Biến chứng thần kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường tại thành phố pleiku, tỉnh gia lai năm 2019 2020 (Trang 30)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.2.4 Biến chứng thần kinh

Đau thần kinh là một biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Khi lượng đường trong máu cao sẽ gây nên những tổn thương cho sợi thần kinh khắp cơ thể, thường xuyên đau sẽ gây thiệt hại cho dây thần kinh ở chân và bàn chân. Các triệu chứng có thể kể đến như đau và tê tay chân cho đến các vấn đề với đường tiết niệu, hệ thống tiêu hóa, tim và mạch máu. Ở những trường hợp người bệnh có các triệu chứng đều nhẹ, nên thường chủ quan vì

20

vậy mà, bệnh tiểu đường đau thần kinh có thể bị đau, vô hiệu hóa và thậm chí gây tử vong [10], [31]. .

1.3. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM

1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới

Trong những năm gần đây, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi, các bệnh nhiễm trùng có xu hướng ngày một giảm thì ngược lại các bệnh không lây nhiễm như: tim mạch, tâm thần, ung thư… đặc biệt là bệnh ĐTĐ và các rối loạn chuyển hoá ngày càng tăng [7].

Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe và kinh tế đối với toàn xã hội. Số người mắc ĐTĐ trên toàn thế giới tăng từ 171 triệu năm 2000 lên 194 triệu năm 2003, đã tăng vọt lên 246 triệu năm 2006 và được dự báo tăng lên 380 - 399 triệu vào 2025. Trong đó các nước phát triển tỷ lệ người mắc bệnh tăng 42% và các nước đang phát triển tỷ lệ này là 170%. Trong đó chủ yếu là ĐTĐ type 2 chiếm khoảng 85-95% tổng số người mắc bệnh ĐTĐ[8].

Nghiên cứu của Shaw JE và cộng sự ước tính số người ĐTĐ trên thế giới năm 2010 và 2030. Nghiên cứu thực hiện từ 91 quốc gia để xác định tỷ lệ ĐTĐ cho tất cả 216 quốc gia năm 2010 và 2030 dựa theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới và hội ĐTĐ Mỹ, nhóm tuổi từ 20-79, kết quả cho thấy tỷ lệ ĐTĐ trên toàn thế giới ở người trưởng thành 20-79 là 6,4% (285 triệu người) và tăng lên 7,7% (439 triệu người) năm 2030. Từ năm 2010 và 2030 có 69% người trưởng thành mắc ĐTĐ ở nước đang phát triển và 20% ở nước phát triển [52]

Nghiên cứu của tác giả David R và cộng sự, trong năm 2011, có 366 triệu người ĐTĐ tuổi từ 20-79, dự kiến sẽ tăng đến 552 triệu vào năm 2030. Hầu hết các bệnh nhân ĐTĐ sống ở quốc gia có thu nhập thấp và trung bình [54].

21

1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng theo thời gian và theo mức độ phát triển kinh tế cũng như đô thị hóa.

Nghiên cứu của Phan Sỹ Quốc và cộng sự năm 1991 trên 4912 đối tượng trên 15 tuổi tại quận nội ngoại thành Hà Nội xác định bệnh theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới (WHO năm 1985), kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Hà Nội là 1,2% trong đó nội thành là 1,44%, ngoại thành 0,63%

[38] .

Năm 1993, Mai Thế Trạch và cộng sự điều tra trên 5.416 người từ 15 tuổi trở lên ở thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả tỷ lệ ĐTĐ là 2,52% [43].

Năm 2001, điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ theo chuẩn quốc tế mới với sự giúp đỡ của các chuyên gia hàng đầu của WHO, được tiến hành ở 4 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra này thực sự là tiếng chuông cảnh báo về tình trạng bệnh ĐTĐ nói riêng và bệnh không lây nói chung ở Việt Nam, đó là tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại 4 thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng ở đối tượng lứa tuổi 30-64 tuổi là 4,9%, tỷ lệ đối tượng có yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ là 38,5%, đáng lo ngại là trên 44% số người mắc bệnh ĐTĐ không được phát hiện và không được hướng dẫn điều trị [7].

Năm 2002, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành điều tra toàn quốc về ĐTĐ và yếu tố nguy cơ trên 9.122 người thuộc 90 phường xã, khu vực Tây nguyên là 1833 đối tượng, đồng bằng 2722 đối tượng, thành phố là 2.759 đối tượng, nam chiếm 45%, nữ 55%. Người mắc bệnh ĐTĐ type 2 tăng gần gấp ba lần so với 10 năm trước [3].

Năm 2013, trong kết quả công bố của “Dự án phòng chống ĐTĐQuốc gia” do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện năm 2012 trên 11.000 người tuổi 30-69 tại 6 vùng gồm: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã cho thấy tỷ lệ

22

mắc bệnh ĐTĐ là 5,7% (tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ là 7,2%, thấp nhất là Tây Nguyên 3,8%). Cũng theo nghiên cứu này, những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 cao gấp 4 lần những người dưới 45 tuổi. Người bị huyết áp cao cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác hơn 3 lần. Người có vòng eo lớn nguy cơ mắc cao hơn 2,6 lần. Như vậy, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam 10 năm qua đã tăng gấp đôi. Đây là con số đáng báo động vì trên thế giới, phải trải qua 15 năm tỷ lệ mắc ĐTĐ mới tăng gấp đôi. Trong khi đó, 75,5% số người được hỏi đều có kiến thức rất thấp về bệnh ĐTĐ [2]

Một số nghiên cứu tại các tỉnh cho thấy tỷ lệ mắc bệnh khác nhau, nghiên cứu của Vũ Thị Mùi và Nguyễn Quang Chùy tại Yên Bái là 2,68% [35], nghiên cứu của Tạ Văn Bình và Hoàng Kim Ước tại Cao Bằng là 6,8% [6], nghiên cứu của Vũ Hữu Chiến và cộng sự tại Thái Bình là 8,4% [15], nghiên cứu của Trần Hữu Dàng và Huỳnh Văn Đôm tại thành phố Quy Nhơn là 8,6% [16], nghiên cứu của Nguyễn Bá Trí cùng Cộng sự tại Kon Tum là 3,5% [45].

Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Con số này dự báo tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045. Mặc dù, cả nước hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20-79) mắc bệnh này nhưng có tới 70% người mắc không biết mình bị bệnh. Có 20% người bệnh ĐTĐ bị bệnh thận, gây suy thận, có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Bệnh ĐTĐ đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội. Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân ĐTĐ cao nhất thế giới với tỷ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm.

1.4. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG

Pleiku là thành phố, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh Gia Lai ở vùng Tây Nguyên, Việt Nam với diện tích: 261,99 km2 và dân số: 201.914 người bao gồm 28 dân tộc đang sinh sống; người Kinh chiếm đa

23

số (87,5%), còn lại là các dân tộc khác, chủ yếu là các dân tộc Jrai và Ba Na (12,5%).

Thành phố Pleiku là đô thị phía bắc Tây Nguyên, nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14, quốc lộ 19 nối thông suốt cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh, và trong vùng tam giác tăng trưởng các tỉnh lân cận, cũng như các quốc gia láng giềng như Campuchia, Lào.

Thành phố có 14 phường và 9 xã. Hệ thống giao thông, lưới điện quốc gia, thông tin liên lạc đã thông suốt từ thành phố đến 23 xã, phường.

Hơn ba thập niên qua và đặc biệt là trong 5 năm gần đây (2005 - 2010), thành phố Pleiku có những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, khẳng định vai trò là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của tỉnh Gia Lai và cả khu vực Tam giác phát triển ba nước: Việt Nam - Lào – Campuchia.

Hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân: Ngoài Trung tâm Y tế thành phố được đầu tư trang bị khá hiện đại và mạng lưới trạm y tế, trên địa bàn còn có 14 bệnh viện, bệnh xá của các đơn vị, các ngành với 1.450 giường bệnh, 130 cơ sở khám - chữa bệnh ngoài giờ… [32].

Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai nói riêng cũng không nằm ngoài hiện trạng bệnh và các yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ đang ngày càng có chiều hướng gia tăng, số lượng bệnh nhân mắc bệnh tương đối nhiều, tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học nào để đánh giá tình hình mắc bệnh và các yếu tố nguy cơ liên quan tại địa bàn.

24

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) là 610 bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ típ 2, trong đó có 265 nam và 345 nữ sống tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai đến khám tại Trung tâm y tế thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai.

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020. Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y tế thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CÚU

2.2.1. Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường

- Tỷ lệ giới tính trong số người bệnh đái tháo đường - Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi

- Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm nghề nghiệp - Tỷ lệ mắc bệnh theo dân tộc

- Tỷ lệ mắc bệnh theo địa bàn

2.2.2. Một số biến chứng của đối tượng nghiên cứu

- Biến chứng tăng huyết áp - Biến chứng mắt

- Biến chứng thận - Biến chứng thần kinh

2.2.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường

- Di truyền

- Thời gian mắc bệnh - Chỉ số khối cơ thể (BMI)

25

2.2.4. Đánh giá hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về bệnh đái tháo đường đường

- Hiểu biết về yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường - Hiểu biết về triệu chứng bệnh đái tháo đường

- Hiểu biết về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường - Hiểu biết về các biến chứng bệnh đái tháo đường

- Hiểu biết chế độ ăn uống trong điều trị bệnh đái tháo đường - Hiểu biết về chế độ tập thể lực đối với bệnh đái tháo đường

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả một loạt ca bệnh

2.3.2. Kỹ thuật chọn mẫu

- Chọn mẫu có chủ đích (mẫu sàng lọc), theo phương pháp chọn mẫu toàn bộ, lần lượt chọn đối tượng được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường đến khám tại Trung tâm y tế thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai.

- Sàng lọc ĐTNC căn cứ tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT của Bộ Y Tế ban hành năm 2017, trong nghiên cứu chúng tôi dựa vào 1 trong 2 tiêu chuẩn sau đây[11]:

+ Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dl (hay 7 mmol/l). Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ).

+ Ở bệnh nhân có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết (bao gồm tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ nguyên nhân) hoặc mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dl (hay 11,1 mmol/l).

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu

Tất cả các ĐTNC khi đến khám được khám lâm sàng, cận lâm sàng như làm xét nghiệm máu và phỏng vấn khai thác các yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ theo phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước (phụ lục mẫu phiếu điều tra

26

kèm theo). Các kết quả được ghi vào mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất. Cụ thể tiến hành như sau:

2.3.3.1. Xác định thực trạng mắc bệnh ĐTĐ

Thông qua quan sát và phỏng vấn xác định: Giới tính, tuổi, nghề nghiệp, dân tộc, địa bàn sống của ĐTNC.

* Giới tính: Chúng tôi xác nhận giới tính của mẫu nghiên cứu gồm 02

giá trị: Nam & nữ

* Nhóm tuổi: Tuổi của mẫu nghiên cứu, tính theo năm dương lịch cho

đến thời điểm phỏng vấn. Chúng tôi chia tuổi của ĐTNC thành 04 nhóm: - Nhóm < 40 - Nhóm 40-49

- Nhóm 50-59 - Nhóm ≥ 60

* Nghề nghiệp: là nghề nghiệp mang lại thu nhập chính cho mẫu

nghiên cứu, chúng tôi xác nhận 03 nhóm nghề nghiệp:

- Lao động trí thức (Bao gồm: Công chức, viên chức, học sinh, sinh viên)

- Lao động chân tay (Bao gồm: Công nhân, nông dân, lao động phổ thông)

- Không lao động (Bao gồm: Hưu trí, được bảo trợ)

* Dân tộc: Chúng tôi xác nhận dân tộc của mẫu nghiên cứu gồm 2

giá trị: Dân tộc Kinh và dân tộc khác.

* Địa bàn: Là nơi ĐTNC sinh sống trong khu vực thành phố Pleiku.

Chúng tôi xác nhận 2 giá trị:

- Nội thành (ĐTNC sống tại các phường trong thành phố).

- Ngoại thành (ĐTNC sống tại các xã ngoại thành thuộc thành phố).

2.3.3.2. Một số biến chứng của bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ

* Chẩn đoán biến chứng tăng huyết áp: Căn cứ vào kết quả đo huyết áp và phân loại theo Liên ủy ban quốc gia Hoa Kỳ VI.

27

huyết áp cánh tay, lấy chỉ số huyết áp tâm thu, tâm trương.

+ Đối tượng được nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi đo, ngồi trên ghế, đặt ngửa tay trái trên bàn ngang mức tim, cánh tay để trần. Đặt huyết áp trên bàn, cột thủy ngân thẳng đứng, kiểm tra huyết áp kế, đảm bảo cột thuỷ ngân ở giá trị 0, không bị đứt đoạn, quấn băng hơi đã xả hết khí vào cánh tay trên nếp khuỷu 2cm, thắt vừa băng không để lỏng quá hay chặt quá, không xắn tay áo lên vì sẽ cản trở tuần hoàn máu, khóa van xả hơi lại, rồi bóp bóng thổi hơi vào băng lên mức huyết áp tối đa bình thường của người được đo cộng thêm 30- 40mmHg, đặt ống nghe lên đường đi của động mạch cánh tay, rồi từ từ mở van xả hơi, mắt nhìn vào cột thủy ngân. Huyết áp tối đa là giá trị đo được khi nghe thấy tiếng đập đầu tiên, huyết áp tối thiểu là giá trị đo được khi nghe thấy tiếng đập cuối cùng hoặc khi thay đổi âm sắc nhỏ dần. Sau khi đo xong mở van xả hơi hết cỡ cho xả hết hơi ra ngoài, tháo băng hơi khỏi tay người được đo để đo lại lần 2.

+ Tiêu chuẩn chẩn đoán cao huyết áp theo Liên ủy ban quốc gia Hoa Kỳ VI [9]

Mức độ Huyết áp tâm thu (mmHg) Huyết áp tâm trương (mmHg) Bình thường <130 <85 Bình thường cao 130-139 85-89 Tăng huyết áp: + Giai đoạn 1 (độ 1) + Giai đoạn 2 (độ 2) + Giai đoạn 3 (độ 3) 140-159 160-179 >180 90-99 100-109 ≥110

* Chẩn đoán biến chứng mắt: Chẩn đoán bằng cách khám mắt, đo thị

lực, soi đáy mắt do bác sỹ chuyên khoa mắt thực hiện.

* Chẩn đoán biến chứng thận: Lấy máu tĩnh mạch làm xét nghiệm

28

Khi nồng độ creatinine tăng cao đồng nghĩa với có rối loạn chức năng thận. Vì vậy khi thận bị suy chức năng thì khả năng lọc creatinine bị giảm dẫn tới nồng độ creatinine trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường. Theo Who, tiêu chuẩn chẩn đoán suy thận theo nồng độ creatinine là:

Ở người trưởng thành, nồng độ creatinine bình thường là: + Nam: từ 0,6 đến 1,2 mg/dl (tức là 53 - 106 mmol/l). + Nữ: từ 0,5 đến 1,1 mg/dl (tức là 44 - 97 mmol/l).

Khi chức năng thận bị suy thì khả năng lọc creatinine bị giảm dẫn tới nồng độ creatinine trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường:

+ Nam: >1,2 mg/dl (tức là >106 mmol/l) + Nữ: > 1,1 mg/dl (tức là > 97 mmol/l).

* Chẩn đoán biến chứng thần kinh:

Khám lâm sàng, bệnh nhân có cảm giác đau như điện giật, bỏng, châm chích, như kiến bò, cảm giác nóng, ngứa ran, tê bì, giảm đáp ứng đau hoặc không còn cảm giác đau.

2.3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường

* Di truyền: Phỏng vấn ĐTNC về tiền sử gia đình mắc bệnh ĐTĐ

nhằm xác định có người thân mắc bệnh ĐTĐ (bố, mẹ, anh, em). Chúng tôi xác nhận có 02 giá trị: Có & Không.

* Thời gian mắc bệnh: Phỏng vấn ĐTNC về thời gian mắc bệnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường tại thành phố pleiku, tỉnh gia lai năm 2019 2020 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)