Các nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường tại thành phố pleiku, tỉnh gia lai năm 2019 2020 (Trang 32 - 33)

3. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng theo thời gian và theo mức độ phát triển kinh tế cũng như đô thị hóa.

Nghiên cứu của Phan Sỹ Quốc và cộng sự năm 1991 trên 4912 đối tượng trên 15 tuổi tại quận nội ngoại thành Hà Nội xác định bệnh theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới (WHO năm 1985), kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại Hà Nội là 1,2% trong đó nội thành là 1,44%, ngoại thành 0,63%

[38] .

Năm 1993, Mai Thế Trạch và cộng sự điều tra trên 5.416 người từ 15 tuổi trở lên ở thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả tỷ lệ ĐTĐ là 2,52% [43].

Năm 2001, điều tra dịch tễ học bệnh ĐTĐ theo chuẩn quốc tế mới với sự giúp đỡ của các chuyên gia hàng đầu của WHO, được tiến hành ở 4 thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra này thực sự là tiếng chuông cảnh báo về tình trạng bệnh ĐTĐ nói riêng và bệnh không lây nói chung ở Việt Nam, đó là tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tại 4 thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng ở đối tượng lứa tuổi 30-64 tuổi là 4,9%, tỷ lệ đối tượng có yếu tố nguy cơ bệnh ĐTĐ là 38,5%, đáng lo ngại là trên 44% số người mắc bệnh ĐTĐ không được phát hiện và không được hướng dẫn điều trị [7].

Năm 2002, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tiến hành điều tra toàn quốc về ĐTĐ và yếu tố nguy cơ trên 9.122 người thuộc 90 phường xã, khu vực Tây nguyên là 1833 đối tượng, đồng bằng 2722 đối tượng, thành phố là 2.759 đối tượng, nam chiếm 45%, nữ 55%. Người mắc bệnh ĐTĐ type 2 tăng gần gấp ba lần so với 10 năm trước [3].

Năm 2013, trong kết quả công bố của “Dự án phòng chống ĐTĐQuốc gia” do Bệnh viện Nội tiết Trung ương thực hiện năm 2012 trên 11.000 người tuổi 30-69 tại 6 vùng gồm: Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ đã cho thấy tỷ lệ

22

mắc bệnh ĐTĐ là 5,7% (tỷ lệ mắc cao nhất ở Tây Nam Bộ là 7,2%, thấp nhất là Tây Nguyên 3,8%). Cũng theo nghiên cứu này, những người trên 45 tuổi có nguy cơ mắc ĐTĐ típ 2 cao gấp 4 lần những người dưới 45 tuổi. Người bị huyết áp cao cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác hơn 3 lần. Người có vòng eo lớn nguy cơ mắc cao hơn 2,6 lần. Như vậy, tỷ lệ mắc ĐTĐ ở Việt Nam 10 năm qua đã tăng gấp đôi. Đây là con số đáng báo động vì trên thế giới, phải trải qua 15 năm tỷ lệ mắc ĐTĐ mới tăng gấp đôi. Trong khi đó, 75,5% số người được hỏi đều có kiến thức rất thấp về bệnh ĐTĐ [2]

Một số nghiên cứu tại các tỉnh cho thấy tỷ lệ mắc bệnh khác nhau, nghiên cứu của Vũ Thị Mùi và Nguyễn Quang Chùy tại Yên Bái là 2,68% [35], nghiên cứu của Tạ Văn Bình và Hoàng Kim Ước tại Cao Bằng là 6,8% [6], nghiên cứu của Vũ Hữu Chiến và cộng sự tại Thái Bình là 8,4% [15], nghiên cứu của Trần Hữu Dàng và Huỳnh Văn Đôm tại thành phố Quy Nhơn là 8,6% [16], nghiên cứu của Nguyễn Bá Trí cùng Cộng sự tại Kon Tum là 3,5% [45].

Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Con số này dự báo tăng lên 6,3 triệu vào năm 2045. Mặc dù, cả nước hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20-79) mắc bệnh này nhưng có tới 70% người mắc không biết mình bị bệnh. Có 20% người bệnh ĐTĐ bị bệnh thận, gây suy thận, có thể phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Bệnh ĐTĐ đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội. Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân ĐTĐ cao nhất thế giới với tỷ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường tại thành phố pleiku, tỉnh gia lai năm 2019 2020 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)