Hiểu biết về điều trị bệnh đái tháo đường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường tại thành phố pleiku, tỉnh gia lai năm 2019 2020 (Trang 75 - 98)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.4.7. Hiểu biết về điều trị bệnh đái tháo đường

Với 610 phiếu điều tra, chúng tôi phân tích tỷ lệ ĐTNC biết về điều trị bệnh ĐTĐ, kết quả được thể hiện thông qua bảng 3.17.

Bảng 3.17. Tỷ lệ ĐTNC biết về điều trị bệnh đái tháo đường

Điều trị bệnh ĐTĐ Biết Không biết

Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Thuốc uống 470 77,05 140 22,95

Tiêm insulin 220 36,07 390 63,93

Chế độ ăn 457 74.92 153 25.08

Tập luyện thể lực 410 67.21 200 32.79

Kết quả bảng 3.17 cho thấy, nhóm ĐTNC biết điều trị bằng thuốc uống có 470 bệnh nhân, chiếm 77,05%; nhóm ĐTNC biết điều trị ĐTĐ bằng tiêm insulin có 220 bệnh nhân, chiếm 36,07%; nhóm ĐTNC biết điều trị bằng chế

65

độ ăn có 457 bệnh nhân, chiếm 74,92% và nhóm ĐTNC biết điều trị ĐTĐ bằng tập luyện thể lực có 410 bệnh nhân, chiếm 67,21%. Chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt sự phân bố bệnh nhân theo nhóm hiểu biết về chế độ điều trị bệnh ĐTĐ thông qua biểu đồ 3.17:

Biểu đồ 3.17. Tỷ lệ ĐTNC biết về điều trị bệnh đái tháo đường

Tỷ lệ ĐTNC biết về điều trị bệnh bằng thuốc uống, chế độ ăn và tập luyện thể lực chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, tỷ lệ ĐTNC và người dân nơi đây cần được tuyên truyền đầy đủ về điều trị bệnh ĐTĐ, đặc biệt tuyên truyền rõ việc điều trị ĐTĐ bằng tiêm insulin đối với bệnh nhân dùng thuốc uống không đáp ứng, khi bệnh nhân có thai, khi phẫu thuật hoặc khi bị hôn mê do đường máu tăng quá cao. Từ đó, nâng cao kiến thức của người bệnh nhằm nâng cao ý thức hợp tác và tuân thủ trong điều trị của bệnh nhân đối với chỉ định điều trị của bác sĩ, góp phần đạt hiệu quả cao trong điều trị bệnh ĐTĐ tại địa phương.

Như vậy, tỷ lệ ĐTNC biết về điều trị ĐTĐ là khác nhau. Tỷ lệ ĐTNC biết biết điều trị bệnh bằng thuốc uống chiếm tỷ lệ cao nhất là 77,05%; Tỷ lệ ĐTNC biết biết điều trị bệnh bằng chế độ ăn chiếm 74,92%; tỷ lệ ĐTNC biết điều trị bệnh bằng tập luyện thể lực chiếm 67,21% và tỷ lệ ĐTNC biết về điều trị bệnh bằng tiêm insulin chiếm tỷ lệ thấp nhất là 36,07%.

77.05 36.07 74.92 67.21 22.95 63.93 25.08 32.79

Thuốc uống Tiêm insulin Chế độ ăn Tập luyện thể lực

66

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu một loạt ca bệnh về thực trạng bệnh ĐTĐ tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai năm 2019-2020, với cỡ mẫu nghiên cứu là 610 bệnh nhân được chẩn đoán là mắc bệnh ĐTĐ tuýp 2, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1.1.Thực trạng mắc bệnh đái tháo đường

Tỷ lệ giới tính trong số người bệnh đái tháo đường giữa nam và nữ có sự khác nhau, nữ có tỷ lệ mắc bệnh là 56,56% cao hơn so với nam (43,44%).

Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ tăng dần theo nhóm tuổi trong số người bệnh đái tháo đường. Tuổi trung bình của bệnh nhân là 62,5 ± 11,8 tuổi, bệnh nhân ít tuổi nhất 28 tuổi, bệnh nhân cao tuổi nhất 93 tuổi.

Tỷ lệ mắc bệnh có sự khác nhau ở các nhóm nghề nghiệp trong số người bệnh đái tháo đường, thấp nhất là nhóm lao động trí thức (11,0%) và cao nhất tập trung ở đối tượng cán bộ hưu trí và đối tượng được bảo trợ thuộc nhóm không lao động (66,0%).

Tỷ lệ mắc bệnh giữa dân tộc kinh và các dân tộc khác trong số người bệnh đái tháo đường có sự khác nhau, dân tộc kinh có tỷ lệ mắc bệnh là 97% cao hơn so với các dân tộc khác (3%).

Sự chênh lệch về tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ giữa nội thành và ngoại thành trong số người bệnh đái tháo đường là khá lớn. Nội thành có tỷ lệ mắc bệnh là 94,1% cao hơn ngoại thành (5,9%).

1.2.Một số biến chứng của đối tượng nghiên cứu

Tỷ lệ ĐTNC chưa xuất hiện biến chứng trong số người bệnh đái tháo đường chiếm tỷ lệ rất thấp 5,74%; tỷ lệ ĐTNC đã xuất hiện biến chứng trong

67

số người bệnh đái tháo đường chiếm tỷ lệ cao 94,26%, tập trung vào biến chứng tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất là 48,36%; biến chứng mắt chiếm tỷ lệ 28,4%; biến chứng thận chiếm tỷ lệ 10,0 %; và biến chứng thần kinh chiếm tỷ lệ thấp nhất là 7,5%.

1.3.Một số yếu tố liên quan đến bệnh đái tháo đường

Tỷ lệ mắc bệnh giữa nhóm có tiền sử gia đình và nhóm không có tiền sử gia đình trong số người bệnh đái tháo đường có sự khác nhau, nhóm không có tiền sử gia có tỷ lệ mắc bệnh là 77,87% cao hơn so với nhóm có tiền sử gia đình ( 22,13%).

Tỷ lệ bệnh khác nhau trong số người bệnh đái tháo đường theo nhóm thời gian mắc bệnh, thấp nhất là nhóm có thời gian mắc bệnh dưới 1năm, chiếm tỷ lệ 7,9% và cao nhất là nhóm mắc bệnh từ 1-5 năm, chiếm tỷ lệ 57,4%. Thời gian mắc bệnh trung bình của bệnh nhân là 5,1 ± 2,3 năm.

Bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể (BMI) trung bình là 22,4 ± 2,98; tỷ lệ bệnh có thể trạng thừa cân, béo phì với chỉ số BMI ≥ 23,0 chiếm tỷ lệ cao nhất là 59,34% trong số người bệnh đái tháo đường.

Tỷ lệ bệnh cao trong số người bệnh đái tháo đường có một số thói quen không lành mạnh, cụ thể là nhóm không có thói quen tập thể thao chiếm 59,8% và nhóm không có thói quen kiểm soát bữa ăn uống hàng ngày chiếm 54,1%.

1.4.Hiểu biết của đối tượng nghiên cứu đối với bệnh đái tháo đường Tỷ lệ ĐTNC biết về các yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ khá cao với yếu tố nguy cơ do thói quen ăn uống là 62,30%; yếu tố nguy cơ do thừa cân, béo phì chiếm tỷ lệ thấp nhất là 31,48%.

Tỷ lệ ĐTNC biết về triệu chứng bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ khá cao với triệu chứng sút cân chiếm 81,15% và chiếm tỷ lệ thấp ở triệu chứng khát nước 41,97%.

68

Tỷ lệ ĐTNC biết tiêu chuẩn Glucose máu lúc đói ≥ 7,0 mmol/l chiếm tỷ lệ cao nhất là 85,25% và chiếm tỷ lệ thấp nhất ở nhóm ĐTNC biết về tiêu chuẩn chẩn đoán HbA1c ≥ 6,5 % (48 mmol/l) là 8,52%.

Nhóm ĐTNC biết về biến chứng tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất là 68,85% và chiếm tỷ lệ thấp ở nhóm ĐTNC biết về biến chứng thần kinh là 32,46%.

Tỷ lệ ĐTNC biết hạn chế ăn tinh bột/ đường chiếm tỷ lệ cao nhất 79,84% và chiếm tỷ lệ thấp nhất ở nhóm ĐTNC biết hạn chế ăn dầu, mỡ là 45,25%.

Tỷ lệ ĐTNC biết về chế độ tập luyện phù hợp với người mắc bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ ĐTNC biết về chế độ tập luyện thể lực định kỳ 3- 4 ngày/tuần, 20-30 phút/ ngày là 68,85% và tỷ lệ ĐTNC biết về chế độ tập luyện thể lực hàng ngày, 20-40 phút/ ngày là 62,62%.

Tỷ lệ ĐTNC biết về điều trị bệnh bằng thuốc uống chiếm tỷ lệ cao nhất là 77,05% và chiếm tỷ lệ thấp nhất ở nhóm ĐTNC biết về điều trị bệnh bằng tiêm insulin là 36,07%.

2. Đề nghị

Trên thực tế, thiết kế nghiên cứu của chúng tôi là mô tả một loạt ca bệnh, tất cả thông tin về bệnh cùng các yếu tố liên quan được thu thập cùng một thời điểm vì vậy việc đánh giá thực trạng, các biến chứng, mối tương quan giữa các yếu tố liên quan với bệnh ĐTĐ có phần hạn chế. Qua kết quả nghiên cứu thực trạng mắc bệnh ĐTĐ tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai nêu trên, chúng tôi đề nghị một số nội dung sau:

Tiếp tục có những nghiên cứu sâu và rộng hơn về thực trạng bệnh và các yếu tố liên quan đến bệnh ĐTĐ trên phạm vi toàn tỉnh để đánh giá một cách khách quan, toàn diện về bệnh ĐTĐ và các yếu tố liên quan trên địa bàn toàn tỉnh Gia Lai.

69

Ngoài các biến chứng trên, bệnh nhân ĐTĐ còn gặp rất nhiều biến chứng khác như biến chứng tim mạch, hô hấp, răng lợi, da … Tiếp tục có những nghiên cứu đầy đủ hơn về biến chứng bệnh ĐTĐ, đồng thời mở rộng phạm vi nghiên cứu trên địa bàn toàn tỉnh để đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện về biến chứng bệnh ĐTĐ tại tỉnh Gia Lai.

Các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức cho người dân thành phố Pleiku tỉnh Gia Lai về kiến thức của bệnh ĐTĐ như: Các yếu tố nguy cơ; triệu chứng; tiêu chuẩn chẩn đoán; biến chứng; chế độ ăn; chế độ tập luyện thể dục thể thao; điều trị… nhằm nâng tầm nhận thức của người dân về phòng chống bệnh ĐTĐ, đặc biệt chú trọng đến đối tượng người cao tuổi.

Tăng cường triển khai công tác khám sàng lọc, tầm soát nhằm phát hiện bệnh trong cộng đồng cho đối tượng có yếu tố nguy cơ để sớm phát hiện, sớm điều trị, giảm biến chứng, giảm gánh nặng bệnh tật và chi phí điều trị cho gia đình và xã hội.

Tăng tỷ lệ độ bao phủ chương trình phòng chống bệnh ĐTĐ, đồng thời quản lý, theo dõi sức khỏe cho bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ tại địa bàn nơi đây.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1 Tạ văn Bình (2006), Bệnh ĐTĐ – tăng Glucosse máu, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội.

2 Bệnh viện Nội tiết Trung Ương (2013), Báo cáo Hội nghị tổng kết hoạt động của Dự án phòng chống ĐTĐ quốc gia năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013.

3 Tạ văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh ĐTĐ ở Việt Nam, phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội

4 Tạ văn Bình (2009), khuyến cáo về bệnh ĐTĐ của hội Nội tiết và ĐTĐ Việt Nam, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội.

5 Tạ văn Bình & Nguyễn Huy Cường (2010), Phòng và điều trị ĐTĐ, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội.

6 Tạ văn Bình, Hoàng Kim Ước và cộng sự (2007), kết quả điều tra ĐTĐ và rối loạn đường huyết ở đối tượng có nguy cơ tại Cao Bằng, Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên nghành nội tiết và chuyển hóa lần thứ ba, tr.825- 837.

7 Tạ Văn Bình (2003), Dịch tễ học bệnh ĐTĐ - Các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh ĐTĐ tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

8 Tạ Văn Bình (2008), Điều tra ĐTĐ toàn quốc năm 2008, Viện nội tiết Trung ương Hội nghị khoa học hội dinh dưỡng Việt nam lần thứ 4. 9 Tạ văn Bình (2007), Những nguyên lý nền tảng ĐTĐ – Tăng Glucose

máu, Nhà xuất bản Y Học Hà Nội.

10 Tạ Văn Bình (2017), Biến chứng của bệnh ĐTĐ, tạp chí ĐTĐ số 3, tr.11.

“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ĐTĐ típ 2”, 3319/QĐ-BYT 12 Bộ môn Nội, Trường Đại học Y Hà Nội (2005), "Bệnh đái đường",

Bệnh học Nội khoa sau đại học, tr. 214-229.

13 Bộ Y Tế & Nguyễn Xuân Trường (2015) Giải phẫu sinh lý người, NXB Giáo dục Việt Nam.

14 Bùi Thế Bừng (2004), Nghiên cứu hàm lượng một số thành phần lipid máu và mối liên quan với biến chứng mạn tính thường gặp ở bệnh đái tháo đường týp 2, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

15 Vũ Huy Chiến & Cộng sự (2007), "Một số nhận xét về bệnh ĐTĐ qua khám sàng lọc tại 4 xã thuộc hai huyện nội đồng tỉnh Tháo Bình", Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học-Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hóa, Lần thứ ba,tr. 839-844.

16 Trần Hữu Dàng & Huỳnh Văn Đôm (2007), "Nghiên cứu tình hình ĐTĐ ở người 30 tuổi tở lên tại thành phố Quy Nhơn năm 2005", Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học-Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hóa, Lần thứ ba,tr. 648-660.

17 Trần Hữu Dàng, Trình Vĩnh Tiến (2006), “Ảnh hưởng của thể trọng lên nồng độ axít uric máu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2”, Tạp chí y học thực hành, (548), tr. 406-410.

18 Nguyễn Thị Bích Đào (2009), phân loại ĐTĐ tuýp 2 của hội Nội tiết và ĐTĐ Việt Nam, Nhà xuất bản Y học Hà Nội.

19 Hoàng Thị Đợi, Nguyễn Kim Lương (2007), "Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường týp 2 đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 900-911

bệnh nhân đái tháo đường", Tạp chí Y học thực hành, (616 + 617), tr. 349-357.

21 Võ Bảo Dũng (2008), "Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định", Tạp chí Y học thực hành, (616 + 617), tr. 267-273.

22 Bế Thu Hà (2009), Nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Cạn, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.

23 Trần Văn Hiên, Tạ Văn Bình và cộng sự (2007), "Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 lần đầu được phát hiện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương", Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hoá lần thứ 3, tr. 66-669.

24 Nguyễn Thị Hiền (2012) Giải phẫu sinh lý người, NXB Giáo dục Việt Nam.

25 Nguyễn Văn Hoa & cộng sự (2016), Khảo sát các yếu tố nguy cơ bệnh tiểu đường típ 2 tại Trung tâm y tế huyện Phú Giáo từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2016, Đề tài nghiên cứu khoa học.

26 Phạm Ngọc Hoa & cộng sự, (2016), Tỷ lệ và yếu tố nguy cơ của bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng tại khoa nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa An Giang, Kỷ yếu hội nghị khoa học Bệnh viện An Giang số 10, trang 49-58

27 Trương Thị Huệ (2014), Sinh học phân tử trong y học, Đại học Quy Nhơn

28 Nguyễn Thị Thu Huyền (2013), Nghiên cứu thực trạng mắc bệnh đái tháo đườg típ 2 ở bệnh nhân đến khám tại phòng khám nội tiết bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ sinh học, Đại học

Quy Nhơn.

29 Hà Thị Huyền (2016), Kiến thức, hành vi và nhu cầu chăm sóc y tế của bệnh nhân đái tháo đường típ 2 đang điều trị tại phòng khám nội tổng hợp bệnh Bệnh viện đa khoa Tỉnh Kon Tum tháng 7 năm 2016, Đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Tỉnh Kon Tum.

30 Khăm Pheng Phun Ma Keo, Hoàng Trung Vinh (2006), "Nghiên cứu tỷ lệ yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại một số bệnh viện Viêng Chăn - Lào", Tạp chí Y học thực hành, (548), tr. 173- 178.

31 Lưu Chấn Kha (2016), Bệnh tiểu đường, Nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội.

32 Cục thống kê Gia Lai (2019), Niên giám thống kê, Tổng cục thống kê Gia Lai

33 Phạm Thị Lan (2009), Đánh giá tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 điều trị tại khoa nội tiết Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, Khoá luận tốt nghiệp Bác sỹ đa khoa, Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên.

34 Nguyễn Thu Minh, Vũ Kim Hải, Nguyễn Kim Lương (2003), “Nghiên cứu một số biến chứng mạn tính thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên”, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ II, tr. 73-79.

35 Vũ Thị Mùi & Nguyễn Quang Chùy (2007), "Đánh giá tỉ lệ bệnh ĐTĐ và các yếu tố liên quan ở lứa tuổi 30-64 tại tỉnh Yên Bái năm 2003", Báo cáo toàn văn các đề tài khoa học-Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành Nội tiết và Chuyển hóa, Lần thứ ba,tr. 321- 327.

36 Trần Thừa Nguyên, Trần Hữu Dàng (2006), "Nghiên cứu hội chứng chuyển hoá ở người béo phì với BMI ≥ 23", Tạp chí Y học thực hành, (548), tr. 412-413.

37 Sinh phúc (2004), bệnh tiểu đường, Nhà xuất bản Y Học, tr.8-9.

38 Phan Sỹ Quốc, Lê Huy Liệu (1992), "Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở Hà Nội", Tạp chí nội khoa, Hội Nội khoa Việt Nam, tr.2-4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng bệnh đái tháo đường tại thành phố pleiku, tỉnh gia lai năm 2019 2020 (Trang 75 - 98)