6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
2.1.2. Đặc điểm nhu cầu trang phục, sản phẩm, công nghệ và thị
sản phẩm may mặc
2.1.2.1. Đặc điểm nhu cầu trang phục
Xem x t nhu cầu trang phục ở 3 cấp độ: nhu cầu tự nhiên, mong muốn và nhu cầu có khả năng thanh toán trên thị trƣờng:
- Nhu cầu tự nhiên: phản ánh sự cần thiết của con ngƣời về một vật phẩm nào đó. Nhu cầu tự nhiên là nhu cầu thiết yếu gắn liền với sự tồn tại của chính bản thân con ngƣời. Có thể nói rằng ngay từ khi mới sinh ra con ngƣời đã có nhu cầu về quần áo. Thời kỳ nguyên thủy con ngƣời đã biết dùng lá cây, vỏ cây để che thân. Dần dần khi khoa học phát triển con ngƣời đã biết dệt nên những tấm vải cắt thành mảnh để may quần áo. Sản phẩm may mặc không ngừng đƣợc cải tiến về thành phần nguyên liệu, cách thức sản xuất để có chất lƣợng cao hơn, các tính năng ƣu việt hơn trong việc thỏa mãn nhu cầu.
- Mong muốn: là nhu cầu tự nhiên của con ngƣời ở dạng đặc thù đòi hỏi phải đáp ứng bằng một hình thức đặc thù phù hợp trình độ văn hóa và tính cách con ngƣời. Đặc biệt với sản phẩm quần áo thì mong muốn của ngƣời tiêu dùng rất đa dạng. Có ngƣời muốn may áo sơ mi, ngƣời lại muốn may váy, ngƣời kia lại thích may áo v t… Tùy từng sản phẩm, sở thích, vóc dáng của từng ngƣời mà yêu cầu về chất liệu vải và kiểu dáng cũng khác nhau. Việc phát hiện ra mong muốn của ngƣời tiêu dùng giúp các công ty may tạo ra những sản phẩm mang tính đặc thù và nhờ vậy tăng khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng.
- Nhu cầu có khả năng thanh toán: là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả năng mua của ngƣời tiêu dùng. Nƣớc ta với số dân trên 78 triệu ngƣời, nhu cầu, mong muốn về may mặc là rất lớn song trên thực tế sức mua của ngƣời dân còn thấp do khả năng tài chính còn quá eo hẹp. Vì vậy Công ty may cần xác định một mức giá không quá cao so với thu nhập hoặc
tạo ra nhiều chủng loại quần áo với các mức giá khác nhau để tạo điều kiện cho ngƣời tiêu dùng lựa chọn. Xã hội phát triển, mức sống ngày càng đƣợc nâng cao thì khách hàng càng đòi hỏi nhiều hơn về chất lƣợng, mẫu mã của sản phẩm. Nếu nhƣ trƣớc đây yêu cầu đặt ra của dân ta là ―ăn no mặc ấm‖ thì bây giờ nhu cầu đó phát triển lên thành ―ăn ngon mặc đẹp‖. Nhu cầu trang phục không chỉ là nhu cầu thiết yếu mà còn là nhu cầu xa xỉ với những sản phẩm thời trang, sang trọng đẳng cấp, …
2.1.2.2. Đặc điểm sản phẩm may mặc
Sản phẩm may mặc rất đa dạng, từ trang phục cho các đến các sản phẩm phục vụ cho các hoạt động sinh hoạt và các hoạt động đặc thù khác nhƣ lều, buồm, màn, chăn…Trong đó, sản phẩm trang phục chiếm phần lớn sản phẩm may mặc.
Sản phẩm trang phục có thể bao gồm những sản phẩm che chắn thân nhƣ quần áo; dùng để đội đầu nhƣ mũ...; dùng để mang vào tay nhƣ găng, bao tay..., dùng để đi vào chân nhƣ tất...cùng một số phụ kiện khác nhƣ thắt lƣng, cà vạt, nơ...; dùng cho nhu cầu hàng ngày, trình diễn hay bảo hộ lao động. Trong tất cả các vật dụng trên, quần áo là nhóm sản phẩm trang phục quan trọng nhất.
Ngoài ra, sự đa dạng của sản phẩm may mặc còn thể hiện trên nhiều phƣơng diện khác nhƣ nguyên liệu (vải, sợi, len, dạ, da, …) và công nghệ sử dụng (dệt thoi; dệt kim, móc và không dệt), thiết kế, kích thƣớc…
2.1.2.3. Đặc điểm công nghệ, trang thiết bị và lao động may mặc
Trần Thanh Hƣơng (2007), dựa vào phƣơng thức sản xuất, phƣơng tiện sản xuất và tổ chức sản xuất, có thể phân loại việc sản xuất hàng may mặc nhƣ sau:
- Sản xuất đơn chiếc: trong đó chủ yếu mỗi ngƣời tự may cho mình hoặc cho ngƣời thân trong gia đình. Phƣơng tiện để cắt may hoàn toàn thủ công
- Sản xuất đo may: trong đó một tốp thợ tập trung vào thành tổ nhóm may đo cho khách hàng. Sản phẩm đƣợc may đo cho từng khách hàng cụ thể.
Những ngƣời thợ cùng tập trung lại thành từng nhóm lớn để sản xuất, nhƣng mỗI ngƣời độc lập may từng sản phẩm. Chƣa có sự phân công lao động theo kiểu chuyên môn hoá.
- Sản xuất công nghiệp hàng may mặc: đây là hình thức sản xuất tiên tiến nhất. Trong sản xuất công nghiệp, ngƣời ta sản xuất một số lƣợng lớn sản phẩm cho ngƣời tiêu dùng không quen biết, cho nên cơ sở kỹ thuật để thiết kế lúc này không còn là số đo của khách hàng cụ thể, mà là bảng thông số kích thƣớc cho từng loại cỡ vóc dáng khác nhau.
Một đặc trƣng nữa của công nghiệp may là sản xuất theo dây chuyền, công nhân có trình độ chuyên môn hoá cao và tính kỷ luật cao. Với đặc trƣng này của sản xuất công nghiệp, công nghệ may càng hoàn chỉnh bao nhiêu thì năng suất lao động càng cao bấy nhiêu và hiệu quả kinh tế càng cao. Công nghệ sản xuất muốn đƣợc hoàn thiện thì việc chuẩn bị sản xuất phải đƣợc thực hiện triệt để và kỹ lƣỡng trƣớc khi sản xuất.
Sản phẩm may là kết quả của nhiều công đoạn biến đổi và sáng tạo Theo Lê Thị Kiều Liên và ctg (2007), quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc có 2 bƣớc chính: chuẩn bị sản xuất và triển khai sản xuất. [11]
Hình 2. 1. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất hàng may mặc
Nguồn: Lê Thị Kiều Liên và ctg (2007)
cao: có thể theo công đoạn trong quá trình tạo sản phẩm, có thể theo bộ phận của sản phẩm…Các giai đoạn trong việc tạo giá trị hàng may có thể thực hiện tách rời về không gian và thời gian. Ví dụ, công đoạn thiết kế có thể thực hiện ở một nơi, một thời điểm khác với địa điểm và thời điểm cắt, may, trang trí...Chính đặc điểm này tạo điều kiện cho sự dịch chuyển về không gian của các hoạt động tạo giá trị trong chuỗi.
Trang thiết bị chính của công nghệ may là máy may, thực hiện hoạt động sản xuất cơ bản là may. Theo thời gian, các trang thiết bị cho các công đoạn trƣớc và công đoạn sau may đƣợc cung cấp bổ sung cho hoạt động sản xuất hàng may. Nhìn chung, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất hàng may có những đặc điểm đáng chú ý nhƣ có tính chuyên môn hoá cao, không lớn và nhẹ nên dễ di chuyển. Đây chính là tác nhân quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa chuỗi giá trị may.
Ngoại trừ khâu thiết kế, các hoạt động khác trong giai đoạn tạo sản phẩm may không quá phức tạp nhƣng đòi hỏi sự tỉ mỉ, do vậy công việc này đòi hỏi nhiều lao động và phù hợp với lao động nữ. Ngành may là ngành thâm dụng lao động và lao động nữ chiếm tỷ trọng rất lớn. Việc phát triển ngành may là một trong những giải pháp tạo công ăn việc làm cho nhiều địa phƣơng, quốc gia.
2.1.2.4. Sự phát triển của ngành may mặc trên thế giới
Dệt may là một trong những hoạt động có từ xƣa nhất của con ngƣời. Sau thời kỳ nguyên thủy, lấy da thú che thân, từ khi biết canh tác, loài ngƣời đã bắt chƣớc thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên liệu. Theo Lê Hồng Thuận (2017) hệ thống, cho đến nay, ngành dệt may thế giới đã trải qua 3 giai đoạn phát triển với những tiến bộ vƣợt bậc: [24]
i. Trƣớc thế kỷ 19: Theo các nhà khảo cổ thì sợi lanh (flax) là nguyên liệu dệt may đầu tiên của con ngƣời. Sau đó sợi len xuất hiện ở vùng Lƣỡng Hà (M sopotamia) và sợi bông (cotton) ở ven sông Indus (Ấn Độ). Trong thời kỳ cổ đại, dệt may cũng tuỳ thuộc vào thổ nhƣỡng và sinh hoạt kinh tế và con đƣờng tơ lụa là nơi giao thƣơng sản phẩm dệt may đầu tiên.
ii. Từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20: Tiến bộ khoa học công nghệ là tiền đề cho đại chúng hóa sản phẩm may mặc. Sản xuất với số lƣợng lớn đầu tiên là đồng phục trong quân đội ở Anh vào năm 1666, sau đó là các nƣớc Pháp, Italia, Bỉ, Tây Ban Nha. Và, với phát minh về thƣớc đo đã thúc đấy đo lƣờng chuẩn hóa số đo và phát triển sản xuất mang tính chất đại trà (từ 1820). Sự ra đời của sợi hóa học trong lĩnh vực dệt sợi, và sự ra đời của máy may trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc là những phát minh và cải tiến quan trọng về công nghệ làm thay đổi cả công nghiệp dệt may khi đó.
iii. Thế kỷ 20: Sau Thế kỷ 20, ngành dệt may trở thành ngành công nghiệp sản xuất quy mô lớn. Toàn ngành có những thay đổi đột phá, từ trang phục đƣợc may theo số đo từng ngƣời với chi phí đắt đỏ đến sản xuất phục vụ nhu cầu đại chúng với chi phí thấp, từ kiểu dáng, mẫu mã, chất liệu, màu sắc đến thời gian sử dụng và phát triển sản phẩm mới cũng liên tục đƣợc thay đổi. Công đoạn sản xuất liên tục dịch chuyển về nơi có chi phí sản xuất thấp, từ Bắc Mỹ, Tây Âu sang Nhật Bản rồi sang Hongkong, Đài Loan và Hàn Quốc, tới Trung Quốc, và chuyển dần tới các nƣớc Nam Á và châu Mỹ Latin.
Mảng may tại các công ty may mặc đƣợc đánh giá là thâm dụng lao động. Các công ty may mặc bao gồm các công ty may mặc tại Mỹ và tại Châu Á. Tuy nhiên, từ sau hiệp định NAFTA, các công ty may mặc tại Mỹ đã tiến hành các hợp đồng thuê ngoài với các nhà sản xuất tại Mexico. Các công ty từ các quốc gia châu Á thƣờng tham gia vào chuỗi giá trị ở khâu gia công trong khi công tác nghiên cứu và thiết kế sản phẩm (chiếm giá trị gia tăng cao hơn) thƣờng đƣợc thực hiện tại các quốc gia phát triển nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản.
Hiện tại, Trung Quốc, Bangladesh, Việt Nam, Ấn Độ là các quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc lớn trên thế giới. Thời gian sản xuất tại Trung Quốc và Ấn Độ đều ngắn tƣơng đối so với các quốc gia còn lại. Tiếp theo là Malaysia, Việt Nam, Srilanka, Indonesia với thời gian sản xuất dài
hơn (trung bình là 60 – 90 ngày với vải dệt thoi và 60 – 70 ngày với vải dệt kim). Bangladesh và Campuchia không có lợi thế tƣơng đối về thời gian sản xuất so với các quốc gia còn lại.
2.1.2.3. Đặc điểm của thị trường may mặc Việt Nam
Với quy mô dân số trung bình năm 2020 là 97,6 triệu ngƣời và tăng với tốc độ 1,15%/ năm (Tổng cục Thống kê, 2021), Việt Nam đƣợc coi là thị trƣờng khá tiềm năng đối với các doanh nghiệp may mặc trong nƣớc và quốc tế. Nhu cầu sử dụng hàng may mặc trên thị trƣờng nội địa ƣớc tính gần chín tỷ USD/năm.
Theo khảo sát của Wazir Advisors tính bình quân, mỗi năm ngƣời Việt bỏ ra 42,9 USD để mua sắm quần áo tƣơng đƣơng với 13,9% tổng thu nhập (Ngọc Châu, 2016), và có sự dịch chuyển mạnh mẽ ở 3 phân khúc tiêu dùng. Cách đây khoảng 10 - 15 năm, thị trƣờng trong nƣớc hình thành 3 phân khúc rõ rệt, có dung lƣợng tƣơng đƣơng nhau. Ở phân khúc cao cấp, chiếm khoảng 30% thị phần là sự thống trị của các sản phẩm nhập khẩu thƣơng hiệu Âu - Mỹ nhƣ Keneth Cole, Calvin Klein, Guess, Gucci, Mango hay Nhật Bản (Uniqlo, Zara), Hàn Quốc (Charm‘s, Basic House). 30% tiếp theo là phân khúc trung cấp chủ yếu thuộc các doanh nghiệp có tên tuổi của Vinatex và một số hãng thời trang trẻ đang nỗ lực tạo dựng thƣơng hiệu nhƣ NEM, Seven AM, NinoMaxx, PT2000, Foci, Canifa… 40% còn lại dành cho phân khúc sản phẩm bình dân, phục vụ cho những ngƣời thu nhập thấp, thu nhập trung bình, trong đó có sự cạnh tranh quyết liệt của các cơ sở gia công trong nƣớc với hàng nhập lậu giá rẻ.
Nhìn chung, có thể thấy với mức thu nhập hàng tháng càng cao, ngƣời tiêu dùng càng có xu hƣớng chuyển dịch từ các nhu yếu phẩm thiết yếu sang chi tiêu tùy ý. Đặc biệt, sự dịch chuyển rõ n t nhất là từ nhóm Nhà ở & Tiện ích sang quần áo & giày d p, và các sản phẩm định hình phong cách sống
khác. (Deloitte, 2021) [5]
Sản phẩm định hình phong cách sống là nhóm sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu trải nghiệm khác nhau của ngƣời dân, do đó động cơ mua hàng cũng phản ánh thị hiếu và sở thích đa dạng của ngƣời tiêu dùng Việt Nam. Đối với các sản phẩm quần áo và giày d p, các yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến quyết định mua của ngƣời Việt Nam là thiết kế (21%), giá cả (19%), thƣơng hiệu (15%), độ thoải mái (14%) và tính đa dạng (10%).
Hình 2. 2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định tiêu dùng của ngƣời Việt Nam
Nguồn: Deloitte, 2021
Hiện nay, trong cả nƣớc có khoảng 6000 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành dệt may. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc, các doanh nghiệp ngành may còn tham gia vào chuỗi sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc toàn cầu.
Theo Lê Hồng Thuận (2017), các doanh nghiệp sản xuất hàng may hiện nay chủ yếu theo 4 phƣơng thức chính: CMT, FOB, ODM và OBM.
- CMT (Cut – Make – Trim):
nhất. Thông thƣờng đơn giá gia công CMT là 25% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp CMT chỉ đạt 1 - 3% đơn giá gia công. Khi sản xuất theo phƣơng thức này, bên đặt hàng/ ngƣời mua hàng sẽ cung cấp cho doanh nghiệp nguyên vật liệu, mẫu thiết kế và các yêu cầu cụ thể, doanh nghiệp sản xuất chỉ cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm sản xuất xong sẽ đƣợc ngƣời mua hàng đến thu gom và phân phối.
Hình 2. 3. Phƣơng thức sản xuất hàng may mặc của các doanh nghiệp Việt Nam
Nguồn: Lê Hồng Thuận, 2017
- OEM/FOB (Original Equipment Manufacturing/ Free on Board) OEM là phƣơng thức sản xuất bậc cao hơn so với CMT hay còn gọi là ―mua nguyên liệu, bán thành phẩm‖. Đối với đơn hàng FOB, các doanh nghiệp chịu trách nhiệm nhập khẩu nguyên vật liệu và sản xuất đơn hàng, doanh nghiệp đƣợc hƣởng khoảng 30% giá trị xuất khẩu và lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 3 - 5% doanh thu thuần. Khi sản xuất theo phƣơng thức này, doanh nghiệp sẽ chủ động thêm nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất sản phẩm. Theo đó, có 2 hình thức FOB là FOB cấp 1 (mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp do bên đặt hàng chỉ định) và FOB cấp 2 (doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm tìm nguồn nguyên liệu).
- ODM (Original Design Manufacturing)
ODM là phƣơng thức sản xuất mà các doanh nghiệp chịu trách nhiệm tự thiết kế sản phẩm, nhập khẩu nguyên vật liệu, cắt may, và vận chuyển. Đối
với đơn hàng ODM, các doanh nghiệp đƣợc hƣởng lợi nhuận sau thuế đạt từ 5 - 7% trở lên. OBM (Original Brand Manufacturing) Đây là phƣơng thức sản xuất mà các doanh nghiệp chịu trách nhiệm tự thiết kế sản phẩm mang thƣơng hiệu của chính mình, nhập khẩu nguyên vật liệu, cắt may, và vận chuyển. Đối với đơn hàng ODM, các doanh nghiệp đƣợc hƣởng lợi nhuận sau thuế cao hơn.
Theo Bộ Công thƣơng (2019), với mục tiêu xuất khẩu đạt trên 40 tỷ USD, ngành dệt may Việt Nam cần sự bứt phá chuyển mình để tiến lên một vị thế mới, một vai trò mới trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Theo đó, chuyển từ sản xuất gia công (CMT) sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm (FOB), sản xuất theo thiết kế và thƣơng hiệu riêng (ODM và OBM) với mong muốn mang lại giá trị cao hơn trong chuỗi cung ứng. [1]
Theo Trần Bá Thọ và Nguyễn Hữu Lộc (2020), ngành công nghiệp dệt may đang có nhiều lợi thế phát triển và đóng góp 10% giá trị sản lƣợng công nghiệp toàn quốc, tạo việc làm cho 2,7 triệu lao động chiếm 25% tổng số lao động trong các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ còn nhiều bất cập, yếu k m, chƣa phát triển tƣơng xứng với ngành dệt may, hoạt động sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may quá ít về số lƣợng, k m về chất lƣợng đã kìm hãm sự phát triển của ngành dệt may. [20]