7. Kết cấu đề tài
3.2.3. Kiểm soát chi phí
Kiểm soát chi phí là hoạt động thiết yếu cho bất kỳ công ty nào. Hiểu được các loại chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, chúng ta có thể sử dụng hợp lý chi phí, sau cùng là tăng lợi nhuận cho công ty. Điều này sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu. Do đó, kiểm soát và sử dụng hợp lý các khoản mục chi phí là một trong những biện pháp góp phần tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty.
- Đối với chi phí nhân công:
Công ty cần quan tâm tới việc xây dựng và phát triển đội ngũ lao động. Hiệu quả của Công ty phụ thuộc lớn vào trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động. Muốn vậy, phải tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, kích thích tinh thần sáng tạo và tích cực trong công việc bằng hình thức khuyến khích về vật chất và tinh thần. Tổ chức lao động hợp lý, phải sắp xếp lao động sao cho đúng người đúng việc, không để tình trạng nơi thừa lao động, nơi thiếu lao động. Tập huấn cho cán bộ quản lý về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành an toàn lao động trong tập thể người lao động và trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Công ty cần kiên quyết xử lý, quy rõ trách nhiệm vật chất và hành chính đối với những cá nhân không hoàn thành trách nhiệm quản lý, để xảy ra những vi phạm an toàn lao động. Mặt khác, Công ty cần xây dựng đơn giá tiền lương, thường xuyên kiểm tra định mức lao động, đơn giá tiền lương, đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng thu nhập thực tế có một quan hệ phù hợp. Tuy nhiên, Công ty phải áp dụng các biện pháp kiểm soát để tránh chi quỹ lương
không đúng mục đích. Cụ thể, để tiết kiệm chi tiêu quỹ lương, Công ty cần quản lý quỹ tiền lương trên cơ sở quản lý chặt chẽ cả về số lượng và chất lượng lao động, đơn giá tiền lương gắn liền với kết quả kinh doanh của Công ty. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến hoạt động kinh doanh của Công ty không đạt mục tiêu, vì vậy đòi hỏi Công ty phải cơ cấu lại đội ngũ lao động theo hướng tinh giảm nhân sự thừa để tiết kiệm chi phí như sau:
Dự kiến hàng năm sẽ cắt giảm 02 lao động còn lại 40 người (số lao động trong năm 2019 là 42 người) tương đương giảm 4,76% so với năm 2019. Sau khi tinh giảm tiết kiệm được:
Tổng quỹ lương giảm: 02 x 118,74 = 237,48 (triệu đồng) - Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp:
Trong năm 2019, chi phí quản lý doanh nghiệp còn khá cao (1.981,95 triệu đồng), dự kiến cắt giảm 8% các khoản chi tiền mặt cho tiếp khách, giao dịch hội họp, chi phí văn phòng phẩm, mức thu nhập bình quân của người quản lý (từ 336 triệu đồng xuống còn 254,4 triệu đồng/năm) và Công ty cần xây dựng định mức chi tiêu và quy chế sử dụng hợp lý. Các khoản chi phải có chừng từ hợp lệ, gắn liền với kết quả kinh doanh. Sau khi tinh giảm tiết kiệm được 158,56 triệu đồng. Trong đó:
+ Tiền lương cho 05 cán bộ quản lý (tăng 01 cán bộ so với năm 2019): 04 x 336 – 05 x 254,4 = 72 (triệu đồng)
+ Các khoản khác: 86,56 triệu đồng. - Đối với chi phí lãi vay:
Công ty cũng cần phải chú ý đến chi phí lãi vay. Bất kỳ một công ty nào tiến hành sản xuất kinh doanh cũng cần có vốn. Do đó, phải huy động thêm vốn bằng nhiều cách như vốn vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng,… Vì
vậy, Công ty cần tính toán vay lượng vốn là bao nhiêu để chi phí lãi vay không quá lớn.
Công ty cần tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước theo chính sách trồng rừng gỗ lớn và tái cơ cấu tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/09/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.
Ngoài ra, Công ty cần cố gắng tránh tình trạng không bị chiếm dụng vốn. Khi đó, vòng quay vốn nhanh đủ phục vụ cho sản xuất kinh doanh mà không phải đi vay, không phải gánh chịu chi phí trả lãi.
Giả sử Công ty tiếp cận nguồn vốn theo Quyết định số 38/2016/QĐ- TTg (Chuyển hóa 1.000 ha rừng cây gỗ nhỏ trong tổng diện tích 1.500 ha rừng sản xuất của công ty để trồng rừng gỗ lớn) thì số tiền được hỗ trợ là 8.000 triệu đồng.
Sau khi thực hiện giải pháp kiểm soát chi phí thì tổng chi phí của Công ty sẽ giảm 8.396,04 triệu đồng. Giả sử các chỉ tiêu khác không thay đổi, ta có bảng 3.3 dự kiến hiệu quả kinh doanh mang lại sau khi thực hiện giải pháp kiểm soát chi phí như sau:
Bảng 3.3. Dự kiến hiệu quả kinh doanh mang lại sau khi thực hiện giải pháp kiểm soát chi phí
Chỉ tiêu ĐVT
Trước khi thực hiện giải pháp
Dự kiến sau khi thực hiện các giải
pháp
1. Doanh thu thuần Triệu đồng 17.158,85 17.158,85
2. Tổng chi phí Triệu đồng 15.556,74 7.160,70
3. LNTT Triệu đồng 1.602,09 9.998,14
4. Thuế TNDN phải nộp Triệu đồng 103,67 646,97
Chỉ tiêu ĐVT
Trước khi thực hiện giải pháp
Dự kiến sau khi thực hiện các giải
pháp
6. VCSH bình quân Triệu đồng 47.590,71 47.590,71 7. Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 59.406,29 59.406,29
8. ROE Lần 0,031 0,196
9. ROA Lần 0,025 0,167
10. ROS Lần 0,087 0,545
(Nguồn: Tác giả tự tính)