Môi trƣờng bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may tây sơn (Trang 67 - 72)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2.7. Môi trƣờng bên ngoài

2.2.7.1. Môi trường vĩ mô

- Môi trƣờng pháp lý

Những cơ sở pháp lý quan trọng về cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh sản phẩm dệt may ở Việt Nam:

+ Luật Cạnh tranh năm 2018 đƣợc Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 12/6/2018, thay thế cho Luật Cạnh tranh 2004 với nhiều quy định mới đƣợc sửa đổi, bổ sung. Luật Cạnh tranh mới có hiệu lực từ ngày 01/7/2019. Luật Cạnh tranh 2018 có 118 điều và 10 chƣơng. Mục tiêu cơ bản của Luật Cạnh tranh là bảo vệ các quan hệ cạnh tranh, bảo vệ môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, công bằng. Do đó, Luật Cạnh tranh cần kiểm soát mọi hành vi có tác động hoặc có khả năng xâm hại môi trƣờng cạnh tranh.

+ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Về phát triển công nghiệp hỗ trợ: Dệt may là 1 trong số 6 lĩnh vực nằm trong danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ƣu tiên phát triển của Việt Nam. Cụ thể, Nhà nƣớc sẽ hỗ trợ tối đa đến 50% kinh phí các hoạt động nghiên cứu và phát triển, 50 -75% đối với hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ sản xuất. Ngoài ra, các doanh nghiệp phụ trợ dệt may cũng đƣợc hƣởng các ƣu đãi về thuế TNDN, miễn thuế nhập khẩu để tạo TSCĐ, đƣợc ƣu đãi về vay vốn, đƣợc miễn giảm tiền thuê đất…

+ Quyết định 3218/QĐ-BTC: Về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Định hƣớng phát triển sản phẩm, lĩnh vực quan trọng: Tăng cƣờng cho ngành may xuất khẩu để tận dụng cơ hội thị trƣờng; Xây dựng chƣơng trình sản xuất vải phục vụ xuất khẩu, tập trung phát triển khâu dệt nhuộm; Phát triển nguồn

nguyên liệu xơ bông, các loại cây có xơ sợi, xơ sợi nhân tạo và phụ liệu. Quy hoạch theo vùng, lãnh thổ Phát triển các cụm công nghiệp dệt may ở 7 vùng phù hợp, thuận lợi về nguồn cung cấp lao động, giao thông, cảng biển. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng nhất, đƣợc định hƣớng trở thành trung tâm thiết kế thời trang, sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may, phát triển sản phẩm cao cấp.

+ Quyết định số 55/2001/QĐ – TTg của Chính phủ có quy định về hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp dệt may nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành dệt may: Tuy nhiên, hiệu quả của quyết định này không cao do vốn vay nhà nƣớc hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may tƣơng đối ít, chủ yếu là vốn vay ngân hàng trong nƣớc. Về vốn ngân hàng, với mức lãi suất hiện giờ trung bình khoảng 6%, nếu doanh nghiệp vay lâu dài có thể lên đến 8% thậm chí 10%. Nhƣ vậy, chính sách hỗ trợ về vốn vay doanh nghiệp dệt may chƣa hỗ trợ đƣợc các doanh nghiệp tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay rẻ.

+ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 13-MT: 2015/BTNMT quy định giá trị tối đa cho ph p của các thông số ô nhiễm trong nƣớc thải công nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn tiếp nhận nƣớc thải: Việc quy định khắt khe về các tiêu chuẩn đối với xả thải ra môi trƣờng một mặt hạn chế các ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng, tuy nhiên, mặt khác gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn đầu tƣ trong lĩnh vực dệt nhuộm.

+ Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định điều kiện cấp ph p nhập khẩu máy in trên sản phẩm dệt may xuất khẩu: "Chủ DN phải có bằng cấp từ cao đẳng trở lên về ngành in hoặc đƣợc Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in". Đây là quy định gây khó khăn cho các doanh nghiệp ngành dệt nhuộm do đội ngũ lao động ngành in không có nhiều.

thuế nhập khẩu mặt hàng xơ polyester (mã HS 5503.20.00) lên 2%. Hiện tại Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas) đang kiến nghị Bộ Tài chính và Bộ Công Thƣơng bỏ quy định tăng mức thuế nhập khẩu từ 0% lên 2% đối với xơ polyester.

Nhìn chung, Chính phủ đã có định hƣớng phát triển ngành dệt may, tuy nhiên các quy định và luật vẫn chƣa nhất quán trong việc tạo điều kiện cho ngành dệt may Việt Nam phát triển sâu và rộng trong chuỗi giá trị. Chính phủ vẫn chƣa có các chính sách cụ thể và rõ ràng mang tính dẫn dắt toàn ngành phát triển. Chẳng hạn, để nâng cao tỷ trọng sản xuất FOB và nâng cao năng suất lao động, các doanh nghiệp trong nƣớc cần vốn để chủ động về nguyên vật liệu đầu vào và nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, nhà nƣớc chƣa có chính sách hỗ trợ cụ thể về lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp dệt may.

+ Việc đã và sẽ tham gia các hiệp định thƣơng mại tự do ảnh hƣởng tới ngành dệt may Việt Nam. Các hàng rào về thuế quan đã đƣợc gỡ bỏ theo chiều hƣớng rất thuận lợi cho hàng dệt may Việt Nam có thể xuất khẩu sang các thị trƣờng này. Về hàng rào phi thuế quan, điểm đáng chú ý là các yêu cầu về hàm lƣợng giá trị gia tăng (VAC), hàm lƣợng giá trị khu vực (RVC), hàm lƣợng giá trị nội địa (LVC) không phải là khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, ví dụ đối với quần áo xuất khẩu, doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng điều kiện thực hiện công đoạn cắt may tại Việt Nam đã đáp ứng đƣợc giá trị gia tăng >40%. Hàng rào phi thuế quan gây khó khăn đối với hàng dệt may Việt Nam chính là yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, ví dụ quy tắc từ sợi trở đi sẽ là thách thức lớn do nguyên vật liệu đầu vào (bông, Polyester, xơ sợi, vải) chủ yếu từ nhập khẩu.

2.2.7.2. Môi trường vi mô

Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh làm bùng nổ sự cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng. Khi một đối thủ cạnh tranh sử dụng các chiến thuật nhƣ: cạnh tranh về giá, tăng cƣờng quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và công tác chăm sóc khách hàng, … thì sẽ gây ra những ảnh hƣởng nhất định đến các đối thủ khác, trong đó có Công ty. Hiện nay, trên thị trƣờng nội địa, cạnh tranh đối với các sản phẩm may mặc tự thiết kế của Công ty thì đối thủ cạnh tranh lớn nhất của là các nhà sản xuất và kinh doanh thƣơng mại hàng Trung Quốc với mẫu mã phong phú, kiểu dáng đa dạng, giá cả lại rẻ. Tuy rằng, chất lƣợng sản phẩm của các nhà sản xuất và cung cấp từ Trung Quốc phần lớn không cao nhƣng giá cả rất cạnh tranh nên cũng gây không ít khó khăn cho Công ty. Mặt hàng Trung Quốc giá rẻ đánh vào ngƣời tiêu dùng có thu nhập từ thấp đến khá cao, nên trong chiến lƣợc kinh doanh của mình trên thị trƣờng nội địa Công ty hƣớng vào đối tƣợng khách hàng có thu nhập trung bình trở lên, điều này giúp giảm bớt áp lực từ các nhà nhà sản xuất và kinh doanh thƣơng mại hàng Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Công ty cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh khác là các công ty may ở địa phƣơng nhƣ Công ty CP May An Nhơn, Công ty CP May Bồng Sơn, Công ty CP May Tam Quan, Công ty CP May Hoài Ân cạnh tranh mạnh trên thị phần các sản phẩm dịch vụ gia công và đặc biệt là cạnh tranh trong việc thu hút và sử dụng nhân lực tại địa phƣơng. Các đối thủ cạnh tranh ngoài tỉnh gồm có Công ty CP Đức Phổ, Công ty CP May Tƣ Nghĩa (Quảng Ngãi), Công ty CP May Hòa Thọ, Công ty TNHH May Ba Sao (Đà Nẵng) và Công ty CP May Hƣng Hà (Hƣng Yên) trên các thị trƣờng sản phẩm may gia công và sản phẩm may do công ty thiết kế.

Đối với sản phẩm chủ lực của Công ty là dịch vụ may gia công bộ Veston ngƣời lớn sang thị trƣờng mục tiêu là Tây Âu thì 2 đối thủ cạnh tranh chủ yếu là Công ty CP An Hƣng và Công ty CP May Sông Tiền. Đây là

những đối thủ có nhiều điểm tƣơng đồng về quy mô kinh doanh, tiềm lực, sản phẩm chủ lực, thị trƣờng mục tiêu, công nghệ sản xuất, … và cạnh tranh thực tiếp trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng gia công sản phẩm bộ Veston ngƣời lớn với các đối tác thuê gia công ở Tây Âu. Thông tin cụ thể về các đối thủ cạnh tranh chủ yếu này đƣợc trình bày tại Phụ lục 03 của Luận văn.

- Khách hàng

Với xu thế cạnh tranh ngày càng gia tăng, khách hàng đòi hỏi ngày càng cao không chỉ về chất lƣợng, giá cả, sự tiện lợi mà cả về thái độ và phong cách phục vụ. Khách hàng có thể gây áp lực đối với Công ty bằng việc bắt p giảm giá, đòi hỏi chất lƣợng tốt hơn… khiến Công ty bị một áp lực rất lớn. Bạn hàng lớn nhất hiện nay có gây ảnh hƣởng nhiều nhất đến Công ty là Tổ Chức Cứu Trợ Phi Chính Phủ Vestergaard Frandsen. Ngoài ra, sự thay đổi khách hàng, đơn hàng cũng làm tụt giảm năng lực cạnh tranh của Công ty. Nếu Công ty không theo kịp những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng thì họ sẽ có xu hƣớng chuyển sang nhà cung cấp khác có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của họ. Yếu tố khách hàng là yếu tố không thể thiếu quyết định khả năng cạnh tranh cao hay thấp, thành công hay thất bại của Công ty.

- Nhà cung cấp

Nhà cung cấp có ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty. Nguồn nguyên liệu của Công ty chủ yếu nhập từ các bạn hàng nƣớc ngoài và một số mặt hàng trong nƣớc. Trong một số trƣờng hợp nhƣ: chỉ có một số ít nhà cung cấp, khi không có sẵn sản phẩm thay thế, việc thay đổi nhà cung cấp dẫn đến chi phí lớn, … các nhà cung cấp thƣờng tạo ra sức p đối với Công ty thông qua việc đe dọa tăng giá hoặc làm giảm chất lƣợng hàng hoá cung ứng. Cả hai sự đe dọa này đều có nguy cơ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp bởi tăng giá và giảm chất lƣợng hàng hoá đều gặp phải những phản ứng bất lợi từ phía khách hàng. Nhƣ vậy, Công ty luôn tạo cho mình mối quan

hệ tốt, lâu năm để có đƣợc nhà cung cấp uy tín, đảm bảo cung cấp các yếu tố đầu vào với giá cả hợp lý và chất lƣợng tƣơng xứng sẽ là một trong những yếu tố duy trì năng lực cạnh tranh nhƣ bạn hàng về bao bì là Công ty TNHH Một Thành Viên 27/7, cung cấp sợi: Công ty TNHH Đông Tiến Hƣng. Chiến lƣợc của Công ty là liên doanh, liên kết chia sẻ quyền lợi, xây dựng mối quan hệ lâu dài thân thiện với các nhà cung cấp.

- Các sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác có thể thỏa mãn cùng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng. Với chiến lƣợc kinh doanh về sản phẩm may sẵn của công ty may Tây Sơn thì chúng ta xác định sản phẩm thay thế ở đây là sản phẩm may đo. Những ƣu điểm của sản phẩm may đo phản ánh nhƣợc điểm của sản phẩm may sẵn, do đó thị phần của sản phẩm may sẵn phải san sẻ với sản phẩm may đo, sản phẩm may đo chính là một áp lực đe dọa đến thị trƣờng hàng hóa may sẵn của Công ty may Tây Sơn cũng nhƣ ngành may mặc Việt Nam. Bên cạnh đó sản phẩm may đo cũng tồn tại những nhƣợc điểm nhƣ: Thời gian từ lúc khách hàng đặt may sản phẩm đến lúc có đựơc sản phẩm trong tay thƣờng rất lâu (khoảng 1 tuần trở lên). Khi nhận sản phấm lại thì có thể không đúng ý khách hàng, có thể phải sửa đi, sửa lại rất mất thời gian. Những cửa hàng may đo thƣờng có quy mô vừa và nhỏ đôi khi không thể đáp ứng đƣợc đủ nhu cầu của khách hàng hoặc không quảng bá đƣợc hình ảnh của mình đến ngƣời tiêu dùng… Những hạn chế này khiến cho khách hàng đến với sản phẩm may đo không nhiều và không thƣờng xuyên. Quan trọng nhất là những khách hàng của may đo vẫn sử dụng một tỷ lệ nhất định sản phẩm may sẵn. Với những phân tích nhƣ trên chúng ta thấy rằng sản phẩm may đo đúng là sản phẩm thay thế của sản phẩm may sẵn nhƣng áp lực mà nó gây ra cho sản phẩm may sẵn của Công ty hiện nay là không quá lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may tây sơn (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)