Phân tích hiệu năng sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn lâm nghiệp sông kôn (Trang 37 - 39)

7. Kết cấu đề tài

1.3.3. Phân tích hiệu năng sử dụng tài sản

Để phân tích hiệu năng hoạt động (số vòng quay của các nguồn lực) ta cần phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất hoạt động của từng nguồn lực đầu vào thông qua số vòng quay của các nguồn lực sử dụng.

Chỉ tiêu số vòng quay của các nguồn lực cho biết để thu được một đơn vị đầu ra phải tiêu tốn bao nhiêu đơn vị nguồn lực đầu vào; hay nói cách khác, trong một kỳ hoạt động, nguồn lực đầu vào sử dụng luân chuyển được bao nhiêu lần. Chỉ số này càng lớn, phản ánh số vòng chu chuyển các nguồn lực đầu vào càng cao, hiệu suất hoạt động càng cao và ngược lại.

Chỉ tiêu thời gian một vòng quay của từng nguồn lực cho biết, khoảng thời gian để nguồn lực đầu vào luân chuyển được một vòng là bao lâu. Chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện các nguồn lực đầu vào sử dụng càng có hiệu quả và ngược lại.

Cụ thể, tác giả đã đưa ra các chỉ tiêu tính toán cho từng yếu tố nguồn lực đầu vào sau đây:

1.3.3.1. Phân tích vòng quay tài sản ngắn hạn

Để phân tích được chỉ tiêu này, bước đầu ta phải đi tính được số vòng quay của tài sản ngắn hạn, được tính dựa vào công thức sau [3]:

Số vòng quay của

TSNH =

Doanh thu thuần

(vòng) (1.17) Tổng TSNH bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ tài sản ngắn hạn của đơn vị luân chuyển được mấy vòng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao. Số ngày vòng quay của TSNH = 360 (ngày) (1.18) Số vòng quay của TSNH

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hoạt động của doanh nghiệp, một vòng quay của tài sản ngắn hạn quay trong bao lâu. Thời gian này càng ngắn thì hiệu năng hoạt động càng cao và ngược lại.

1.3.3.2. Phân tích vòng quay hàng tồn kho

Để phân tích được chỉ tiêu này, bước đầu ta phải đi tính được số vòng quay hàng tồn kho (HTK), được tính dựa vào công thức sau [3]:

Số vòng quay HTK = Doanh thu thuần (vòng) (1.19) HTK bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hàng tồn kho của đơn vị luân chuyển được mấy vòng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng hàng tồn kho càng cao. Số ngày vòng quay HTK = 360 (ngày) (1.20) Số vòng quay HTK

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hoạt động của doanh nghiệp, một vòng quay của hàng tồn kho quay trong bao lâu. Thời gian này càng ngắn thì hiệu năng hoạt động càng cao và ngược lại.

1.3.3.3. Phân tích vòng quay các khoản phải thu

Để phân tích được chỉ tiêu này, bước đầu ta phải đi tính được số vòng quay khoản phải thu, được tính dựa vào công thức sau [3]:

Số vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuần

(vòng) (1.21) Các khoản phải thu

bình quân

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ các khoản phải thu của đơn vị luân chuyển được mấy vòng. Chỉ tiêu này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng các khoản phải thu càng cao.

Số ngày vòng quay các khoản phải thu = 360 (ngày) (1.22) Số vòng quay các

khoản phải thu

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hoạt động của doanh nghiệp, một vòng quay các khoản phải thu quay được trong bao lâu. Tuy nhiên, khi số vòng quay các khoản phải thu quá lớn chứng tỏ doanh nghiệp chủ yếu bán hàng thu bằng tiền mặt, hạn chế chính sách cho nợ, điều này sẽ bất lợi cho doanh nghiệp trong điều kiện đối thủ cạnh tranh có chính sách bán hàng chấp nhận nợ rộng rãi hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn lâm nghiệp sông kôn (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)