3. Ý nghĩa của đề tài
3.4.3. Hiểu biết về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Với 610 phiếu điều tra, chúng tôi phân tích tỷ lệ ĐTNC biết về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ, kết quả được thể hiện thông qua bảng 3.13:
Bảng 3.13. Tỷ lệ ĐTNC biết về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ
Biết Không biết Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%)
Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l 259 42,46 351 57,54 Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l 520 85,25 90 14,75
Glucose máu thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose
bằng đường uống ≥ 11,1 mmol/l
84 13,77 526 86,23
58
Kết quả bảng 3.13 cho thấy,nhóm ĐTNC biết về tiêu chuẩn chẩn đoán Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l có 259 bệnh nhân, chiếm 42,46%; nhóm ĐTNC biết về tiêu chuẩn chẩn đoán Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l có 520 bệnh nhân, chiếm 85,25%; nhóm ĐTNC biết về tiêu chuẩn chẩn đoán Glucose máu thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose bằng đường uống ≥ 11,1 mmol/l có 84 bệnh nhân, chiếm 13,77%; nhóm ĐTNC biết về tiêu chuẩn chẩn đoán HbA1c ≥ 6,5 % (48 mmol/l) có 52 bệnh nhân, chiếm 8,52%. Chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt sự phân bố bệnh nhân theo nhóm hiểu biết về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ thông qua biểu đồ 3.13:
Biểu đồ 3.13. Tỷ lệ ĐTNC biết về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường
Tỷ lệ ĐTNC biết về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ tập trung ở tiêu chuẩn Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, tỷ lệ ĐTNC biết về 3 tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ còn lại chiếm tỷ lệ thấp, đó là tiêu chuẩn Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l; tiêu chuẩn Glucose máu thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose bằng đường uống ≥ 11,1 mmol/l và tiêu chuẩn HbA1c ≥ 6,5 % (48 mmol/l). Chứng tỏ sự hiểu biết của bệnh nhân về triệu chứng bệnh ĐTĐ là chưa đầy đủ. 42.46 85.25 13.77 8.52 57.54 14.75 86.23 91.48 Glucose máu bất kỳ ≥ 11.1 mmol/l
Glucose máu lúc đói ≥ 7.0 mmol/l Glucose máu làm nghiệm pháp Glucose ≥ 11.1 mmol/l Chỉ số HbA1c ≥ 6,5 % (48 mmol/l)
59
Đặc biệt lưu ý tiêu chuẩn Glucose máu thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose bằng đường uống ≥ 11,1 mmol/l, thử nghiệm này được gọi là thử nghiệm dung nạp Glucose, mặc dù thử nghiệm này hiếm khi được thực hiện vì mất thời giờ và nặng nề nhưng nó vẫn là tiêu chuẩn vàng cho việc chẩn đoán bệnh ĐTĐ. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn HbA1c ≥ 6,5 % (48 mmol/l) cũng hết sức lưu tâm bởi vì Hemoglobin (Hb) là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng cầu của máu, có vai trò vận chuyển oxy trong máu. HbA1c chiếm phần lớn ở người lớn, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của đường trên Hb hồng cầu.Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0,05% trong ngày, và tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vòng 4 tuần lễ. Do đó xét nghiệm HbA1c cho biết tình trạng kiểm soát glucose máu trong 12 tuần gần nhất. Người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn trong một vài ngày đã có thể giảm glucose máu, nhưng HbA1c chỉ giảm khi họ tuân thủ chế độ điều trị trong cả quá trình 12 tuần [44].
Cần tuyên truyền đầy đủ cho người dân nơi đây các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ. Từ đó, giúp người dân có kế hoạch kiểm soát tốt hơn các chỉ số đường huyết giúp phòng ngừa bệnh cũng như cải thiện bệnh ĐTĐ, hạn chế được biến chứng bệnh.
Như vậy, tỷ lệ ĐTNC biết về các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ĐTĐ khác nhau. Tỷ lệ ĐTNC biết tiêu chuẩn Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l chiếm tỷ lệ cao nhất là 85,25%; tiêu chuẩn chẩn đoán Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l chiếm 42,46%; tiêu chuẩn chẩn đoán Glucose máu thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp tăng glucose bằng đường uống ≥ 11,1 mmol/l chiếm 13,77%; tiêu chuẩn chẩn đoán HbA1c ≥ 6,5 % (48 mmol/l) chiếm tỷ lệ thấp nhất là 8,52%.
60