Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và nhân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may tây sơn (Trang 57 - 63)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và nhân sự

2.2.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy

Hình 2. 5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

Công ty Cổ phần May Tây Sơn tổ chức bộ máy theo mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến . Theo mô hình này, Tổng Giám đốc là ngƣời điều hành, tổ chức, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Các phòng ban chức năng chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Giám đốc về nhiệm vụ đƣợc giao, tham mƣu cho Tổng Giám đốc về các vấn đề quản trị trong phạm vi chức năng và lĩnh vực đảm nhiệm.

2.2.4.1. Chức năng và nhiệm vụ từng bộ phận

- Tổng giám đốc: Là ngƣời đại diện pháp lý của Công ty, chịu trách nhiệm trƣớc Chủ tịch Hội đồng quản trị về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao; chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng Quản trị về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty; Xây dựng các phƣơng án tổ chức sản xuất kinh doanh; Xây dựng phƣơng án sản xuất hàng tháng, hàng quý, hàng năm; Phê duyệt tất cả các phƣơng án tổ chức sản xuất kinh doanh, các định mức phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty; Điều hành công việc, hoạt động hằng ngày của Công ty; Ký các hợp đồng kinh tế, thực hiện các dự án đầu tƣ, các báo cáo và chứng từ kế hoạch – xuất nhập khẩu theo phân công chi tiết.

- Giám đốc chuẩn bị sản xuất: Trực tiếp điều hành phòng Kế hoạch – xuất nhập khẩu, phòng Kỹ thuật chuẩn bị, phân xƣởng cắt, phân xƣởng hoàn thành; Phê duyệt các dự án xây dựng kế hoạch sản xuất định kỳ của phòng Kế hoạch – xuất nhập khẩu. Xây dựng kế hoạch sản xuất và tổng hợp kết quả sản xuất theo định kỳ, đánh giá chung kết quả sản xuất của từng đơn vị; Kiểm soát hoạt động của phòng Kế hoạch – xuất nhập khẩu, bộ phận kho nguyên vật liệu, kho thành phẩm đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện các mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty; Ký kiểm soát các phiếu đề xuất lập hợp đồng mua nguyên vật liệu, phụ liệu, vật tƣ trong và ngoài nƣớc phục vụ sản xuất kinh doanh trong nƣớc.

sản xuất tại 2 Xí nghiệp, phòng Kỹ thuật chuyền, Phòng Cơ điện, phòng Kế toán, phòng Tổ chức – hành chính; ngoài ra còn đảm bảo an ninh toàn Công ty, công tác an toàn lao động…; Trực tiếp điều hành 2 xí nghiệp sản xuất; Phối hợp với các bộ phận thực hiện chế độ chính sách đối với ngƣời lao động, các phong trào đoàn thể của công ty; Thực hiện thông tin báo cáo đầy đủ chính xác với lãnh đạo Công ty và các bộ phận có liên quan; Tổ chức quản lý kiểm soát trong suốt quá trình thực hiện sản phẩm, Xây dựng chiến lƣợc phát truển toàn diện đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của công ty; Quan tâm kiểm soát đào tạo cán bộ cấp xí nghiệp, chuyển trƣởng, tổ trƣởng, công nhân nâng cao tay nghề.

- Trƣởng Phòng Tổ chức – Hành chính – Tiền lƣơng: Là ngƣời có chức năng tham mƣu và tổ chức thực hiện công tác tổ chức, lao động tiền lƣơng, công tác thi đua khen thƣởng, quản lý hành chính, y tế và chăm lo sức khỏe cho ngƣời lao động; Phê duyệt các phƣơng án Xây dựng tuyển dụng lao động định kỳ của phòng Tổ chức hành chính; Kiểm soát hoạt động của phòng tổ chức Hành chính, đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện tốt công tác chăm lo đời sống cán bộ – công nhân viên; Kiểm soát hoạt động của bộ phận bảo vệ, đảm bảo thực hiện đúng quy trình hệ thống và đúng chủ trƣơng quy định của Công ty; Đề xuất Tổng Giám đốc khen thƣởng, đề bạt nhân sự trong phạm vi mình phụ trách; Trực tiếp làm việc, đối ngoại với các cơ quan sở ban ngành trong tỉnh về công tác Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Tai nạn, công đoàn, nhà tình thƣơng, hỗ trợ hộ nghèo, Phòng cháy chữa cháy, công an phƣờng và láng giềng xung quanh Công ty,...

- Trƣởng Phòng Kế toán – Tài chính: Tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành; Thanh toán và theo dõi công nợ phải thu, phải trả; Theo dõi tình hình biến động vật tƣ, NPL, CCDC, TSCĐ, TP; Kiểm soát vật tƣ, NPL, CCDC, TSCĐ, TP; Thực hiện báo cáo thuế theo quy định hiện hành; Thực hiện thu, chi tiền

mặt. Quản lý, bảo quản tốt và an toàn tiền mặt của Công ty; Tham mƣu cho Ban Tổng Giám Đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kỳ hoạt động kinh doanh.

- Trƣởng Phòng Kế hoạch – Xuất nhập khẩu: Nhập khẩu nguyên phụ liệu và thiết bị cho ngành May: Vải, phụ liệu May, máy móc phụ tùng cho ngành May; Xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh đối với các sản phẩm May xuất khẩu tháng – quý – năm dựa trên năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty; Tìm kiếm nguồn hàng để đáp ứng năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty về nguyên liệu phục vụ sản xuất; Xây dựng hệ thống nhà thầu phụ trong và ngoài nƣớc về nguyên liệu phục vụ sản xuất; Tổ chức sản xuất điều độ, hợp lý để đáp ứng đƣợc yêu cầu của khách hàng cũng nhƣ đem lại hiệu quả cao nhất cho Công ty; Tham mƣu cho Ban Tổng Giám đốc về: tình hình sản xuất, phƣơng án sản xuất, phƣơng án sản xuất phù hợp; Và, tổ chức thực hiện quản lý kho toàn Công ty.

- Trƣởng Phòng Chuẩn bị sản xuất: Tham mƣu cho Tổng giám đốc về công tác kỹ thuật, công nghệ, định mức và chất lƣợng sản phẩm; Kết hợp với các bộ phận nghiệp vụ để triển khai, kiểm tra chất lƣợng sản phẩm khi thực hiện công tác triển khai cho dây chuyền; Trực tiếp nhận thông tin, tài liệu, mẫu rập của từng đơn hàng khách hàng hoặc phòng kế hoạch Công ty; Và, Thực hiện, triển khai, kiểm soát từ khâu chuẩn bị thông tin khu vực cắt, chuyền May đến bộ phận cuối cùng là khâu hoàn thành.

- Trƣởng Phòng Cơ điện: Tham mƣu cho Tổng Giám đốc về sửa chữa, thay thế và nâng cấp các hệ thống thiết bị máy móc và điện trong Công ty; Theo dõi, kiểm tra thƣờng xuyên tình trạng hoạt động toàn bộ các thiết bị định kỳ để phục vụ cho sản xuất; Kiểm tra, bảo dƣỡng các thiết bị trên hồ sơ tại mỗi thiết bị để có kế hoạch bảo trì, bảo dƣỡng, sửa chữa; Đồng thời, quản lý, thống kê các máy móc thiết bị để báo cáo ban lãnh đạo Công ty.

lƣợng toàn Công ty báo cáo lãnh đạo, đồng thời đề xuất biện pháp xử lý với sản phẩm phù hợp; Kiểm soát tình hình chất lƣợng đầu vào (Nguyên liệu, Phụ liệu, Tổ cắt); Lập quy trình kiểm tra chất lƣợng sản phẩm cho từng jhu vực, từng vị trí, từng mã hàng; kiểm tra chất lƣợng hàng mẫu trƣớc khi giao khách hàng; Và, soạn thảo và trình ban lãnh đạo phê duyệt các văn bản phục vụ công tác quản lý và kiểm soát chất lƣợng.

- Giám đốc các Xí nghiệp 1 và 2: Là ngƣời chịu trách nhiệm hoàn toàn trƣớc ban Tổng giám đốc Công ty về tính hiệu quả trong điều hành, kiểm soát đơn vị mình đƣợc phân công tham gia quản lý; Trực tiếp kiểm tra chất lƣợng nguyên liệu trƣớc khi đƣa vào sản xuất; kiểm soát và điều hành sản xuất đối với các dây chuyền thuộc trách nhiệm mình quản lý; Tiếp nhận hồ sơ tài liệu, mẫu mã, kế hoạch sản xuất, nguyên phụ liệu, thiết bị chuyên dùng của Công ty để lập kế hoạch sản xuất và phân bổ cho các dây chuyền sản xuất; Triển khai, bố trí, sắp xếp lao động cho phù hợp với từng mặt hàng trƣớc khi sản xuất; Phân tích kết quả sản xuất hằng ngày, giải quyết mọi khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình sản xuất để đƣa ra các phƣơng án sản xuất hiệu quả nhất. Trực tiếp kiểm soát và điều hành các bộ phận phục vụ sản xuất của phân xƣởng mình quản lý.

- Trƣởng các bộ phận phục vụ (Xƣởng Cắt, Xƣởng Hoàn thành, Phòng KCS, Chuyền may): Nhận kế hoạch và tổ chức triển khai công việc trong phạm vi quản lý; Quản lý chặt chẽ máy móc thiết bị, các vật dụng sản xuất theo đúng quy định đảm bảo an toàn cho ngƣời sử dụng; Chịu trách nhiệm trƣớc ban lãnh đạo Công ty về mọi hoạt động của bộ phận và tình hình chất lƣợng sản phẩm; Quản lý, điều hành, kiểm soát và thực hiện phân công nhiệm vụ cho nhân viên, công nhân; đảm bảo năng suất, chất lƣợng sản phẩm; Chịu trách nhiệm an ninh, trật tự, vệ sinh công nghiệp tại bộ phận mình quản lý; Đào tạo huấn luyện đội ngũ, cán bộ công nhân viên ngày càng vững mạnh

về chuyên môn đáp ứng nhu cầu phát triển của Công ty, thỏa mãn nhu cầu chất lƣợng của khách hàng.

Bảng 2. 1. Thống kê lao động của Công ty giai đoạn 2018-2020

ĐVT: Ngƣời

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tổng số lao động 1227 1168 679

Cơ cấu lao động theo tuổi

- Từ 18 - 30 tuổi 921 876 510

- Từ 30 - 50 tuổi 285 271 148

- Từ 50 tuổi trở lên 21 21 21

Cơ cấu lao động theo giới tính

- Nam 258 232 118

- Nữ 969 936 561

Cơ cấu lao động theo tính chất công việc

- Lao động sản xuất trực tiếp 995 927 498

- Lao động hỗ trợ, phục vụ sản xuất 162 126 104

- Lao động quản lý 70 115 77

Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn

- Lao động phổ thông 1069 1027 572

- Lao động đƣợc đào tạo nghề (NH, SC, TC) 50 36 23

- Lao động có trình độ CĐ, ĐH 108 105 84

- Lao động có trình độ trên ĐH 0 0 0

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

Công ty đã tạo đƣợc thế và lực mới, niềm tin và quyết tâm mới, sự đồng lòng của toàn bộ cán bộ công nhân viên chức nên công ty đã chuyển đổi cơ chế quản lý gọn nhẹ, có hiệu quả. Theo các nhà quản trị cấp cao của Công ty, nhận thức sâu sắc tính tất yếu của hội nhập, tính tất yếu của cạnh tranh thị trƣờng, vì sự sống còn của mình nên toàn bộ tập thề ngƣời lao động của Công ty tham gia nhiệt tình vào các hoạt động thi đua và phấn đấu với quyết tâm cao để đạt đƣợc mục tiêu của Công ty là ―Nâng cao tối đa sản lƣợng, cải tiến kỹ thuật, chất lƣợng, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm chỉ tiêu tiêu hao nhiên liệu, động lực trên một đơn vị sản phẩm, tạo những sản phẩm có giá trị gia tăng lớn bù đắp phần tăng do giá vật tƣ đầu vào‖.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may tây sơn (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)