7. Kết cấu đề tài
3.2.1. Tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng Tài sản
Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh thì Công ty cần xây dựng và thực thi tốt chính sách quản lý và sử dụng tài sản. Việc sử dụng tài sản có hiệu quả sẽ là một đòn bẩy giúp Công ty phát huy được những ưu điểm của mình từ đó đưa ra các biện pháp thích hợp làm tăng khả năng sinh lời của tài sản, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, Công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
- Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu:
Quản lý khoản phải thu là một vấn đề rất quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp của tất cả các doanh nghiệp. Đối với Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn, các khoản phải thu chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn. Việc tăng khoản phải thu kéo theo việc gia tăng các khoản chi phí quản lý nợ, chi phí thu hồi nợ, chi phí trả lãi tiền vay để đáp ứng nhu cầu vốn thiếu do vốn của Công ty bị chiếm dụng. Hơn nữa, tăng khoản phải thu làm tăng rủi ro đối với Công ty dẫn đến tình trạng nợ quá hạn khó đòi hoặc không thu hồi được do khách hàng vỡ nợ, gây mất vốn của
Công ty. Các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty chủ yếu từ khách hàng và các công ty liên kết. Để giải quyết vấn đề này, trước khi ký kết hợp đồng mua bán, Công ty cần đặc biệt quan tâm đến các điều khoản thanh toán, phạt do thanh toán chậm,… để có cơ sở và điều kiện nhanh chóng thu tiền. Đối với các khoản nợ sắp đến kỳ hạn thanh toán, Công ty phải chuẩn bị các chứng từ cần thiết đồng thời thực hiện kịp thời các thủ tục thanh toán, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng.
Khi Công ty áp dụng những biện pháp đã nêu trên để nâng cao hiệu quả sử dụng khoản phải thu, giả định các khoản phải thu năm 2019 của Công ty sẽ giảm xuống 10% và chỉ còn 90%, các chỉ tiêu khác không thay đổi. Ta có bảng 3.1 đánh giá lại các khoản phải thu của Công ty như sau:
Bảng 3.1. Đánh giá lại các khoản phải thu của Công ty sau khi áp dụng các biện pháp
Chỉ tiêu ĐVT Trước khi thực
hiện giải pháp
Chính sách thay đổi dự kiến
Giá trị các khoản phải thu Triệu đồng 4.658,39 4.192,55
Vòng quay KPT Vòng 3,55 3,94
Số ngày vòng quay KPT Ngày 101,42 91,28
(Nguồn: Tác giả tự tính)
Như vậy, khi áp dụng các chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản phải thu, giá trị các khoản phải thu của Công ty đã giảm từ 4.658,39 triệu đồng xuống còn 4.192,55 triệu đồng, tức giảm được 465,84 triệu đồng. Vòng quay các khoản phải thu tăng lên đến 3,94 vòng và số ngày thu tiền bình quân giảm xuống từ 101,42 ngày xuống còn 91,28 ngày. Với kết quả dự kiến đạt được như trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
Hàng tồn kho là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Lượng hàng tồn kho này liên quan đến các chi phí như: chi phí bảo quản, chi phí trả lãi tiền vay,… Hiện nay tại Công ty, hàng tồn kho đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản ngắn hạn và có xu hướng tăng (từ 80,65% năm 2016 lên 89,54% năm 2019), giảm lượng hàng tồn kho sẽ giúp tăng vòng quay tài sản ngắn hạn, nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH nói riêng và hiệu quả sử dụng tổng tài sản nói chung.
Để quản lý chặt chẽ được hàng tồn kho, Công ty nên thực hiện một số biện pháp sau:
Tiến hành và đẩy nhanh tiến độ thanh quyết toán các khoản nợ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Thạnh nhằm thu hồi diện tích đất đã được thế chấp của Công ty, từ đó giảm lượng hàng tồn kho, tăng tốc độ luân chuyển, làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty.
Theo dõi thường xuyên biến động của thị trường vật tư, hàng hóa để đưa ra các dự báo kịp thời về biến động của thị trường. Trên cơ sở đó xác định lượng hàng tồn kho phù hợp cho từng chủng loại nguyên vật liệu nhằm cung ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh, tránh trường hợp bị thiếu hụt hay dư thừa gây lãng phí.
Theo giải pháp trên, giả định hàng tồn kho của Công ty năm 2019 giảm 5%, các chỉ tiêu khác không thay đổi. Ta có bảng 3.2 đánh giá lại hàng tồn kho của Công ty như sau:
Bảng 3.2. Đánh giá lại HTK của Công ty sau khi áp dụng các biện pháp
Chỉ tiêu ĐVT Trước khi thực
hiện giải pháp
Chính sách thay đổi dự kiến
Giá trị hàng tồn kho Triệu đồng 44.452,10 42.229,50
Vòng quay hàng tồn kho Vòng 0,37 0,39
Số ngày vòng quay HTK Ngày 967,79 919,40
Như vậy, khi áp dụng các chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng hàng tồn kho, giá trị hàng tồn kho của Công ty đã giảm từ 44.452,10 triệu đồng xuống còn 42.229,50 triệu đồng, tức giảm được 2.222,6 triệu đồng. Vòng quay hàng tồn kho tăng lên 0,39 vòng và số ngày vòng quay giảm xuống còn 919,40 ngày. Với kết quả dự kiến đạt được như trên sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
- Tăng cường công tác quản lý Tài sản cố định
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của một công ty, nó phản ánh năng lực sản xuất hiện có. Máy móc, thiết bị là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng và năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Giai đoạn 2016 - 2018, khả năng sinh lời tài sản của Công ty đang có chiều hướng tăng (từ 0,055 lên 0,070) nhưng chủ yếu là do tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Tuy nhiên năm 2019, khả năng sinh lời của tài sản giảm mạnh. Vì vậy, Công ty cần có những biện pháp khai thác năng lực sản xuất của tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định thì càng có điều kiện tăng khả năng sinh lời.
Với đặc điểm kinh doanh, Công ty cần trang bị thêm những máy móc thiết bị công nghệ mới hiện đại, vì trình độ trang bị tài sản cố định có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Việc huy động tối đa cả về số lượng và chất lượng của tài sản cố định vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tăng tốc độ sử dụng vốn, tránh được hao mòn vô hình, tăng hiệu quả sử dụng vốn cố định, từ đó làm tăng lợi nhuận của Công ty. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty, ta cần thực hiện một số giải pháp sau:
+ Trước khi tiến hành đầu tư phải phân loại rõ ràng từng nhóm máy móc thiết bị, xác định số máy móc thiết bị sử dụng kém hiệu quả, hư hỏng để có kế hoạch thanh lý. Đồng thời việc mua sắm thêm máy móc thiết bị cũng
phải gắn liền với nhu cầu thực tế sử dụng. Tránh tình trạng đầu tư thừa, không sử dụng gây lãng phí.
+ Thực hiện phân cấp quản lý tài sản cho phân xưởng sản xuất nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong công tác quản lý, chấp hành nội quy, quy chế sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản. Việc phân cấp quản lý tài sản sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên đối với việc quản lý tài sản.
+ Cần phát huy cao việc sử dụng và kiểm tra định kỳ máy móc thiết bị, tránh tình trạng tài sản hư hỏng, không sử dụng được để vào kho phải sửa chữa.
+ Công ty cần chú trọng nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp sử dụng tài sản. Định kỳ phải tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng nhằm đạt công suất theo kế hoạch.