa con người trong sự nghèo đói, vùi dập những ước mơ, làm chết mòn đời sống tinh thần và lẽ sống cao đẹp của họ; đồng thời cũng đau đớn vô hạn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị hủy hoại cả nhân tính.
Sau Cách mạng, Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954). Nhật kí Ở rừng (1948), truyện ngắn
Đôi mắt (1948), tập kí sự Chuyện biên giới (1950) là những tác phẩm có giá trị của nền văn xuôi thời kì đầu kháng chiến.
Trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo. Nam Cao mong muốn khai thác những vấn đề của cuộc sống không phải ở bề rộng mà là ở bề sâu. Thoát khỏi cách nói chút ít về tất cả, ông đã tập trung bút lực vào việc miêu tả nội tâm của nhân vật. Nhà hiện thực chủ nghĩa Nam Cao đã mở rộng việc phản ánh hiện thực bằng cách khai thác sâu sắc thế giới tâm hồn của con người. Đối với Nam Cao, việc phân tích tâm lý nhân vật không tách rời việc phân tích cuộc sống xã hội nói chung. Thông qua việc miêu tả, phân tích tâm lý để thể hiện những mâu thuẫn, xung đột xã hội, Nam Cao đã mở ra một khuynh hướng phân tích mới cho phương pháp hiện thực chủ nghĩa trong văn học Việt Nam. Có thể nói, cảm hứng phân tích phê phán thấm nhuần trong toàn bộ sáng tác của Nam Cao. Nó là một đặc điểm
nổi bật, trở thành “linh hồn”, “cốt tuỷ” chủ nghĩa hiện thực của Nam Cao.
1.4.2. Vài nét về tiểu thuyết Sống mòn
“Sống mòn” viết xong năm 1944, xuất bản năm 1956 ban đầu với gọi
“Chết mòn” (Nhà xuất bản Văn nghệ). Nội dung của tác phẩm nói lên bi kịch của người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ, cái xã hội tàn nhẫn đã vùi dập mọi ước mơ, hoài bão của mình, tước đi ý nghĩa sự sống chân chính của con người.
Thứ là một thanh niên được học hành, có hoài bão, chí hướng. Sau khi lấy được bằng Thành chung, y vào Sài Gòn tìm kế mưu sinh. Nhưng sau ba năm, nghèo khó, bệnh tật, y phải về quê, chịu cảnh thất nghiệp. Trong thời gian đó, Đích - anh họ đồng thời cũng bạn của Thứ - cùng vợ chưa cưới là Oanh mở một trường tư ở ngoại thành Hà Nội. Do phải công tác xa, Đích mướn Thứ đứng tên hiệu trưởng và dạy ở trường. Cùng dạy với Thứ, Oanh còn có San. Ban đầu, Thứ hết lòng vì công việc nhưng sau đó, việc nhiều mà chỉ được trả những đồng lương còm cõi, lại bị bớt xén khẩu phần ăn hàng ngày, y khó chịu, chán nản, đôi khi muốn trả miếng nhưng rồi tự cảm thấy xấu hổ và ân hận.
Nhiều lần Thứ muốn nói chuyện dứt khoát với Oanh nhưng do bản tính nhút nhát, do dự, ngại va chạm nên y đã không làm. Cuộc sống chung đụng khiến cho mâu thuẫn giữa Oanh với San và Thứ ngày càng gay gắt. Không thể chịu đựng thêm, hai người đã nhờ Mô - cậu giúp việc của trường tìm một nơi ở mới. Ở đây, họ sống dễ chịu hơn và Thứ đã có dịp nhìn nhận, suy nghĩ về những người sống quanh mình. Y nhận thấy cuộc sống của mình và những người xung quanh chẳng có ý nghĩa gì. Kiếp sống nghèo khổ đã thui chột ước mơ, hoài bão và đẩy y đến cảnh “sống mòn”. Y trở nên ti tiện với bạn bè, nhỏ nhen với vợ. Khi nghe Đích ốm nặng, y đã thầm mong Đích chết nhưng sau đó lại khóc, khóc cho cái chết của tâm hồn mình.
Kỳ nghỉ hè, Thứ tưởng được thanh thản nhưng nào ngờ lại phải đối mặt với những chuyện khó chịu, làm khổ nhau một cách vô lí ở thôn quê và ở ngay trong gia đình. Đến khi ra Hà Nội, y lại gặp những tình huống bất ngờ: trường phải đóng cửa vì thành phố luôn trong tình trạng báo động, Đích đang hấp hối trên giường bệnh... Thứ đành phải trở về quê. Anh chua chát hình đời mình sẽ mục ra, và sẽ “chết mà chưa kịp sống”. Nhưng nghĩ đến cuộc chiến tranh đang diễn ra, lòng Thứ đột nhiên lóe lên tia hy vọng về một cuộc sống công bằng, tốt đẹp hơn.
Tác phẩm với những suy nghĩ, trăn trở về cách sống, mục đích cuộc sống, trong niềm xót xa dằn vặt khôn nguôi, trong thái độ cưỡng lại và giọng điệu phê phán trước những điều tồi tệ, nhỏ nhen, tha hóa của nhân cách, và lòng khát khao sự đổi thay cuộc sống nhọc nhằn, không xứng đáng, bằng một cuộc đời rộng rãi và đẹp đẽ hơn, nhân bản hơn – tức là những vấn đề thiết cốt cho sự sống của con người trong bất cứ xã hội nào.
Tiểu kết chương 1
Ở chương 1 này, chúng tôi đã trình bày những vấn đề lí luận cơ bản về Ngữ dụng học. Đặc biệt tập trung vào giới thiệu Ngữ cảnh và Chiếu vật; Vài nét khái quát về nhà văn Nam Cao và tiểu thuyết Sống mòn để làm nền tảng cho việc khảo sát các phương thức chiếu vật, từ đó tìm ra được nghĩa và giá trị ngữ dụng của các phương thức chiếu vật trong tiểu thuyết Sống mòn của nhà văn Nam Cao.
1. Tìm hiểu khái niệm Ngữ dụng học. Những vấn đề thuộc ngữ dụng học như ngữ cảnh, chiếu vật, chỉ xuất liên quan đến nội dung của đề tài sẽ là những cơ sở lí luận để triển khai luận văn này.
2. Tìm hiểu khái niệm Ngữ cảnh - cơ sở lí luận đầu tiên của chiếu vật và chỉ xuất - đây sẽ là căn cứ để xác định chính xác nghĩa chiếu vật của các phương thức chiếu vật.
3. Chiếu vật “là vấn đề dụng học đầu tiên mà các nhà lôgic học quan tâm do đó cũng là vấn đề thứ nhất của ngữ dụng học”. Không chỉ được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày mà còn được sử dụng rất nhiều trong các tác phẩm văn chương.
4. Khái niệm phương thức chiếu vật là khái niệm rất cơ bản, quan trọng của dụng học liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu đề tài. Trong chương này, chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận liên quan đến đề tài đó là các phương thức chiếu vật: chiếu vật bằng tên riêng, chiếu vật bằng biểu thức miêu tả và
chiếu vật bằng chỉ xuất.
5. Tiểu thuyết Sống mòn của nhà văn Nam Cao
Sống mòn có một cốt truyện đơn giản, đơn giản đến nỗi giống như
“không có cốt truyện, hiểu theo nghĩa không có sự kiện, biến cố gì đáng kể làm thay đổi số phận nhân vật”. Nhà văn chủ yếu đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những biến động hết sức tinh vi. Từ đó Nam Cao làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm: nỗi đau xót trước bi kịch vật chất và bi kịch tinh thần của người trí thức tiểu tư sản trong xã hội cũ, những người phải chịu kiếp “sống mòn”, “chết mà chưa sống”.
Bằng văn phong điềm đạm, cốt truyện đơn giản, Nam Cao đã phản ánh những điều tồi tệ, nhỏ nhen, tha hóa của nhân cách con người và lòng khát khao thay đổi cuộc sống nhọc nhằn bằng một cuộc đời tốt đẹp và nhân bản hơn. Có thể nói bao trùm lên toàn tác phẩm là một tấm lòng nhân ái, tình người thấm đẫm trong từng trang viết của ông.
Chương 2
CÁC PHƯƠNG THỨC CHIẾU VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
“SỐNG MÒN” CỦA NAM CAO
Ở chương 1, chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận về các phương thức chiếu vật. Trong chương 2 này, chúng tôi sẽ làm rõ đặc điểm cấu tạo và biểu hiện của các phương thức chiếu vật trong tiểu thuyết “Sống mòn”.
Bảng 2.1: Thống kê các phương thức chiếu vật trong tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao Phương thức chiếu vật Chiếu vật bằng tên riêng Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả Chiếu vật bằng chỉ xuất Tổng cộng Lượt dùng 2464 2310 5163 9937 Tỉ lệ % 24,8 23,2 52,0 100
2.1. Chiếu vật bằng tên riêng
Trên cơ sở lý thuyết về phương thức chiếu vật bằng tên riêng và qua khảo sát tiểu thuyết Sống mòn, chúng tôi thống kê được 134 biểu thức tên riêng với 2464 lượt dùng, chiếm 24,8% trong tổng số lượt dùng của tất cả các phương thức chiếu vật trong toàn bộ tác phẩm. Những biểu thức chiếu vật tên riêng này thuộc hai phạm trù (tên riêng chỉ người và tên riêng chỉ sự vật) được cấu tạo theo nhiều phương thức với tần số xuất hiện khác nhau, biểu hiện nhiều sắc thái khác nhau. Trong chương này, chúng tôi sẽ lần lượt xem xét từng đặc điểm của các biểu thức chiếu vật, bao gồm: chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc, chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc kèm với các danh từ chung và chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa chuyển trong tiểu thuyết
2.1.1. Chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc
Chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc trong tiểu thuyết Sống mòn
được sử dụng rất đa dạng và cấu tạo theo nhiều phương thức khác nhau. Dưới đây là kết quả thống kê các biểu thức chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc.
Bảng 2.2: Thống kê phương thức chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc trong tiểu thuyết Sống mòn theo các phạm trù được biểu thị Phạm trù được biểu thị Số biểu thức
chiếu vật
Lượt dùng Tỉ lệ % lượt dùng
Tên riêng chỉ người 19 2118 97,8
Tên riêng chỉ đơn vị hành chính
18 47 2,2
Tổng cộng 37 2165 100
Bảng 2.3: Thống kê phương thức chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc trong tiểu thuyết Sống mòn theo hình thức cấu tạo
Hình thức cấu tạo Số biểu thức chiếu vật Lượt dùng Tỉ lệ % lượt dùng Tên gọi 35 2162 99,86
Tên họ – tên cá nhân 1 1 0,05
Tên họ - tên đệm – tên cá nhân 01 02 0,09
Tổng cộng 37 2165 100
Nhìn vào bảng khảo sát và phân loại các biểu thức chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc theo phạm trù biểu thị trong tác phẩm Sống mòn của Nam Cao (Bảng 2.2), chúng tôi thấy có 37 biểu thức tên riêng được sử dụng trong tác phẩm chiếm tỉ lệ 29,6% trong tổng số các biểu thức chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc (125 biểu thức), với 2165 lượt dùng. Trong các biểu thức chiếu vật bằng tên riêng theo nghĩa gốc, có 19 biểu thức tên riêng người
với 2118 lượt dùng, chiếm tỉ lệ 97,8%, có 18 biểu thức tên riêng chỉ đơn vị hành chính với 47 lượt dùng, chiếm tỉ lệ 2,2% . Trong đó, những biểu thức tên riêng có tần số xuất hiện cao như: Thứ (721 lượt), San (386 lượt), Oanh (332 lượt), Liên (217 lượt), Đích (186 lượt), Mô (156 lượt)…và có những biểu thức tên riêng chỉ xuất hiện một lần như: Cộng, Tuệ, Nã Phá Luân, Trịnh Đức.
Dựa vào bảng thống kê, chúng ta có thể thấy số lượng biểu thức tên riêng chỉ người và số lượng biểu thức tên riêng chỉ đơn vị hành chính là tương đương nhau nhưng số lượt dùng của biểu thức tên riêng chỉ người (2118) chiếm tỉ lệ 97,8% cao hơn gấp nhiều lần so với số lượt dùng của biểu thức tên riêng chỉ đơn vị hành chính.
Trên cơ sở khảo sát và phân loại các biểu thức tên riêng theo nghĩa gốc (Bảng 2.3) trong tiểu thuyết Sống mòn, chúng tôi phân thành các mô hình cấu trúc sau:
2.1.1.1. Mô hình 1: TÊN GỌI
Trong tiểu thuyết Sống mòn, Nam Cao đã sử dụng tên riêng để gọi tên nhân vật và tên các đơn vị hành chính. Hầu hết các tên riêng ở đấy có cấu tạo gồm một danh tố tên cá nhân. Trong đó, tất cả tên riêng chỉ người đều là danh tố đơn âm tiết như: Thứ, Đích, San, Oanh, Liên, Mô…Và các tên riêng chỉ các đơn vị hành chính thì đa số là các danh tố đa âm tiết như: Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Hà Đông… bên cạnh cũng có các danh tố đơn âm tiết như: Mỹ, Nga, Đức,Tàu,…
Theo thống kê của chúng tôi thì mô hình này được sử dụng nhiều nhất, với số lượng biểu thức là 35 và tần số xuất hiện là 2162 lượt chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối là 99,86%.
2.1.1.2. Mô hình 2: TÊN HỌ - TÊN GỌI
theo mô hình này và chỉ có 1 lần xuất hiện, chiếm tỉ lệ 0,05%. Đó là cái tên Trịnh Đức. Ví dụ: “Con sen nhà Trịnh Đức, nó quen thói chó cậy gần nhà bặng nhặng với anh em.” [2, tr.275]
2.1.1.3. Mô hình 3: TÊN HỌ - TÊN ĐỆM - TÊN GỌI
Trong tiểu thuyết Sống mòn, chúng tôi khảo sát có 1 biểu thức chiếu vật bằng tên riêng theo mô hình 3 có đầy đủ họ, tên đệm và tên gọi là Hoàng Thị Thu với số lượt dùng là 2, chiếm tỉ lệ 0,09%.
Ví dụ:
“Y đặt một quyển vở trước mặt, nhìn cái bìa sách. Hoàng Thị Thu…
Hoàng Thị Thu… Y vừa giở một quyển sách ở ngay trên cùng…” [2, tr.201] Tên riêng có cấu tạo là từ hoặc cụm từ có công năng đặc biệt là biểu thị một đối tượng cá thể không liên can gì với các đặc trưng của nó, nghĩa là không xác lập được sự tương quan giữa các thuộc tính của đối tượng được